So sánh gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ

So sánh gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

CÂU HỎI: So sánh gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ

LỜI GIẢI:

- Mùa hạ: gió mùa mùa hạ tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.

- Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.

* Tính chất trái ngược nhau như vậy là do hai loại gió có nguồn gốc hình thành và bề mặt đệm nơi chúng đi qua khác nhau.

- Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, gió này đi qua vùng biển thuộc khu vực xích đạo nên mang theo nguồn nhiệt ẩm dồi dào.

- Gió mùa mùa đông xuất phát từ khu khí áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, gió này di chuyển qua vùng nội địa rộng lớn của Liên Bang Nga và Trung Quốc nên có tính chất khô, lạnh giá.

1. Vị trí và giới hạn của khu vực Đông Nam Á

- Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.

- Nằm hoàn toàn trong đới khí hậu nhiệt đới.

- Đông Nam Á gồm 11 quốc gia, chia làm 2 bộ phận: phần đất liền (bán đảo Trung Ấn) và hải đảo.

- Tiếp giáp với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là cầu nối giữa châu Á và châu Đại Dương, khu vực có nền kinh tế phát triển năng động.

=> Có ý nghĩa quan trọng về mặt tự nhiên và kinh tế.

2. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á

a) Địa hình.

- Phần đất liền:

+ Núi cao hướng Bắc – Nam, Tây Bắc – Đông Nam. Các cao nguyên thấp.

+ Đồng bằng phù sa màu mỡ, các thung lũng sông làm địa hình bị chia cắt mạnh.

- Phần hải đảo:

+ Hệ thống núi hướng vòng cung, Đông – Tây, nhiều núi lửa.

+ Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp.

b) Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa: Gió mùa mùa hạ hướng tây nam, tính chất nóng ẩm, mưa nhiều; gió mùa mùa đông hướng đông bắc, tính chất khô và lạnh.

- Cảnh quan đặc trưng: rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, một số nơi có rừng thưa khô rụng lá (nửa phía tây)

- Sông ngòi:

+ Phần đất liền sông chảy theo hướng bắc – nam, chế độ nước theo mùa mưa, giàu phù sa.

+ Phần hải đảo: sông ngắn, dốc, chế độ nước điều hòa, ít giá trị giao thông, có một phần giá trị thủy điện.

- Phần hải đảo có tài nguyên khoáng sản giàu có.

- Khó khăn: có bão nhiệt đới và động đất, núi lửa (phần hải đảo)

3. Luyện tập

BT1: Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào ở Đông Nam Á?

Bài làm:

- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của khu vực thuộc nước nào ở Đông Nam Á:

+ Điểm cực Bắc lấy tại điểm tận cùng về phía bắc của Mi-an-ma, trên biên giới của nước này với Trung Quốc, vĩ tuyến 28,5° Bắc.

+ Điểm cực Tây lấy tại địa điểm tận cùng phía tây của Mi-an-ma, gần bờ biển vịnh Ben-gan, trên biên giới với Băng-la-đét, kinh tuyến 92° Đông.

+ Điểm cực Nam lấy điểm lui về phía nam của phần tây đảo Ti-mo, thuộc In-đô-nê-xi-a, vĩ tuyến 10,5″ Nam.

+ Điểm cực Đông lấy biên giới của In-đô-nê-xi-a trên đảo I-ri-an (còn có tên Niu Ghi-nê). Đây là đảo lớn thứ nhì trên thế giới (cùng với các đảo ven bờ rộng 413000 Km2) sau đảo Grơn-len, nằm ở phía bắc lục địa Ô-xtrây-li-a, phần tây của đảo thuộc In-đô-nê-xi-a, kéo dài đến kinh tuyến 140″ Đông; phần đông của đảo thuộc nước Pa-pua Niu Ghi-nê.

– Đông Nam Á là “cầu nối” giữa hai đại dương: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương và hai châu lục: châu Á và châu Đại Dương.

BT2: T rình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này.

Bài làm:

Đặc điểm địa hình Đông Nam Á:

+ Bán đảo Trung Ấn: Chủ yếu là núi, cao nguyên, hướng núi Bắc-Nam, Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình bị chia cắt mạnh, đồng bằng châu thổ hẹp ven biển.

+ Quần đảo Mã Lai chủ yếu là núi, hướng Đông – Tây, Đông Bắc – Tây Nam, đồng bằng hẹp ven biển

+ Đồng bằng châu thổ: là vùng trồng lúa nước, nơi tập trung dân cư đông đúc, làng mạc trù phú…

BT3: C ho biết tên các quốc gia có sông Mê K ông chảy qua, cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê K ông thay đổi theo mùa?

Bài làm:

- Các quốc gia có sông Mê Kông chảy qua là:

+ Trung Quốc

+ Mi-an-ma,

+ Thái Lan,

+ Lào,

+ Cam- pu-chia

+ Việt Nam

- Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam và đổ ra biển Đông.

- Chế độ nước của sông Mê Kông thay đổi theo mùa vì phần lớn chiều dài của sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có chế độ mưa theo mùa, mùa mưa nước sông lớn, mùa khô nước sông cạn.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu So sánh gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 336
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm