Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN

VnDoc xin giới thiệu bài Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN?

Trả lời:

– Lợi thế: có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, cụ thể:

+ Về quan hệ mậu dịch:

- Tốc độ tăng trưởng trong buôn bán với các nước ASEAN đạt khá cao: từ năm 1990 đến năm 2000 tăng trung bình 26,8%/năm.

- Tỉ trọng giá trị hàng hóa buôn bán với các nước này chiếm tới 1/3 (32,4%) tổng buôn bán quốc tế của Việt Nam.

- Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang các nước ASEAN là gạo, với bạn hàng chính là In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a.

- Mặt hàng nhập khẩu chính là nguyên liệu sản xuất như xăng dầu, phân bón, thuốc trừ sâu, hạt nhựa, hàng điện tử.

+ Về hợp tác phát triển kinh tế: Dự án phát triển hành lang Đông – Tây tại lưu vực sông Mê Công tạo điều kiện để khai thác tài nguyên và nhân công tại những vùng còn nhiều khó khăn của một số nước trong khu vực, giúp những vùng này phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo.

- Khó khăn:

+ Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế — xã hội giữa các quốc gia.

+ Sự khác biệt về thể chế chính trị và sự bất đồng về ngôn ngữ

+ Lai căng về văn hóa, dung nhập tệ nạn xã hội;

+ Cạnh tranh với các nước đã có nền kinh tế phát triển hơn,…

1. ASEAN là gì?

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một tổ chức chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines, nhằm biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.

Sau Hội nghị Bali năm 1976, ASEAN xúc tiến chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các nỗ lực đều đi đến bế tắc vào giữa thập niên 1980. Phải đợi đến năm 1991, khi Thái Lan đề xuất thành lập khu vực thương mại tự do, thì Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN mới hình thành. Hàng năm, các nước thành viên đều luân phiên tổ chức các cuộc hội họp chính thức để tăng cường hợp tác. Hiện tại, ASEAN gồm có 10 quốc gia thành viên: Brunei, Campuchia, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Hai quốc gia không phải thành viên của ASEAN là Đông Timor và Papua New Guinea hiện đang giữ vai trò quan sát viên.

2. Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào?

Việt Nam gia nhập Asean vào 28-7-1995. Việt Nam chính thức gia nhập Asean. Đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam cũng như tiến trình, hợp tác, liên kết của cả khu vực.

- Từ năm 1995 – 1999, tích cực thúc đẩy kết nạp các nước Lào, Myanmar, Campuchia vào ASEAN

- Năm 1998, tổ chức thành công hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6

- Từ năm 2000 – 2001, Chủ tịch Ủy ban thường trực ASEAN (ASC)

- Năm 2010, Chủ tịch ASEAN; Tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 17

- Từ năm 2012 – 2015, đảm nhiệm vai trò điều phối viên quan hệ ASEAN với EU

- Năm 2016, tiếp tục tham gia đầy đủ, hoàn thành nghiêm túc các cam kết và đóng góp hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực hợp tác

- Năm 2018, tổ chức thành công Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN)

- Ngày 1/1/2020, đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN

- Tháng 6/2020, tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN 36

3. Thời cơ của Việt Nam khi gia nhập ASEAN

- Trong kinh tế: thu hút vốn và kĩ thuật của các quốc gia tiên tiến trong khu vực, phát triển du lịch dịch vụ.

- Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền văn hóa truyền thống độc đáo,tiếp cận nền giáo dục của các quốc gia tiên tiến.

- Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu, đảm bảo ổn định chính trị của khu vực.

4. Việt Nam gia nhập ASEAN có ý nghĩa gì?

Việt Nam gia nhập Asean mang lại nhiều ý nghĩa to lớn. Trước năm 1979, mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương với Asean là đối đầu, căng thẳng. Thời gian sau đó, vấn đề Campuchia được giải quyết. Ngày 28-7-1995, Việt Nam tham gia và trở thành thành viên thứ 7 của Asean.

Đến sau đó hai năm kết nạp thêm Lào và Mianmar, năm 1999 thêm Campuchia. Việc mở rộng thành viên sẽ giúp Asean đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định cùng phát triển.

Vì thế, việc Việt Nam tham gia Asean đã trở thành mốc mở ra triển vọng cho sự liên kết toàn khu vực Đông Nam Á.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phân tích những lợi thế và khó khăn của Việt Nam khi trở thành thành viên của ASEAN. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 1.368
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm