Đặc điểm khí hậu châu Á
Đặc điểm khí hậu châu Á được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Bài: Đặc điểm khí hậu châu Á
Câu hỏi: Đặc điểm khí hậu châu Á
Lời giải:
Khí hậu Châu Á chia thành nhiều đới khí hậu:
– Đới khí hậu cực và cận cực: có vị trí nằm trải dài từ cùng cực bắc đến vùng cực
– Đới khí hậu ôn đới: gồm kiểu khí hậu ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa và ôn đới hải dương nằm trong khoảng 40* đến vòng cực Bắc
– Đới khí hậu cận nhiệt: gồm kiểu khí hậu: cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao trải dài từ chí tuyến Bắc đến 40*B.
– Đới khí hậu nhiệt đới: gồm kiểu khí hậu nhiệt đới khô và nhiệt đới gió mùa nằm trong chí tuyến Bắc đến 40*B.
– Đới khí hậu xích đạo
1. Đặc điểm khí hậu vùng Châu Á
Đây là một lãnh thổ khu vực có vị trí trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực bắc đến các vùng xích đạo của trái đất, cho nên khu vực châu á có những đặc điểm khí hậu vô cùng đa dạng, được phân chia làm nhiều đới:
– Đới khí hậu cực và cận cực: có vị trí nằm trải dài từ cùng cực bắc đến vùng cực
– Đới khí hậu ôn đới: gồm kiểu khí hậu ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa và ôn đới hải dương nằm trong khoảng 40* đến vòng cực Bắc
– Đới khí hậu cận nhiệt: gồm kiểu khí hậu: cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao trải dài từ chí tuyến Bắc đến 40oB.
– Đới khí hậu nhiệt đới: gồm kiểu khí hậu nhiệt đới khô và nhiệt đới gió mùa nằm trong chí tuyến Bắc đến 40oB.
– Đới khí hậu xích đạo
Do lãnh thổ rộng và sự xuất hiện của các dãy núi và sơn nguyên cao khiến ảnh hưởng của biển vào nội địa thay đổi nên mỗi đới khí hậu châu Á lại phân thành các kiểu khí hậu khác nhau.
2. Phân loại khí hậu châu Á
+ Khí hậu gió mùa bao gồm các luồng khí gió mùa cận nhiệt và ôn đới nằm ở đông á và gió mùa nhiệt đới ở nam á và đông nam á. Ở khí hậu gió mùa có 2 mùa được chia rõ rệt là mùa hè và mùa đông. Ở mùa hè thì có gió từ đại dương thổi vào lục địa, cho nên khí hậu bị nóng ẩm và mưa nhiều. Khi vào mùa đông thì khí hậu hoàn toàn trái ngược lại, thời thiết khi đó sẽ khô lạnh và mưa ít, có gió từ lục địa thổi ra.
+ Khí hậu lục địa đây là loại khí hậu vô cùng phổ biến ở các vùng nội địa liên bang nga và khu vực tây nam á. Khí hậu lục địa được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè giống khí hậu gió mùa. Khi vào mùa hè thì khí hậu lục địa sẽ có mùa khô và vô cùng nóng, khi đó biên độ nhiệt vào ngày, năm sẽ lớn lên, tại khí hậu lục địa thì hoang mạc và bán hoang mạc vô cùng phổ biến. Nhưng khi nào mùa đông, thì thời tiết sẽ trở lên lạnh và khô, lượng mưa trung bình ở khí hậu lục địa dao động từ 200 đến 500mm, độ ẩm không khí thấp do quá trình bốc hơi rất nhanh và lớn.
Khí hậu châu Á có khó khăn gì?
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu thì khí hậu của châu á vô cùng phức tạp, kèm theo đó là dấu hiệu trái đất đang nóng lên từng ngày, kèm theo hiệu ứng nhà kính nữa thì nói chung, khí hậu châu á bây giờ đang vô cùng nặng nề.
Tiếp đến là rất nhiều thiên tai, bão, lũ lụt và dịch bệnh với tần suất lớn, và sự khai thác quá quy định của con người, không có những biện pháp khắc phục và phòng tránh thì những nguy hiểm đến từ thiên nhiên đang đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Cho nên, mỗi chúng ta cần lên chú ý, hạn chế xả rác, tránh khai thác rừng, biển quá mức quy định, kèm theo đó là đưa ra những biện pháp phòng tránh thiên tai tốt nhất.
3. Các nhân tố hình thành khí hậu
Vị trí địa lý
- Châu Á kéo dài từ Bắc Cực cho đến xích đạo nên lượng bức xạ Mặt Trời phân bố không đều, giảm dần từ Nam lên Bắc. Ở các vĩ độ phía Nam, tổng lượng bức xạ hằng năm cao, thay đổi từ 120-180 kcal/cm², trong đó vùng Tây Nam Á đạt cao nhất, từ 180-220 kcal/cm². Ở các vĩ độ trung bình từ 100-120 kcal/cm², còn các vùng từ vòng cực trở lên phía Bắc thì không quá 80 kcal/cm². Lượng bức xạ phân bố không đồng đều là nguyên nhân chủ yếu làm cho điều kiện nhiệt nói riêng và khí hậu nói chung thay đổi từ Nam lên Bắc.
Hình dạng và kích thước
- Châu Á rộng, với dạng hình khối vĩ đại đã làm cho các vùng nội địa quanh năm chịu ảnh hưởng của khối khí lục địa khô, dễ bị sưởi nóng và hóa lạnh theo mùa. Đó là điều kiện hình thành các trung tâm khí áp. Mặt khác, điều kiện nhiệt và khí áp đó lại tương phản với các đại dương xung quanh theo mùa, làm cho gió mùa phát triển rộng khắp châu lục. Có thể nói châu Á là châu lục duy nhất trên thế giới có đầy đủ các kiểu khí hậu gió mùa: gió mùa xích đạo, gió mùa nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.
Địa hình
Ảnh hưởng của địa hình lên một số điểm
Địa điểm | Nhiệt độ trung bình tháng 1 | Nhiệt độ trung bình tháng 7 |
Bắc Kinh | -1.6 | 26.1 |
Calcutta | 19.5 | 28.9 |
Hà Nội | 16.4 | 28,9 |
Cấu tạo bề mặt lục địa bị chia cắt mạnh có ảnh hưởng đến sự phân bố nhiệt, lượng mưa và sự phân hóa khí hậu rất phức tạp.
Trước hết, các mạch núi hướng Tây-Đông có tác dụng ngăn các khối khí lạnh từ phía Bắc xuống và các khối khí nóng ẩm từ phía Nam lên, do đó các vùng ở phía Nam mạch núi bao giờ cũng ấm hơn các vùng ở phía Bắc mạch núi trên cùng vĩ độ. Ví dụ các vùng Địa Trung Hải, Trung Á, Nội Á tuy nằm trên cùng vĩ độ nhưng Địa Trung Hải nhờ có các dãy núi chắn ở phía Bắc và ảnh hưởng của biển nên mùa đông ấm, trong khi hai vùng sau không có núi chắn nên nhiệt độ trung bình thấp hơn rất nhiều. Tương tự, các vùng Bắc Ấn Độ nằm trên cùng vĩ độ với Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam nhưng ở Bắc Ấn Độ nhờ dãy Himalaya chắn nên nhiệt độ trung bình về mùa đông bao giờ cũng cao hơn hai vùng nói trên.
Ngoài ra, các bồn địa nằm giữa các vùng núi và sơn nguyên cao về mùa đông không khí bị hóa lành mạnh nên có nhiệt độ thấp hơn các vùng xung quanh. Về mùa hạ, không khí trong bồn địa lại bị sưởi nóng nên lại có nhiệt độ cao hơn. Các vùng núi cao ở Thiên Sơn, Tây Tạng, Hindu Kush, Himalaya càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Đến độ cao 3000–4000 m trở lên, nhiệt độ xuống còn 0°C và bắt đầu đới tuyết vĩnh viễn.
Cuối cùng, địa hình còn làm lượng mưa trên châu Á phân bố không đồng đều. Các mạch núi hướng Đông-Tây hoặc Bắc-Nam có tác dụng chắn gió từ đại dương vào sâu trong lục địa. Kết quả là các sườn đón gió mưa nhiều, còn các sườn khuất gió mưa ít. Ví dụ, các vùng thuộc sườn Nam dãy Himalaya có lượng mưa trung bình năm từ 3000–4000 mm trong khi Tây Tạng nằm ở phía Bắc dãy núi thì mưa ít, không quá 300 mm một năm.
Các dòng biển
Các dòng biển cũng có ảnh hưởng quan trọng đến khí hậu các vùng tiếp cận. Trong số các dòng chảy gần bờ, quan trọng nhất là dòng lạnh Kuril-Kamchatka chảy từ phía Bắc xuống làm cho miền duyên hải Đông Bắc Á về mùa đông rất lạnh, mùa hè hơi lạnh, thời tiết âm u và thường có mưa cùng dòng nóng Kuroshio từ phía Nam dọc theo bờ Đông Bắc Philippines và Đông Nam Nhật Bản.
-------------------------------------------
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đặc điểm khí hậu châu Á. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8