Ở nước ta, lũ hàng năm của các sông ở Miền Đông Nam Bộ có đặc điểm gì?

Ở nước ta, lũ hàng năm của các sông ở Miền Đông Nam Bộ có đặc điểm gì? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Ở nước ta, lũ hàng năm của các sông ở Miền Đông Nam Bộ có đặc điểm gì?

  1. Lớn nhưng thời gian tồn tại ngắn
  2. Tương đối lớn nhưng thời gian kéo dài
  3. Không lớn nhưng thời gian kéo dài
  4. Xuất hiện sớm kết hợp với triều cường

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Không lớn nhưng thời gian kéo dài

1. Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta

- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phần lớn là các sông nhỏ, phân bố rộng khắp cả nước.

- Theo thống kê, nước ta có 2360 con sông dài trên 10 km, trong đó 93% là các sông nhỏ và ngắn.

- Các sông lớn như sông Hồng, Mê Kông chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta tạo nên các đồng bằng châu thổ rất rộng lớn và phì nhiêu.

- Hệ thống sông Kì Cùng - Bằng Giang không chảy theo hai hướng là vòng cung và Tây Bắc - Đông Nam, là con sông của nước ta không đổ ra biển Đông mà đổ vào sông Tây Giang của Trung Quốc

- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt

- Vào mùa lũ, nước sông ngòi dâng cao và chảy mạnh. Lượng nước mùa lũ gấp hai đến ba lần, có nơi đến bốn lần lượng nước mùa cạn và chiếm 70 - 80% lượng nước cả năm.

- Phần lớn sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng; Vòng cung và Tây Bắc – Đông Nam

- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn

- Tổng lượng phù sa trôi theo dòng nước tới trên 200 triệu tấn/năm.

- Sông ngòi vận chuyển tới 839 tỉ m3 nước hàng trăm triệu tấn phù sa.

2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của các dòng sông

Giá trị của sông ngòi

Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt. Nhân dân ta đã khai thác, sử dụng, cải tạo sông ngòi từ lâu đời.
Nền văn minh sông Hồng gắn liền với nghề trồng lúa nước và lịch sử chinh phục dòng sông đã qua mấy nghìn năm. Ngày nay, hàng trăm công trình thủy lợi, thủy điện như Hòa Bình, Trị An, Dầu Tiếng... tiếp tục khai thác mọi nguồn nước và phù sa phục vụ sản xuất và đời sống. Sông Đà có giá trị thủy điện lớn nhất ở nước ta

* Thuận lợi

- Phát triển thuỷ điện.

- Vai trò làm thuỷ lợi. Cung cấp nước sinh hoạt

- Bồi đắp lên đồng bằng màu mỡ để trồng cây lương thực.

- Nuôi và khai thác thuỷ sản.

- Phát triển giao thông thuỷ và du lịch....

* Khó khăn

Gây ngập úng 1 số khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long, lũ quét ở miền núi...

Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm

* Thực trạng

- Nguồn nước đang bị ô nhiễm, nhất là sông ở các thành phố, các khu công nghiệp, các khu tập trung đông dân..

* Nguyên nhân: Do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. Đánh cá bằng thuốc nổ...

* Biện pháp

- Không đốt, chặt phá rừng bừa bãi.

- Không vứt các chất thải chưa được xử lý trực tiếp xuống nguồn nước.

- Phải xử lý nước thải từ các khu công nghiệp và các đô thị lớn.

- Cần phải tích cực, chủ động phòng chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1: (trang 117 SGK Địa lý 8) Vì sao nước ta có rất nhiều sông suối, song phần lớn lại là các sông nhỏ, ngắn và dốc.

– Vì lãnh thổ nước ta hẹp ngang và nằm sát biển.

– Địa hình nước ta có nhiều đồi núi (chiếm 3/4 diện tích), Đồi núi lấn ra sát biển nên dòng chảy ngắn, dốc.

Câu 2: (trang 117 SGK Địa lý 8) Dựa trên hình 33.1 (trang 118 SGK Địa lý 8) em hãy sắp xếp các sông lớn theo hai hướng kể trên.

– Hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Hồng, sông Mã. sông Cả, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền, sông Hậu,…

– Hướng vòng cung: sông Lô, sông Gâm, sông Cầu, sông Thương

Câu 3: (trang 119 SGK Địa lý 8) Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt.

– Xây các hồ chứa nước: thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch (ví dụ: hồ Hòa Bình trên sông Đà).

– Chung sống với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long:

+ Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch.

+ Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng.

+ Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.

Câu 4: (trang 119 SGK Địa lý 8) Em hãy cho biết, lượng phù sa lớn như vậy đã có những tác động như thế nào tới thiên nhiên và đời sống cư dân đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

– Phù sa bồi đắp đồng bằng hằng năm, giúp tăng năng suất cây trồng.

– Phù sa bồi đắp mở rộng đồng bằng về phía biển.

4. Trắc nghiệm

Câu 1: Mạng lưới sông ngòi nước ta có đặc điểm

  1. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt.
  2. Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc, chủ yếu là các sông lớn.
  3. Mạng lưới sông ngòi thưa thớt, phân bố rộng khắp.
  4. Mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp.

Câu 2: Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chủ yếu là

  1. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
  2. Tây Bắc - Đông Nam và Tây - Đông
  3. Vòng cung và Tây - Đông
  4. Tây - Đông và Bắc - Nam

Câu 3: Hệ thống sông không chảy theo hướng vòng cung và hướng Tây Bắc – Đông Nam của là

  1. Sông Kì Cùng - Bằng Giang
  2. Sông Hồng
  3. Sông Mã
  4. Sông Cả

Câu 4: Căn cứ vào Atlat địa lý Việt Nam, cho biết hồ Hòa Bình nằm trên sông nào?

  1. Sông Hồng,
  2. Sông Mã.
  3. Sông Chảy.
  4. Sông Đà.

Câu 5: Sông nào có giá trị thủy điện lớn nhất ở nước ta

  1. Sông Mê Công
  2. Sông Mã
  3. Sông Cả
  4. Sông Đà

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Ở nước ta, lũ hàng năm của các sông ở Miền Đông Nam Bộ có đặc điểm gì? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 151
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm