Nhận định nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

Chúng tôi xin giới thiệu bài Nhận định nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á? được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nhận định nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?

  1. Giáp với nhiều biển và đại dương.
  2. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á, Âu, Phi.
  3. Có đường chí tuyến chạy qua.
  4. Nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới.

Trả lời:

Đáp án: B

Giải thích: Tây Nam Á là khu vực có vị trí địa lí đặc biệt quan trọng, là nơi tiếp giáp của 3 châu lục (Á, Phi và Âu) và giàu có nhất về tài nguyên dầu mỏ, khí đốt; là nơi bất ổn chính trị nhất thế giới hiện nay.

1. Vị trí địa lí

Tây Nam Á nằm ở phía Tây Nam của châu Á, trong khoảng 12oB - 42oB. Tiếp giáp với:

+ Vịnh Pec - xich

+ Biển: Biển Cap-xpi, biển Đen, biển Địa Trung Hải, biển Đỏ, biển A-rap

+ Khu vực: Trung Á, Nam Á

+ Châu lục: châu Phi, châu Âu

→ Nằm ở ngã ba của châu Phi, châu Á, châu Âu → có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

2. Đặc điểm tự nhiên

- Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có 3 miền địa hình:

+ Phía đông bắc và tây nam: hệ thống núi cao và sơn nguyên.

+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà, được bồi đắp bởi phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát.

+ Phía tây nam: sơn nguyên A-rap.

- Khí hậu: khô hạn.

- Cảnh quan thảo nguyên khô hạn, hoang mạc và bán hoang mạc chiếm phần lớn diện tích.

- Sông ngòi kém phát triển.

- Tài nguyên:

+ Trữ lượng dầu mỏ phong phú, phân bố chủ yếu ở các quốc gia A-rập xê-út, Iran, I-rắc, Cô-oét

+ Là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới.

3. Tìm hiểu các đặc điểm dân cư xã hội

- Số dân: 313,3 triệu người (2005), gia tăng dân số tự nhiên, trình độ dân trí thấp.

- Các tôn giáo lớn: Phần lớn cư dân trong khu vực theo đạo Hồi - tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực.

- Nền văn minh, thành tựu: Lưỡng hà, Babylon, Assyria.

+ Lưỡng hà: là thung lũng nằm giữa hai con sông Ti-gro và Ơ-phrat. Nơi đây nổi tiếng với vùng đất phì nhiêu, thuận lợi cho nền sản xuất nông nghiệp như trồng nho, ô-liu,... và nhiều sản vật nông nghiệp khác.

+ Babylon: Đầu thế kỉ XIX trước công nguyên, quốc gia cổ đại babylon được hình thành. Lãnh thổ này nằm trên đường giao lưu quan trọng nối châu Á rộng lớn sang Địa Trung Hải, châu Phi và châu Âu.

~ Về kinh tế: Chủ yếu phát triển nông nghiệp nhờ vào các yếu tố thuận lợi cũng như thành tựu thuỷ lợi.

~ Về thủ công nghiệp: Làm gạch, luyện kim, đồ trang sức, dệt may,...

~ Về xã hội: Bộ luật Hammorabi ra đời (được khắc trên tấm đá bazan cao 2,25 mét) đã phân rã hội thành 3 tầng lớp: dân tự do, tiện dân và nô lệ.

~ Về chính trị: Các vua tự xem mình hiện thân của thần thánh. Chế độ độc đoán, chuyên chế, thần bí được duy trì trong nền văn minh cổ đại babyon.

~ Về nghệ thuật: Hội hoạ gắn chặt với kiến trúc.

~ Về kiến trúc: Vườn treo Babylon (một trong bảy kì quan cổ đại)

- Assyria :

+ Nghệ thuật điêu khắc đặc biệt phát triển dưới thời Assyria. Đặc biệt là nghệ thuật chạm khắc trên đá Bò có cánh mặt người Lamassi hay những linh vật Shedu canh gác trước cổng cung điện nhà vua.

+ Đặc biệt, dưới đế chế Assyria, thiên văn học ngày càng phát triển và được truyền bá rộng rãi. Người Assyria đã biết chế tạo thấu kính và những quan niệm về vũ trụ được các nhà cổ sử khám phá và khẳng định.

- Xã hội:

+ Tình trạng đói nghèo, bệnh tật còn diễn ra phổ biến.

+ Bị chia rẽ bởi nhiều giáo phái khác nhau.

+ Các phần tử khủng bố, cực đoan của tôn giáo, giáo phái đang góp phần gây ra sự mất ổn định trong khu vực.

+ Là cái nôi của nền văn minh nhân loại.

- Nguyên nhân:

+ Do tranh chấp quyền lợi đất đai, tài nguyên, môi trường sống.

+ Do khác biệt tư tưởng, định kiến tôn giáo, dân tộc có nguồn gốc từ lịch sử.

+ Do các thế lực bên ngoài can thiệp nhằm mục đích xấu.

- Hậu quả:

+ Gây mất ổn định ở mỗi quốc gia trong khu vực và làm ảnh hưởng tới các khu vực khác.

+ Đời sống nhân dân bị đe dọa và không được cải thiện, kinh tế bị trì trệ, chậm phát triển.

+ Ảnh hưởng tới giá dầu nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.

+ Gây ra sự bùng nổ nạn người di cư, nhập cư trái phép trên thế giới.

- Giải pháp:

+ Giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo, bệnh tật.

+ Kêu gọi viện trợ tài chính từ nước ngoài và từ các tổ chức viện trợ quốc tế.

+ Kiên quyết và cần có biện pháp chống lại những hành động phá rối, gây mất trật tự, các hoạt động khủng bố trong và ngoài nước.

+ Ổn định tình trạng xã hội và an ninh khu vực.

+ Chọn người thực sự có tài có đức giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống bộ máy nhà nước.

+ Hạn chế lạm phát tiêu cực trong xã hội.

+ Nâng cao trình độ trí thức dân trí.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Nhận định nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á? Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Đánh giá bài viết
1 22
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm