Tây bắc đông nam là hướng chính của
Tây bắc đông nam là hướng chính của được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Địa hình Tây bắc
Câu hỏi: Tây bắc – đông nam là hướng chính của
- dãy núi vùng Tây Bắc
- vùng núi Nam Trường Sơn
- dãy núi vùng Đông Bắc
- Câu C và A đúng
Lời giải:
Đáp án đúng: A. dãy núi vùng Tây Bắc
Giải thích:
Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất với hướng chính là Tây Bắc- Đông Nam là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m).
I. Những đặc điểm chính của địa hình vùng núi Tây Bắc
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Địa hình:
Tây Bắc là một vùng gồm chủ yếu là núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình. Dãy núi cao và đồ sộ nhất là dãy Hoàng Liên Sơn với nhiều đỉnh cao trên 2500m, đỉnh núi cao nhất là Fansipan (3143m).
- Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào.
- Ở giữa là các cao nguyên và sơn nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.
- Xen giữa các núi là các thung lũng sông: Sông Đà, sông Mã, sông Chu.
- Các đỉnh núi cao của vùng Tây Bắc là: Phanxipang 3143 mét; PusiLung 3076 mét; Pu Trà 2504 mét; Phu Luông 2445 mét…
Khí hậu:
- Khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của gió mùa. Chế độ gió mùa có sự tương phản rõ rệt: Mùa hè gió mùa Tây Nam nóng khô, mưa nhiều, mùa đông gió mùa Đông Bắc lạnh, khô, ít mưa. Chế độ gió tạo ra thời tiết có phần khắc nghiệt, gây nên khô nóng, hạn hán, sương muối gây trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
Đặc điểm về địa hình đã tạo nên sự phân hóa khí hậu của vùng:
- Sự phân hóa khí hậu theo chiều Đông - Tây: giữa vùng với vùng Đông Bắc mà ranh giới là dãy Hoàng Liên Sơn.
- Tạo nên sự phân hóa khí hậu theo độ cao: điển hình là những khu vực có địa hình núi cao, như: dãy Hoàng Liên Sơn, các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào...
- Ngoài ra còn tạo nên kiểu khí hậu thung lũng núi cao phân bố dọc theo các thung lũng sông Hồng, sông Đà.
Tài nguyên khoáng sản:
Tây Bắc có một số mỏ khá lớn như mỏ quặng đồng – niken (Sơn La), đất hiếm (Lai Châu). Ở Đông Bắc có nhiều mỏ kim loại, đáng kể hơn là mỏ sắt (Yên Bái), thiếc và bôxit (Cao Bằng), Kẽm – chì (Chợ Điền - Bắc Kạn), đồng – vàng (Lào Cai), thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng). Mỗi năm vùng sản xuất khoản 1.000 tấn thiếc.
Tài nguyên nước:
Các sông suối có trữ năng thủy điện khá lớn. Hệ thống sông Hồng (11 triệu kWW) chiếm hơn 1/3 trữ năng thủy điện của cả nước. Riêng sông Đà chiếm gần 6 triệu kWW. Nguồn thủy năng lớn này đã và đang được khai thác. Nhà máy thủy điện Hòa Bình trên sông Đà (1.920 MW). Hiện nay, đang triển khai xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà (2.400 MW). Nhiều nhà máy thủy điện nhỏ đang được xây dựng trên các phụ lưu của các sông. Việc phát triển thủy điện sẽ tạo ra động lực mới cho sự phát triển của vùng, nhất là việc khai thác và chế biến khoáng sản trên cơ sở nguồn điện rẻ và dồi dào. Nhưng với những công trình kỹ thuật lớn như thế, cần chú ý đến những thay đổi không nhỏ của môi trường.
Tài nguyên đất:
- Phần lớn diện tích là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác, ngoài ra còn có đất phù sa cổ (ở trung du). Đất phù sa có ở dọc các thung lũng sông và các cánh đồng ở miền núi như Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên, Trùng Khánh
II. So sánh vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc
Đặc điểm | Vùng núi Đông Bắc | Vùng núi Tây Bắc |
Phạm vi | Tả ngạn sông Hồng (từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh) | Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả |
Hướng núi | Chủ yếu là hướng vòng cung (cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) | Tây Bắc – Đông Nam (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã) |
Độ cao | Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ cao TB 500 – 1000m, chỉ có một số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở thượng nguồn sông Chảy. | Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên 2000m (đỉnh Phanxipang cao nhất Việt Nam) |
Các dạng địa hình | - Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. - Một số núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy. - Giáp biên giới Việt – Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi Hà Giang, Cao Bằng. - Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m - Giữa đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m. - Các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam. | - Có 3 mạch núi chính: + Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn + Phía Tây: núi cao trung bình dãy sông Mã dọc biên giới Việt – Lào. + Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi,... - Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa. - Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng,... - Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu. |
Hình thái | Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng | Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu. |
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Tây bắc đông nam là hướng chính của. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8