Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ranh giới tự nhiên giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu bài Ranh giới tự nhiên giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Ranh giới tự nhiên giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ là

  1. dãy núi Hoành Sơn.
  2. dãy núi Bạch Mã.
  3. sông Bến Hải.
  4. sông Gianh.

Lời giải:

=> Đáp án B . dãy núi Bạch Mã

A. Bắc Trung Bộ

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, Từ dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã, diện tích 51513 km2, bao gồm 6 tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)

- Nằm giữa hai vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và miền Trung, phía Tây giáp Lào, phía Đông hướng ra biển Đông. Vị trí của vùng giống như cầu nối giữa Bắc và Nam của đất nước, giữa Lào với biển Đông .

- Nằm trên trục giao thông xuyên Việt (quốc lộ 1A và đường sắt Thống Nhất ) có nhiều tuyến đường ngang Đông – Tây từ cảng biển đến nước bạn Lào như đường số 7, số 8, số 9 .

→Vị trí thuận lợi cho việc giao lưu giữa các địa phương trong nước và quốc tế, trước hết là với thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào .

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Đặc điểm:

Thiên nhiên có sự phân hóa giữa phía bắc và phía nam Hoành Sơn, từ tây sang đông:

- Phân hóa bắc – nam:

+ Phía Bắc: là dải Trường Sơn Bắc có tài nguyên rừng và khoáng sản khá giàu có

+ Phía Nam: là dải Trường Sơn Nam với diện tích rừng ít hơn, khoáng sản nghèo nàn.

- Phân hóa tây - đông: từ tây sang đông tỉnh nào cũng có núi, gò đồi, đồng bằng, biển à mỗi dạng địa hình mang lại những thế mạnh kinh tế khác nhau cho vùng.

* Thuận lợi:

- Rừng và khoáng sản phong phú và phát triển lâm nghiệp và khai thác khoáng sản.

- Địa hình nhiều gò đồi là điều kiện cho phát triển mô – hình nông lâm kết hợp, chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).

- Tài nguyên biển đa dạng với nhiều bãi tôm, cá, các đảo nhỏ, đầm, phá, cửa sông ven biển và thuận lợi cho nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản nước lợ.

- Vùng có nhiều tài nguyên du lịch thiên nhiên như các hang động, bãi tắm đẹp, các vườn quốc gia… (Động Phong Nha – Kẻ Bàng, động Thiên đường).

* Khó khăn:

- Khí hậu: thiên tai bão lũ thường xảy ra, gió phơn khô nóng gây hạn hán hàng năm và gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư.

- Nạn cát bay, cát chảy ven biển.

- Sông ngòi: phần lớn ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

* Đặc điểm

- Là địa bàn cư trú của 25 dân tộc. Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt từ đông sang tây.

- Mật độ dân số thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp,

- Tỉ lệ hộ nghèo hơn cả nước: đời sống dân cư vùng cao, biên giới và hải đảo còn nhiều khó khăn

- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng. Cố đô Huế, Nhã nhạc Cung đình Huế là những di sản văn hóa thế giới đã được UNESCO công nhận.

B. Duyên hải nam trung bộ

1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

- Diện tích: 44.255 km2.

- Dân số: 8,4 triệu người (năm 2002)

- Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.

- Phía bắc giáp Bắc Trung bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp biển.

- Có nhiều đảo, quần đảo lớn nhỏ, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

=> Ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phòng:

+ Vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc - Nam, nối Tây Nguyên với các cảng biển phía Đông -> thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa.

+ Các đảo và quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

* Đặc điểm

- Địa hình: Các tỉnh đều có địa hình núi, gò ở phía Tây, đồng bằng hẹp ở phía Đông bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang sát biển, bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng vịnh.

- Khí hậu:

+ Nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Số giờ nắng nhiều.

- Tài nguyên đất:

+ Đất nông nghiệp ở đồng bằng thích hợp để trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Đất ở đồi núi phát triển rừng, chăn nuôi gia súc lớn.

- Tài nguyên biển: Vùng biển có tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển

- Tài nguyên rừng: Rừng có nhiều gỗ, quế, trầm hương, kì nam, sâm quy…

- Tài nguyên khoáng sản: cát thủy tinh, vàng, titan phát triển công nghiệp khai khoáng

Lược đồ tự nhiên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

* Khó khăn:

- Hạn hán kéo dài.

- Thiên tai thường xảy ra.

- Hiện tượng sa mạc hóa ở cực Nam Trung Bộ.

3. Đặc điểm dân cư, xã hội

- Phân bố dân cư không đều, có sự khác biệt giữa miền núi phía Tây và dải đồng bằng ven biển phía Đông.

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm và thiên tai.

+ Nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn (Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,…)

- Khó khăn: Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.

+ Duyên hải Nam Trung Bộ là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với Biển Đông.

+ Vùng có nhiều thế mạnh về du lịch và kinh tế biển.

+ Người dân có đức tính cần cù, kiên cường và nhiều kinh nghiệm phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, đời sống các dân tộc cư trú ở vùng núi phía tây còn gặp nhiều khó khăn.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Ranh giới tự nhiên giữa vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm