Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi Học sinh giỏi Khoa học tự nhiên 8 (phân môn Hóa)

Đề thi HSG cấp Huyện môn Khoa học tự nhiên 8

Bộ đề thi Học sinh giỏi Khoa học tự nhiên 8 (phân môn Hóa) được VnDoc tổng hợp từ các đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện trên cả nước. Hy vọng thông qua nội dung tài liệu, sẽ giúp bạn học củng cố nâng cao, cũng như rèn luyện thêm kĩ năng ôn thi học sinh giỏi môn Khoa học tự nhiên 8 phân môn Hóa học.

PHÒNG GD VÀ ĐT LỤC NGẠN

ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN

NĂM HỌC: 2023 – 2024

MÔN THI: KHTN (HÓA HỌC) – LỚP 8

Thời gian làm bài: 120 phút

I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm):

Câu 1. Khi đun nóng hóa chất lỏng trong cốc thủy tinh phải dùng lưới thép lót dưới đáy cốc để:

A. cốc không bị đổ.

B. tránh nứt vỡ cốc.

C. dẫn nhiệt tốt.

D. hóa chất không sôi mạnh.

Câu 2. Thiết bị điện có thể được nối đồng thời với ba dây dẫn điện là

A. điôt.

B. điện trở.

C. ampe kế.

D. biến trở.

Câu 3. Cách làm nào dưới đây khi đun hóa chất lỏng trong ống nghiệm là đúng?

A. Khi đun hóa chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 30°C, hướng miệng ống nghiệm về phía không có người.

B. Khi đun hóa chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 90°C, hướng ống nghiệm về phía không có người.

C. Khi đun hóa chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 45°C, hướng ống nghiệm về phía người khác.

D. Khi đun hóa chất lỏng trong ống nghiệm cần nghiêng ống nghiệm một góc khoảng 60°C, hướng ống nghiệm về phía không có người.

Câu 4. Trong sản xuất và đời sống, các phản ứng tỏa nhiệt không có ứng dụng nào trong các ứng dụng sau?

A. Cung cấp năng lượng (nhiệt năng) cho các ngành công nghiệp, làm cho các động cơ hay máy phát điện hoạt động.

B. Cung cấp năng lượng cho động cơ điện.

C. Cung cấp năng lượng dùng để đun nấu, sưởi ấm, thắp sáng, ...

D. Cung cấp năng lượng trong việc vận hành máy móc, phương tiện giao thông như: xe máy, tàu thủy, ô tô, ...

Câu 5. Cho các loại phản ứng: phản ứng tạo gỉ kim loại, phản ứng quang hợp, phản ứng nhiệt phân, phản ứng đốt cháy. Trong các loại phản ứng trên, có bao nhiêu loại cần cung cấp năng lượng trong quá trình phản ứng?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 6. Trong các muối NaCl, CaCO3, KNO3, BaSO4, CuSO4, AgCl, MgCO3; số lượng muối tan trong nước là:

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 7. Có ba ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 ml dung dịch HCl 0,1 M. Thêm 2 ml dung dịch HCl 0,1M vào ống (1), 2 ml nước cất vào ống (2), 2 ml dung dịch NaOH 0,1M vào ống (3), sau đó lắc đều các ống nghiệm. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Dung dịch trong ba ống nghiệm có pH bằng nhau.

B. pH của dung dịch trong ống (1) lớn nhất. nhất.

C. pH của dung dịch trong ống (2) lớn

D. pH của dung dịch trong ống (3) lớn nhất.

Câu 8. Những phát biểu nào dưới đây là đúng?

(1). Lấy O2 vào cơ thể là một trong những chức năng của hệ hô hấp.

(2). Việc biến đổi thức ăn thành các chất đơn giản và thải ra phân là vai trò của hệ bài tiết.

(3). Hệ tiêu hóa có chức năng đào thải các chất độc, chất dư thừa.

(4). Vận chuyển máu, cung cấp chất dinh dưỡng, khi O, cho các tế bào trong cơ thể là một trong những chức năng của hệ tuần hoàn.

A. (1), (4).

Β. (2), (3).

C. (3), (4).

D. (1), (2).

Câu 9. Chọn câu phát biểu sai:

A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.

B. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.

C. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.

D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

Câu 10. Dưới đây là sơ đồ tóm tắt quy trình sản xuất điện năng của nhà máy nhiệt điện.

(1). Đốt nhiên liệu (than, khí đốt, ...).

(2). Nước lỏng bay hơi và được nên ở áp suất cao.

(3). Hơi nước làm quay tuabin của máy phát điện.

(4). Cơ năng được máy phát điện chuyển hóa thành điện năng.

Trong các giai đoạn trên, những giai đoạn nào có kèm theo sự biến đổi vật lí?

A. (1) và (2).

B. (1), (3) và (4).

C. (3) và (4).

D. (2), (3) và (4).

Câu 11. Khẳng định nào dưới đây là không đúng?

trong nghiên cứu khoa học tự nhiên.

A. Dự báo là kĩ năng cần thiết

B. Dự bảo là kĩ năng không cần thiết của người làm nghiên cứu.

C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức, suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng.

D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

Câu 12. Dùng nước mưa đun sôi rồi để nguội làm nước uống, lâu ngày thấy trong ẩm có những cặn trắng. Biết rằng trong nước mưa có chứa nhiều muối calcium carbonate. Muối này dễ bị nhiệt phân hủy sinh ra calcium carbonate (là chất kết tủa trắng), khí carbon dioxide và nước. Hãy cho biết dấu hiệu có phản ứng xảy ra khi đun nước sôi rồi để nguội.

A. Do tạo thành nước.

B. Do để nguội nước.

C. Do đun sôi nước.

D. Do tạo thành chất kết tủa trắng calcium carbonate.

Câu 13. Khoa học tự nhiên là:

A. Một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng nhân tạo, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.

B. Một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng đang diễn ra, tìm ra các quy luật chung.

C. Một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các sự vật, hiện tượng của chúng.

D. Một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng.

Câu 14. Cho các bước sau:

(1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo.

(2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp.

(3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được.

(4) Đánh giá chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là:

A. (1) (2) (3) (4).

B. (2) (1) (4) (3).

C. (1) (3) (2) (4).

D. (3) (2) (4) (1).

Câu 15. Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua hệ cơ quan nào?

A. Hệ tiêu hóa.

B. Hệ hô hấp.

C. Hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.

D. Hệ tuần hoàn.

Câu 16. Khi chất khí nóng lên thì đại lượng nào sau đây thay đổi?

A. Cả thể tích, khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều thay đổi.

B. Chỉ có trọng lượng riêng thay đổi,

C. Chỉ có thể tích thay đổi.

D. Chỉ có khối lượng riêng thay đổi.

Câu 17. Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại?

A. Hệ tiêu hóa.

B. Hệ bài tiết.

C. Hệ tuần hoàn.

D. Hệ hô hấp.

Câu 18. Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt, đặt nằm thẳng đứng. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì vật đó sẽ có thay đổi như thế nào?

A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.

B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.

C. Chỉ có chiều cao tăng.

D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.

Câu 19. Công thức hóa học của acid có trong dịch vị dạ dày là

A. HCl.

B. H2SO4.

C. CH3COOH.

D. HNO3.

Câu 20. Trong phản ứng hóa học, yếu tố nào sau đây không thay đổi?

A. Số phân tử trước và sau phản ứng.

B. Liên kết giữa các nguyên tử trước và sau phản ứng.

C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tổ trước và sau phản ứng.

D. Trạng thái chất trước và sau phản ứng.

II. TỰ LUẬN (16,0 điểm):

Câu I (2,0 điểm): Phản ứng hóa học và cân bằng phản ứng hóa học. Hiệu suất phản ứng.

1) Hãy tìm hệ số thích hợp để cân bằng phương trình hóa học của các phản ứng sau:

a) Fe + HCl → FeCl2 + H2

b A l + HNO3 → Al(NO3)3 + N2 +H2O

c) Fe + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}toFexOy

d) CnH2n-6 + O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow}toCO2 + H 2 O

2) Khi nung nóng muối KNO3, chất này bị phân hủy tạo thành KNO2 và khí oxygen (O2). Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau:

KNO3 \overset{t^{o} }{\rightarrow}toKNO2 + O2 (1)

a) Tìm hệ số để cân bằng phương trình hóa học của phản ứng trên.

b) Biết hiệu suất phản ứng phân hủy KNO3 là 80%. Tính khối lượng muối KNO3 cần dùng để điều chế 4,958 lít O2 (ở đkc).

Câu II (6,0 điểm): Tính chất của các hợp chất vô cơ.

1) Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong mỗi thí nghiệm sau:

a) Thả một viên Zn vào ống nghiệm chứa dung dịch acid HCl.

b) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch acid HNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch NaOH và phenolphtalein.

c) Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm chứa dung dịch H2SO4 loãng.

d) Dẫn khí từ từ đến dư khí CO2 vào ống nghiệm chứa dung dịch Ca(OH)2. Sau đó, tiến hành nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm.

2) Có 5 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng biệt một trong 5 dung dịch không màu sau: NaOH, H2SO4, NaCl, Ba(OH)2, Na2SO4. Chỉ được dùng thuốc thử duy nhất là quỳ tím, hãy trình bày cách nhận biết 5 dung dịch đựng trong 5 lọ mất nhãn riêng biệt ở trên. Viết phương trình hóa học minh họa.

3) Hấp thụ hết V lít CO2 (ở đkc) vào 600 ml dung dịch NaOH x mol/l được 21,2 gam Na2CO3 và 16,8 gam NaHCO3. Tính V và x.

4) Trộn 200 ml dung dịch acid HCl 2M với 400 ml dung dịch acid H2SO4 1,125M (loãng) thu được dung dịch X. Biết dung dịch X tác dụng vừa đủ với 19,3 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Al và Fe, sau phản ứng thu được V lít khí H2 (ở đkc) và dung dịch Y. Cô cạn hoàn toàn dung dịch Y thì thu được m gam muối khan.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính m và V.

Câu III (4,0 điểm): Tính chất và mối quan hệ giữa các chất vô cơ.

1) Hỗn hợp A gồm FeCO3, Mg và Ag. Cho A tác dụng với dung dịch acid HCl dư thu được dung dịch B, khí D và một phần chất rắn không tan E. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa F. Cho khí D tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được kết tủa G. Xác định thành phần của B, D, E, F, G và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

2) Viết phương trình hóa học của các phản ứng theo sơ đồ chuyển đổi hóa học sau (ghi rõ điều kiện của phản ứng nếu có):

C \overset{(1)}{\rightarrow}(1) CO2 \overset{(2)}{\rightarrow}(2)Na2CO3 \overset{(3)}{\rightarrow}(3)CO2 \overset{(4)}{\rightarrow}(4) NaHCO3 \overset{(5)}{\rightarrow}(5)Na2CO

Al \overset{(1)}{\rightarrow}(1)Al2O3 \overset{(2)}{\rightarrow}(2)Al2(SO4)3 \overset{(3)}{\rightarrow}(3)AlCl3 \overset{(4)}{\rightarrow}(4)Al(NO3)3 \overset{(5)}{\rightarrow}(5)Al(OH)3

3) Cho từ từ từng giọt đến hết 400 ml dung dịch acid HCl 0,2M vào 200 ml dung dịch X chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được V lít khí CO2 (ở đkc). Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và tính V.

Câu IV (4,0 điểm): Hợp chất vô cơ thông dụng.

1) Đồ thị biểu diễn độ tan (S) trong nước của chất rắn X như hình vẽ cho dưới đây:

a) Hãy cho biết dung dịch chất tan X bão hòa ở trong khoảng nhiệt độ nào?

b) Nêu hạ nhiệt độ 130 gam dung dịch chất tan X bão hòa ở 70°C xuống còn 30°C. Hỏi có bao nhiêu gam X tách ra khỏi dung dịch?

2) Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3 trong dung dịch acid H2SO4 40% (vừa đủ), thu được dung dịch Y có nồng độ 51,449% và 9,916 lít hỗn hợp khí Z (gồm H2 và CO2) có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Cô cạn dung dịch Y thu được 170,4 gam một muối trung hòa duy nhất. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Tính giá trị của a.

3) Hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3. Chia 78,4 gam hỗn hợp X thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch acid HCl dư, thu được 77,7 gam hỗn hợp muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa hết với 500 ml dung dịch Y gồm hỗn hợp 2 acid HCl và H2SO4 loãng, thu được 83,95 gam hỗn hợp muối khan.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b) Tính thành phần % khối lượng của mỗi chất trong X.

c) Xác định nồng độ mol (CM) của mỗi acid trong dung dịch Y.

------------------Hết-------------------

Chi tiết đáp án, bộ đề nằm trong FILE TẢI VỀ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Thi học sinh giỏi lớp 8

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng