100 đề ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 8 cấu trúc mới năm 2024 - 2025
Bộ đề ôn thi hsg Văn 8 cấu trúc mới
100 đề ôn thi học sinh giỏi Ngữ văn 8 cấu trúc mới năm 2024 - 2025 tổng hợp các đề thi hay, giúp các em học sinh chuẩn bị ôn luyện và bổ trợ kiến thức cho kỳ thi học sinh giỏi sắp tới cũng như phát huy tư duy, năng khiếu về môn Ngữ văn. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô giáo ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi của mình. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.
BỘ ĐỀ ÔN THEO THỂ LOẠI CẤU TRÚC MỚI NHẤT VĂN 8
(Ngữ liệu ngoài SGK - 346 trang)
MỤC LỤC
STT | THỂ LOẠI | NỘI DUNG | TRANG |
1 | A. TRUYỆN LỊCH SỬ B. TRUYỆN NGẮN
| 7 ĐỀ 16 ĐỀ | 1-27 |
28-80 | |||
2 |
THƠ, THƠ 6 CHỮ, 7 CHỮ | 12 ĐỀ | 81 |
122 | |||
3 | THƠ ĐƯỜNG LUẬT A. THƠ THẤT NGÔN BÁT CÚ ĐƯỜNG LUẬT. B. THƠ THẤT NGÔN TỨ TUYỆT | 14 ĐỀ
10 ĐỀ | 123 -168 |
169-199 | |||
4 | VĂN BẢN NGHỊ LUẬN | 18 ĐỀ | 200 |
265 | |||
5 | VĂN BẢN THÔNG TIN | 10 ĐỀ | 266 |
298 | |||
6 | TRUYỆN CƯỜI - HÀI KỊCH | 8 ĐỀ | 299-328 |
7 | CA DAO TRÀO PHÚNG | 5 ĐỀ | 329-346 |
8 | TỔNG | 100 ĐỀ | 346 |
I. TRUYỆN LỊCH SỬ - TRUYỆN NGẮN
1. TRUYỆN LỊCH SỬ
I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm)
ĐỀ 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
[…] Chàng còn đương hoang mang, thì thấy trong cửa Dương Minh đi ra một người vào trạc hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi, chít khăn vàng, mặc áo bào vàng chẽn, đeo kiếm dài, mặt trái xoan, điểm những đường vân tía, trông hao hao nét mặt Khổng Phu Tử, thần khí quang thái, dáng trông uy nghiêm tôn kính, nhưng đạo mạo rất nhân từ. Ấy là vua Thiệu Bảo.
Thấy Chiêu Thành vương, vua tươi cười, chàng bước lại phủ phục xuống bên đường, hô vạn tuế. Vua tiến lại, nâng dậy cất lời sang sảng phán:
- Xin hoàng thúc bình thân.
Vua ép chàng cùng đi song hàng và nói tiếp:
- Trẫm muốn nhờ hoàng thúc một việc, không ngờ lại gặp hoàng thúc ở đây, may lắm. Hoàng thúc không cần lên Bắc vội. - Hạ thần xin chờ lệnh thánh.
- Hoàng thúc chắc chưa biết rõ. Quân ta thua to quá, Chi Lăng đã mất, Thoát Hoan đánh xuống thế như chẻ tre, quân sĩ lại hung ác giết hại nhân dân rất nhiều. Quốc công kéo đại binh về Vạn kiếp, quân tướng tan vỡ. Trẫm lấy làm lo lắm, nay trẫm muốn về Vạn Kiếp hỏi chuyện Quốc công, nhưng không muốn bày vẽ nghi 11 thượng, trẫm tính đi chiếc thuyền con nhanh và tiện hơn, muốn mong hoàng thúc cùng đi…
- Hạ thần xin tuân thánh chỉ. Vương lúc ấy rất thẹn với mình, chàng cảm thấy như mình mang tội lớn với nhà vua, với xã tắc, với cả triều đình. Trong các vương hầu, chàng là người ra trận sau hơn cả, chùng chình mãi đến khi cất quân đi còn ham bề son phấn. Vương coi chính như mình đã mang một trách nhiệm lớn trong sự thất bại của quan quân. Vì thế Vương ngượng nghịu, tuy vua Thiệu Bảo rất ôn tồn không nói gì và cũng không biết gì về chuyện đêm qua. Vua vui vẻ và thân mật bảo chàng:
- Vậy hai chú cháu ta cùng đi ngay.
