Đặc trưng nổi bật của đồng bằng duyên hải miền trung nước ta

Chúng tôi xin giới thiệu bài Đặc trưng nổi bật của đồng bằng duyên hải miền trung nước ta được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Đặc điểm nổi bật của dải đồng bằng duyên hải miền Trung là?

  1. Bị chia thành nhiều đồng bằng nhỏ
  2. Đồng bằng châu thổ sông
  3. Có nhiều vùng đất trũng rộng lớn
  4. Có đất phù sa màu mỡ

Đáp án: A

- Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp vì khu vực có lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang (nơi hẹp nhất là 50 km), có các dãy núi chạy hướng Tây - Đông ăn lan ra sát biển chia cắt đại hình thành các mảnh nhỏ, ví dụ: dãy Bạch Mã, Hoành Sơn... Mặt khác, sông ngòi ngắn nhỏ, ít phù sa, thềm lục địa hẹp và sâu nên quá trình bồi tụ phù sa sông diễn ra ít, biển đóng vai trò chính trong quá trình thành tạo.

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

* Địa hình nước ta rất đa dạng.

– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ

+ Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích

+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%

+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.

– Đồng bằng lớn:

+ Đồng bằng sông Hồng

+ Đồng bằng sông Cửu Long

+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực

– Ngoài ra còn các đảo và quần đảo.

– Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy….

2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau

- Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên.

- Địa hình phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau

- Hướng nghiêng của địa hình là hướng Tây Bắc - Đông Nam.

- Địa hình nước ta có 2 hướng chủ yếu:

+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam.

+ Hướng vòng cung.

3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

- Địa hình luôn biến đổi do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.

- Trong môi trường nóng ẩm, đất đá bị phong hoá mạnh mẽ. Lượng mưa lớn và tập trung theo mùa đã nhanh chóng xói mòn, cắt xẻ, xâm thực các khối núi lớn. Hiện tượng nước mưa hoà tan đá vôi tạo nên địa hình cacxtơ nhiệt đới độc đáo.

- Trên bề mặt địa hình thường có rừng cây rậm rạp che phủ. Dưới rừng là lớp đất và vỏ phong hóa dày, vụn bở.

- Các dạng địa hình nhân tạo: công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch, hồ chứa nước,...

4. Trả lời câu hỏi liên quan

Câu 1 (trang 103 SGK Địa lý 8) Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta.

Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

* Địa hình nước ta rất đa dạng.

– Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ

+ Chủ yếu đồi núi thấp chiếm 85% diện tích

+ Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1%

+ Đồi núi tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển đông.

– Đồng bằng lớn:

+ Đồng bằng sông Hồng

+ Đồng bằng sông Cửu Long

+ Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực

– Ngoài ra còn các đảo và quần đảo.

– Núi Bạch Mã, Mũi Nhạy….

Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau

– Địa hình nước ta do giai đoạn Cổ kiến tạo và Tân kiến tạo dựng lên.

+ Cổ kiến tạo: các vùng núi bị ngoại lực bào mòn phá hủy tạo nên những bề mặt san bằng, thấp, thoải.

+ Tân kiến tạo: Địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa.

– Địa hình thấp dần từ nội địa ra biển, cao ở Tây Bắc – thấp dần ở Đông Nam.

– Địa hình nước ta chủ yếu theo 2 hướng Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung, ngoài ra còn có một số hướng khác trong phạm vi hẹp.

Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

– Địa hình nước ta luôn bị biến đổi mạnh mẽ.

– Do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.

– Đã xuất hiện ngày càng nhiều các địa hình nhân tạo (các công trình kiến trúc đô thị, hầm mỏ, giao thông, đê, đập, kênh rạch,.) trên đất nước ta.

Câu 2 (trang 103 SGK Địa lý 8) Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào ?

Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do các nhân tố:

– Hoạt động tân kiến tạo.

– Ngoại lực, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa.

– Hoạt động của con người.

Câu 3 (trang 103 SGK Địa lý 8) Các dạng địa hình sau đây ở nước ta được hình thành như thế nào?

– Địa hình các-xtơ.

– Địa hình cao nguyên badan

– Địa hình đồng bằng phù sa mới

– Địa hình đê sông, đê biển.

– Địa hình các – xtơ:

+ Địa hình này nước ta chiếm khoảng 50000 km2, bằng 1/6 lãnh thổ đất liền. Trong nước mưa có thành phần CO2 khi tác dụng với đá vôi gây ra phản ứng hòa tan đá:

CaCO3 + H2CO3 = Ca(HCO3)2

+ Sự hòa tan đá vôi ở vùng nhiệt đới như nước ta xảy ra rất mãnh liệt. Địa hình cácxtơ nước ta có đỉnh nhọn, sắc sảo (đá tai mèo) với nhiều hang động có những hình thù kì lạ.

– Địa hình cao nguyên badan:

– Các cao nguyên ba dan ở Việt Nam hình thành vào giai đoạn tân sinh do dung nham núi lửa phun trào theo các đứt gãy. Chúng tập trung ở Tây Nguyên và rải rác ở một số nơi như Nghệ An, Quảng Trị, Đông Nam Bộ,…Tổng diện tích ba dan tới hơn 20000 km2

– Địa hình đồng bằng phù sa mới:

Ở Việt Nam, các đồng bằng này nguyên là những vùng sụt lún vào giai đoạn Tân sinh. Sau đó được bồi đắp dần bằng vật liệu trầm tích do sông ngòi bóc mòn từ miền núi đưa tới. Lớp trầm tích phù sa có thể dày 5000-6000m. Tổng diện tích của các đồng bằng khoảng 70000 km2. Trong đó lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long 4000 km2. Các đồng bằng còn đang phát triển, mở rộng ra biển hàng trăm héc ta mỗi năm.

– Địa hình đê sông, đê biển:

+ Đê sông được xây dựng chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, dọc hai bờ sông Hồng sông Thái Bình… để chống lụt. Hệ thống đê dài trên 2700 km đã ngăn đồng bằng thành các vùng trũng nằm thấp hơn mực nước sông vào mùa lũ từ 3 đến 7m.

+ Đê biển được xây dựng dọc ven biển Thái Bình, Nam Định… để ngăn mặn. chống sự xâm nhập của thủy triều…

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đặc trưng nổi bật của đồng bằng duyên hải miền trung nước ta. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 594
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm