Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á

Chúng tôi xin giới thiệu bài Đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Nêu đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á

Lời giải:

* Đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á:

- Châu Á có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ và nhiều đồng bằng rộng bậc nhất thế giới.

- Các dãy núi chạy theo hai hướng chính : đông - tây hoặc gần đông - tây và bắc - nam hoặc gần bắc - nam làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.

- Các núi và sơn nguyên cao tập trung chủ yếu ở vùng trung tâm. Trên các núi cao có băng hà bao phủ quanh năm.

* Khoáng sản:

Châu Á có nguồn khoáng sản rất phong phú và có trữ lượng lớn. Các khoáng sản quan trọng nhất la dầu mỏ, khí đốt, than, sát, crôm và một số kim loại màu như đóng, thiếc,... Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo. Trên lãnh thổ có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao, đồ sộ chạy theo hai hướng chính và nhiều đồng bằng rộng nằm xen kẽ với nhau làm cho địa hình bị chia cắt phức tạp. Châu Á có nguồn khoáng sản phong phú, quan trọng nhất là : dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crôm và nhiều kim loại màu.

1. Vị trí địa lí và kích thước của châu Á.

- Là một bộ phận của lục địa Á - Âu.

- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới: diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, (44,4 triệu km2 kể cả các đảo).

- Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn.

+ Phía Bắc: giáp Bắc Băng Dương

+ Phía Nam: giáp Ấn Độ Dương.

+ Phía Đông: giáp Thái Bình Dương.

+ Phía Tây: giáp châu Âu, châu Phi, biển Địa Trung Hải.

Bốn điểm cực đất liền lớn châu Á là điểm cực đông là mũi Dezhnev ở eo biển Bering (66°4′45″B, 169°39′7″T), điểm cực nam là mũi Tanjung Piai ở eo biển Malacca (1°16′B, 103°31′Đ), điểm cực tây là mũi Baba ở biển Aegea (39°27′B, 26°3′Đ), điểm cực bắc là mũi Chelyuskin ở eo biển Vilkitsky (77°44′B, 104°15′Đ).

Hang lớn nhất là Hang Sơn Đoòng (đồng thời cũng là hang động tự nhiên lớn nhất thế giới), Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Everest (cao nhất thế giới), điểm thấp nhất là sụt lún Biển Chết (thấp nhất thế giới), cao nguyên cao nhất là cao nguyên Thanh Tạng (cao nhất thế giới), dòng sông dài nhất là Trường Giang (dài thứ ba thế giới), hồ lớn nhất là Biển Caspi (lớn nhất thế giới), hồ sâu nhất là hồ Baikal (sâu nhất thế giới), sa mạc lớn nhất là sa mạc Arabi (lớn thứ năm thế giới).

2. Khí hậu và thiên nhiên

*Khí hậu:

Khu vực châu Á có những đặc điểm khí hậu vô cùng đa dạng, được phân chia làm nhiều đới:

– Đới khí hậu cực và cận cực: có vị trí nằm trải dài từ cùng cực bắc đến vừng cực

– Đới khí hậu ôn đới: gồm kiểu khí hậu ôn đới gió mùa, ôn đới lục địa và ôn đới hải dương nằm trong khoảng 40o đến vòng cực Bắc

– Đới khí hậu cận nhiệt: gồm kiểu khí hậu: cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt lục địa, cận nhiệt núi cao trải dài từ chí tuyến Bắc đến 40oB.

– Đới khí hậu nhiệt đới: gồm kiểu khí hậu nhiệt đới khô và nhiệt đới gió mùa nằm trong chí tuyến Bắc đến 40oB.

– Đới khí hậu xích đạo.

*Sông ngòi

- Mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công ...), nhưng phân bố không đều.

- Sông ngòi châu Á có chế độ nước khá phức tạp,

+ Khu vực Bắc Á: mạng lưới sông dày đặc chảy theo hướng từ nam lên bắc, đóng băng vào mùa đông, mùa xuân có lũ do băng tan.

+ Khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á: mạng lưới dày có nhiều sông lớn, lượng nước lớn vào mùa mưa.

+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.

*Cảnh quan:

+ Rừng lá kim ở Bắc Á (Xi-bia) nơi có khí hậu ôn đới.

+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á, rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á và Nam Á. Trong rừng có nhiều gỗ tốt, nhiều loại động vật quý hiếm.

3. Kinh tế châu Á

- Sau chiến tranh thế giới lần II nền kinh tế các nước Châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, biểu hiện: xuất hiện cường quốc kinh tế Nhật Bản và một số nước công nghiệp mới (NIC).

- Trong nửa cuối thế kỉ XX, kinh tế châu Á có nhiều chuyển biến.

- Trình độ phát triển giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ rất khác nhau:

+ Nhật Bản là nước phát triển cao nhất, có nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.

+ Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao: Sin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan,..

+ Một số nước có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Ma-lai-xi-a,…

- Ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ,… còn chiếm tỉ lệ cao.

- Các nước châu Á có quá trình phát triển sớm, song do chế độ phong kiến và thực dân kìm hãm, nền kinh tế rơi vào tình trạng chậm phát triển kéo dài.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế các nước châu Á có nhiều chuyển biến mạnh mẽ, song sự phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ không đều.

-------------------------------------------

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Đặc điểm địa hình và khoáng sản châu Á. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Lý thuyết Địa lý lớp 8, Giải bài tập Địa lí 8, Giải tập bản đồ Địa lí 8, Giải Vở BT Địa Lí 8, Tài liệu học tập lớp 8

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Địa lý lớp 8

    Xem thêm