- Tâu quan gia, hạ thần xin tuân mệnh, chỉ xin quan gia cho hạ thần báo tin trước cho quân bản bộ kẻo họ nóng ruột vì họ đang sốt sắng ra trận.
- Hoàng thúc thực là chu đáo. Vậy hoàng thúc về ngay đây nhé, trẫm cũng còn phải bẩm mệnh Thượng hoàng. Vương mượn một con ngựa phóng ra ngoài thành Long Phượng. Xa xa, cánh đồng đã hiện rõ lá cờ “Tinh Cương”. Chàng tiến lại, Trần Quỹ và đoàn gia tướng ra đón, hai nghìn tráng sĩ thấy chủ về ai nấy đều hớn hở bảo nhau sửa soạn lên đường. Họ bị “giam cầm” nay mới được gia trận, người nào cũng mong chóng được lên Bắc, giao chiến cùng rợ Mông để tỏ chí bình sinh và báo ơn chủ tướng. Trần Quỹ trạc năm mươi tuổi, tóc bạc râu thưa, trông tráng kiện và có vẻ hiền lành cẩn thận. Vương cùng Trần Quỹ và các gia tướng đi thăm đội ngũ, thấy quân ngăn nắp tề chỉnh, quay lại khen Trần Quỹ và bảo mọi người:
- Ta phải đi lo một việc khẩn cấp không tiện nói ra đây. Các ngươi mong muốn lên đường, ta biết, nhưng đành vậy, hãy nấn ná chờ ta vài bữa. Ta đi, công việc lớn nhỏ ở nhà giao cả cho Quỹ, các ngươi nên nghe lời Quỹ cũng như nghe lời ta. Đừng có sao nhãng nghề binh, chểnh mảng đội ngũ. Các ngươi chưa ra trận cũng như ra trận rồi, ở nhà mà luyện tập thân thể cho thêm cứng rắn, võ nghệ cho thêm tinh thông, ấy cũng là đánh giặc đấy. Chàng chào mọi người rồi bước ra. Họ có ý thất vọng và dường như ghen cùng chủ, nhưng sau khi hiểu họ không oán chàng nữa, cho rằng việc chàng phải đi đây chắc còn quan trọng gấp mười việc ra trận. Họ cũng thừa hiểu chính vương cũng sốt ruột lắm, không khi nào chàng lại có ý hoãn việc tiến binh [...].
(Trích An Tư - Phần 1, Chương 2, Nguyễn Huy Tưởng, NXB Thanh niên)
Câu 1. Xác định thể loại của đoạn trích trên?
A. Truyện ngắn
B. Tiểu thuyết
C. Truyện lịch sử
D. Hồi kí
Câu 2. Các từ ngữ: hoàng thúc, thánh chỉ, lệnh thánh, tiến binh, tráng sĩ…là ngôn ngữ đặc trưng cho thể loại truyện gì?
A. Truyện ngụ ngôn B. Truyện lịch sử
C. Truyện khoa học viễn tưởng. D. Truyện đồng thoại
Câu 3. Kẻ thù nào được nhắc đến trong đoạn trích trên?
A. Giặc phương Bắc B. Giặc Mông
C. Giặc trong nước D. Giặc Nguyên
Câu 4. Vua Thiệu Bảo muốn Chiêu Thành vương thực hiện nhiệm vụ gì?
A. Đưa quân ra trận đánh giặc 12
B. Chiêu mộ binh lính, tập luyện để đánh giặc
C. Đánh cờ cùng vua. Tài liệu của Nhung tây
D. Muốn Chiêu Thành vương đưa vua về Vạn Kiếp hỏi chuyện Quốc công vì giặc giã tấn công quá mạnh.
Câu 5. Chiêu Thành vương có bao nhiêu tráng sĩ trong tay?
A. Một ngàn tráng sĩ B. Hai ngàn tráng sĩ
C. Ba ngàn tráng sĩ D. Bốn ngàn tráng sĩ
Câu 6. Vì sao vua Thiệu Bảo muốn về Vạn Kiếp hỏi chuyện Quốc công?
A. Về để báo kết quả đánh giặc thắng lợi.
B. Vì “Quân ta thua to quá, Chi Lăng đã mất… Quốc công kéo đại binh về Vạn kiếp, quân tướng tan vỡ”.
C. Vì Vạn Kiếp là nơi có nhiều tráng sĩ giỏi.
D. Cả A, B đều đúng
Câu 7. Vì sao các tráng sĩ lại “có ý thất vọng và dường như ghen cùng chủ” khi biết chưa được ra trận đánh giặc?
A. Vì họ muốn “mong chóng được lên Bắc, giao chiến cùng rợ Mông để tỏ chí bình sinh và báo ơn chủ tướng”.
B. Vì họ không được đi cùng chủ tướng.
C. Vì họ không giỏi bằng chủ tướng
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 8. Lời dặn dò: Ta đi, công việc lớn nhỏ ở nhà giao cả cho Quỹ, các ngươi nên nghe lời Quỹ cũng như nghe lời ta, chứng tỏ:
A. Chiêu Thành vương muốn quân lính chấp hành mệnh lệnh.
B. Chiêu Thành vương rất tin tưởng về năng lực lãnh đạo quân sĩ của Quỹ.
C. Chiêu Thành vương đã hết cách.
D. Cả A, B, C đều đúngTài liệu của Nhung tây
Câu 9. Lời căn dặn của Chiêu Thành vương khi cùng Trần Quỹ và các gia tướng đi thăm đội ngũ: “Đừng có sao nhãng nghề binh, chểnh mảng đội ngũ. Các ngươi chưa ra trận cũng như ra trận rồi, ở nhà mà luyện tập thân thể cho thêm cứng rắn, võ nghệ cho thêm tinh thông, ấy cũng là đánh giặc đấy” giúp em cảm nhận được điều gì về nhân vật này?
Câu 10. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ xưa và nay đối với non sông đất nước.
II. VIẾT (4,0 điểm)
Kể lại một chuyến đi của em với người bạn thân hoặc người bạn em mới quen.
GỢI Ý TRẢ LỜI
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I |
| ĐỌC HIỂU | 6,0 |
1 | C | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | D | 0,5 | |
5 | B | 0,5 | |
6 | B | 0,5 | |
7 | A | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 | - Là một vị chủ tướng rất gần gũi, thấu hiểu tâm lí quân sĩ: nôn nóng, sốt ruột muốn được tham gia đánh trận. - Là vị chủ tướng đày trách nhiệm, biết nhìn xa, trông rộng, biết động viên khích lệ quân sĩ. | 0,5 0,5 | |
10 | Viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu sau + Hình thức: Đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp, hành văn trong sáng, trôi chảy, đánh số cuối mỗi câu. + Nội dung: Gợi ý đoạn văn có các nội dung sau: - Khẳng định tuổi trẻ dù ở bất cứ thời nào cũng đều phải có trách nhiệm với non sông, đất nước. - Tuổi trẻ xưa, khi đất nước có chiến tranh: Chăm chỉ luyện tập, sẵn sàng đánh giặc mà không cần đợi tuổi, sẵn sàng tham gia quân đội khi đủ tuổi… - Tuổi trẻ nay được sống trong thời bình: Nhận thức rõ trách nhiệm, chăm chỉ học tập và rèn luyện, tích cực tham gia các phong trào yêu nước, góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Tài liệu của Nhung tây | 0,25 0,5 0,25 | |
II |
| VIẾT | 4,0 |
| a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự - Đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài; các ý được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. - Sử dụng ngôi kể thứ nhất. - Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng. | 0,25 | |
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Kể lại một chuyến đi của em với người bạn thân hoặc người bạn em mới quen. | 0,25 | ||
HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: Mở bài: Giới thiệu về chuyến đi của bản thân với người bạn thân hoặc người bạn em mới quen. Thân bài: - Giới thiệu chung về chuyến đi đó. - Kể lại chuyến đi của bản thân theo một trình tự hợp lí: + Chuyến đi đó bắt đầu bằng hoạt động nào của em? + Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một chuyến đi khó quên? + Em đã làm gì trong chuyến đi đó? + Chuyến đi đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào? + Em có những suy nghĩ gì sau chuyến đi đó xảy ra? Kết bài: Nêu những ý nghĩa của chuyến đi đó đối với bản thân em (quan trọng, khó quên) | 0,25 2,5 0,25 | ||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. | 0,25 | ||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, có cảm xúc, sáng tạo. Tài liệu của Nhung tây | 0,25 |
ĐỀ 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi
I. ĐỌC - HIỂU (6 điểm)
[…] Trong một buổi sáng đã có hai người nói với Trần Bình Trọng nhiều điều có ích. Họ chỉ là người lính, người dân bình thường, nhưng đều đã trải qua nhiều trận 14 chiến đấu gay go. Họ đã làm cho Trần Bình Trọng vui lòng và tin rằng họ sẽ làm tròn những công việc ông giao cho. Kể từ khi đất nước có giặc xâm lược, Trần Bình Trọng đã mắt thấy tai nghe nhiều sự việc chứng tỏ tài năng và lòng yêu nước của những người không phải dòng dõi quý tộc. Ông đã được thấy những người lính bình thường lăm lăm ngọn giáo ngắn trong tay, xông thẳng tới trước những tên tướng Nguyên và dùng ngọn giáo ngắn ấy đánh ngã tướng giặc cưỡi trên lưng những con ngựa cao lớn. Ông đã từng giao nhiều việc quân cho những người lính của mình.
[…]
Ông già làng Xuân Đình chẳng những giảng giải cho Trần Bình Trọng nghe rất kỹ về thế đất vùng Thiên Mạc, mà ông ta còn nhận xét rất đúng phép dùng binh: với thế đất như thế, cách bày trận sẽ phải ra sao. Ông ta nói:
- Dải cát sa bồi này chạy dài tít tắp, không rõ đâu là bến bờ. Mặt trước bãi cát là con sông Thiên Mạc rộng mênh mông. Mặt sau lưng nó là bãi lầy Màn Trò ăn mãi vào sâu hàng trăm dặm. Chỗ chúng ta đứng đây là địa thế làng Xuân Đình. Xuân Đình ở đầu bãi lầy Màn Trò, nhưng cũng ở đầu dải cát sa bồi. Từ trước đến nay, ai cũng cho rằng trong bãi lầy không có người ở. Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông. Nếu như trận đánh xảy ra ở đây, giặc sẽ tránh giao chiến trên sông Thiên Mạc với ta. Chúng sẽ rút lên dải cát sa bồi này, lập thế trận dựa lưng vào bãi Màn Trò để quyết chiến với ta trên vùng đất khô ráo quen với vó ngựa của chúng. Trần Bình Trọng suy nghĩ về lời nói của ông già:
- Có phải ông lão cho rằng tướng giặc sẽ lấy dải cát sa bồi này làm đất quyết chiến không?
- Chính vậy đấy! Nhưng ta có cách buộc chúng không thể quyết chiến ở đây mà phải chịu những đòn ta đánh ở chỗ khác và ở những hướng khác với ý muốn của chúng.
- Ông lão nói nốt đi!
- Trần Bình Trọng giục, rõ ràng câu chuyện đã khiến ông thật sự quan tâm.
- Đây nhé! Tướng quân xem, chúng muốn đổ quân lên bộ cũng phải dùng những bến thuyền này. Bởi vì ở đây bờ sông thấp, lại có những vụng nhỏ tránh được sóng gió. Nhưng chúng không bao giờ nghĩ rằng chúng có thể bị đánh từ cửa Hàm Tử trở xuống, vì rằng bên kia cửa Hàm Tử là bến Chương Dương thẳng đường về Thăng Long, giặc sẽ dễ dàng ra cứu. Trần Bình Trọng khen thầm. Ông khẽ gật đầu và giơ tay chỉ về phía Màn Trò hỏi tiếp:
- Ông lão định phục binh trong đó để đánh vỗ vào lưng quân giặc phải không?
- Ấy là nếu lão cầm quân, chứ lão đã trên bảy mươi tuổi đầu rồi và cũng chẳng ai bái lão làm tướng. Nhưng nếu lão cầm quân, lão sẽ bày trận như vậy đó! Gương mặt Trần Bình Trọng rạng rỡ hẳn lên. Ông nói to với ông già Xuân Đình:
- Ông lão nói rất đúng. Ta cũng sẽ phục quân trong Màn Trò. Như thế, nếu giặc 15 phải giao chiến trên sông Thiên Mạc hay trên bãi sa bồi này chúng đều phải đánh trên thế đất chết của chúng. Binh pháp cũng nói như vậy đấy! Tài liệu của Nhung tây
(Trích Bên bờ Thiên Mạc - Chương 3, Hà Ân, NXB Kim Đồng)
Câu 1. Bối cảnh lịch sử của đoạn trích trên là:
A. Cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược của quân dân nhà Trần
B. Thời vua Lê, chúa Trịnh, xã hội phong kiến suy tàn
C. Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc
D. Trong thời kì hòa bình hiện nay.
Câu 2. Nhân vật ông già làng Xuân Đình được nói đến trong đoạn trích là ai?
A. Một vị tướng đã giúp nhà Trần đánh giặc
B. Một người dân thường, có kinh nghiệm đánh giặc
C. Một vị thần sông
D. Một người có danh tiếng trong dòng dõi họ Trần
Câu 3. Trong văn bản trên, người kể chuyện là ai?
A. Người kể xưng “tôi” và là nhân vật trong truyện
B. Người kể xưng “chúng tôi” và là nhân vật trong truyện
C. Người kể không tham gia vào câu chuyện
D. Người kể mang tên một nhân vật trong câu chuyện
Câu 4. Nhân vật trong văn bản trên chủ yếu khắc họa ở phương diện nào?
A. Hình dáng B. Tâm trạng C. Hành động D. Lời nói
Câu 5. Tác dụng của phép so sánh trong câu: “Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông” là:
A. Khẳng định lợi thế của quân ta là đánh trên sông, để tìm ra kế sách đánh bại giặc.
B. Ca ngợi sức mạnh và ý chí quyết tâm của quân ta
C. Khẳng định sức mạnh ghê gớm của quân giặc
D. Thể hiện khao khát đánh thắng giặc
Câu 6. Vì sao Trần Bình Trọng quyết định cho quân mai phục ở bãi Màn Trò?
A. Vì dải cát sa bồi này chạy dài tít tắp, không rõ đâu là bến bờ
B. Vì mặt trước bãi cát là con sông Thiên Mạc rộng mênh mông.
C. Vì nơi đây gần làng Xuân Đình
D. Vì đây là đất chết của quân giặc.
Câu 7. Đâu là nhận xét không đúng về nhân vật ông già Xuân Đình trong đoạn trích?
A. Có trí tuệ, giàu kinh nghiệm đánh giặc
B. Hiểu biết về địa lí của vùng đất Thiên Mạc
C. Có lòng yêu nước, muốn đóng góp sức lực vào cuộc kháng chiến của dân tộc.
D. Muốn cho Trần Bình Trọng biết mình là người hiểu biết về lũ giặc như thế nào.
Câu 8. Tác giả bộc lộ thái độ, tình cảm như thế nào đối với câu chuyện và nhân vật được kể?
A. Lo lắng, sợ hãi B. Bình tĩnh, vui vẻ
C. Khâm phục, tự hào, biết ơn D. Say sưa, ngất ngây
Câu 9. Chi tiết “Gương mặt Trần Bình Trọng rạng rỡ hẳn lên. Ông nói to với ông già Xuân Đình: - Ông lão nói rất đúng. Ta cũng sẽ phục quân trong Màn Trò. Như thế, nếu giặc phải giao chiến trên sông Thiên Mạc hay trên bãi sa bồi này chúng đều phải đánh trên thế đất chết của chúng. Binh pháp cũng nói như vậy đấy! giúp em hiểu gì về tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Trần Bình Trọng về cuộc trò chuyện với ông lão Xuân Đình?
Câu 10. Từ văn bản trên, bằng đoạn văn ngắn (5 đến 7 câu) em hãy nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước hôm nay. Tài liệu của Nhung tây
II. VIẾT (4 điểm)
1. Viết bài văn kể lại một chuyến đi (Tham quan một công trình văn hóa)
2. (Dự phòng, bổ sung)Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói xấu của con người trong xã hội hiện đại)?