Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích hướng gió về mùa hạ

Phân tích hướng gió về mùa hạ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Phân tích hướng gió về mùa hạ

Trả lời:

phân tích gió mùa hạ

1. Sự phân hóa đa dạng của khí hậu châu Á

- Khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới khác nhau

Khí hậu châu Á gồm các đới:

+ Đới khí hậu cực và cận cực

+ Đới khí hậu ôn đới

+ Đới khí hậu cận nhiệt

+ Đới khí hậu nhiệt đới

+ Đới khí hậu Xích đạo

- Các đới khí hậu châu Á phân thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau

- Đới khí hậu ôn đới:

+ Kiểu ôn đới lục địa

+ Kiểu ôn đới gió mùa

+ Kiểu ôn đới hải dương

- Đới khí hậu cận nhiệt:

+ Kiểu cận nhiệt địa trung hải

+ Kiểu cận nhiệt gió mùa

+ Kiểu cận nhiệt lục địa

+ Kiểu núi cao

- Đới khí hậu nhiệt đới

+ Kiểu nhiệt đới khô

+ Kiểu nhiệt đới gió mùa

Tóm lại, châu Á có nhiều đới khí hậu khác nhau, trong mỗi đới lại có sự phân thành các kiểu khí hậu

- Nguyên nhân:

+ Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực bắc đến vùng Xích đạo, lãnh thổ rất rộng.

+ Do ảnh hưởng của các dãy núi.

2. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu gió mùa và các kiểu khí hậu lục địa

- Các kiểu khí hậu gió mùa

- Khí hậu gió mùa của châu Á gồm:

+ Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á.

+ Kiểu khí hậu cận nhiệt và ôn đới gió mùa phân bố ở Đông Á.

- Kiểu khí hậu gió mùa: một năm có hai mùa gió, mùa đông có gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể; còn mùa hạ có gió từ đại dương thổi vào có tính chất nóng ẩm và mua nhiều.

- Các kiểu khí hậu lục địa

+ Các kiểu khí hậu lục địa ở châu Á: ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô.

+ Phân bố: các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á.

+ Đặc điểm: mùa đông lạnh và khô, mùa hạ nóng khô; lượng mưa trung bình năm 200-500mm; độ bốc hơi lớn, độ ẩm thấp; hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.

3. Bài tập về khí hậu châu Á

Câu 1:

Dựa vào các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của ba địa điểm, em cho biết:

- Mỗi địa điểm nằm trong kiểu khí hậu nào?

- Nêu đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa của mỗi địa điểm đó

Gợi ý đáp án:

- Ba biểu đồ khí hậu thuộc các kiểu khí hậu sau đây:

+ U–lan Ba–to (Mông cổ): thuộc kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

+ E Ri–át (A–rập Xê–út): thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới khô.

+ Y–an–gun (Mi–an–mar): thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

- Đặc điểm về nhiệt độ và lượng mưa mỗi địa điểm:

+ U–lan Ba–to: nhiệt độ trung bình năm khoảng 10oC, nhiều tháng dưới 0oC. Lượng mưa trung bình năm 220mm. Mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8.

+ E Ru–át: nhiệt độ trung bình trên 20oC. Lượng mưa trung bình năm 82mm. Mưa tập trung và các tháng 1, 2, 3 nhưng rất ít.

+ Y–an-gun: nhiệt độ trung bình năm cao trên 25oC. Lượng mưa trung bình nằm trên 2750mm. Mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Phân tích hướng gió về mùa hạ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm