Bộ 38 đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ văn cấu trúc mới năm 2024 - 2025
Đề thi hsg Văn 8 theo cấu trúc mới 2025
Bộ đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ văn năm 2024 - 2025 gồm 38 đề thi HSG Văn 8 cấu trúc mới. Tài liệu giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi. Mời thầy cô và các em tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.
1. Đề học sinh giỏi Ngữ văn 8 cấu trúc mới - Đề 1
I. Phần đọc hiểu:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
HẠT GIỐNG ƯỚC VỌNG
Có hai đứa trẻ đều mang trong mình những ước vọng đẹp đẽ và luôn băn khoăn: “Làm sao để những ước vọng trở thành hiện thực”?
Đem trăn trở đó, chúng tìm đến một cụ già trong làng xin lời khuyên. Cụ già cho mỗi đứa trẻ một hạt giống và dặn:
“Các con hãy tìm ra cách bảo quản hạt giống tốt nhất, đó chính là câu trả lời”.
Một thời gian sau, cụ già hỏi hai đứa trẻ về cách bảo quản hai hạt giống. Đứa trẻ thứ nhất mang ra một chiếc hộp được cuốn bằng dây lụa, và nói:
- “Cháu đặt hạt giống trong chiếc hộp, suốt ngày giữ nó”. Nói rồi lấy hạt giống ra cho cụ già xem, hạt giống vẫn nguyên vẹn như trước.
Đứa trẻ thứ hai mặt mũi rám nắng, hai tay nổi chai. Nó chỉ ra cánh đồng mênh mông lúa vàng, phấn khởi nói:
- Cháu đem hạt giống trồng xuống đất, mỗi ngày lo tưới nước, bón phân, diệt cỏ…, tới nay nó đã kết hạt mới đầy đồng.
Cụ già nghe xong, mỉm cười tỏ ý hài lòng.
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp, thành phố Hồ chí Minh)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Nghị luận
D. Thuyết minh
Câu 2. Hai đứa trẻ đã đến hỏi ai để được giải đáp băn khoăn của chúng
A. Nhà thông thái
B. Bà lão bán nước
B. Cụ già trong làng
D. Chàng trai trẻ
Câu 3. Đứa trẻ thứ nhất đã bảo quản hạt giống như thế nào?
A. Cất vào trong chum
B. Để xuống gầm giường
C. Mang ra gieo trồng, chăm sóc mỗi ngày
D. Đặt vào chiếc hộp và giữ chặt nó
Câu 4. Đứa trẻ thứ hai đã làm gì với hạt giống?
A. Bỏ ra góc vườn
B. Đặt vào chiếc hộp
C. Mang ra gieo trồng, chăm sóc mỗi ngày
D.Gói kĩ trong tờ giấy.
Câu 5. Xét theo mục đích nói,câu “Làm sao để những ước vọng trở thành hiện thực?”thuộc kiểu câu gì?
A. Câu trần thuật
B. Câu cầu khiến
C. Câu cảm thán
D. Câu nghi vấn
Câu 6. Ý nghĩa của hình ảnh hạt giống trong văn bản?
A. Có ước mơ, biết nuôi dưỡng ước mơ, khát khao và không ngừng cố gắng, khổ luyện để đạt được ước mơ ấy
B. Là hạt giống để gieo trồng cho vụ sau mùa màng bội thu.
C. Luôn nuôi dưỡng khát vọng lên đường
D. Sự rèn luyện không mệt mỏi
Câu 7. Dấu ba chấm trong câu “ Cháu đem hạt giống trồng xuống đất, mỗi ngày lo tưới nước, bón phân, diệt cỏ…, tới nay nó đã kết hạt mới đầy đồng” dùng để làm gì?
A. Báo hiệu còn nhiều thông tin mà người viết chưa liệt kê hết
B. Diễn tả lời nói, cảm xúc ngập ngừng, bỡ ngỡ, đứt quãng.
C. Tăng sự kịch tính, hài hước.
D. Làm giảm nhịp điệu câu văn, lời nói nào đó.
Câu 8. Hình ảnh "Đứa trẻ thứ hai mặt mũi xám nắng, hai bàn tay nổi chai" tượng trưng cho điều gì?
A. Những vất vả của người nông dân khi gieo trồng chăm sóc hoa màu.
B. Sự nỗ lực, vất vả, cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu. Chỉ khi dùng mồ hôi, sức lực, tưới tắm vun trồng thì hạt giống mới có thể đơm hoa kết trái, mùa màng bội thu.
C. Nỗi khổ khi con người phải làm việc nặng nhọc.
D. Chỉ có có làm việc mới thu được thành quả.
Câu 9. Thông điệp mà câu chuyện truyền tải đến bạn đọc là gì?
Câu 10. Từ nội dung phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói “Ước vọng cũng như hạt giống. Chỉ biết khư khư giữ lấy nó thì chẳng có thể lớn lên được”
II. Phần viết:
Đại văn hào Andersen có câu nói nổi tiếng: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”.Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy cho thấy rằng câu chuyện “Vai diễn cuối cùng” ( Truyện khuyết danh) là câu chuyện cổ tích giữa đời thường?
VAI DIỄN CUỐI CÙNG
Có một diễn viên già đã về hưu, sống độc thân. Mùa hạ năm ấy, ông tìm về một làng vắng vẻ ở vùng núi, sống với gia đình người em ông là giáo viên cấp 1 trường làng.
Mỗi buổi chiều ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đó, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên. Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đầy bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy háo hức đưa tay vẫy với hy vọng mong manh rằng: có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách - mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường- chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.
Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại.
Ông nghĩ: "Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người." Và một ngày kia, người em thấy ông anh diễn viên giở chiếc vali hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu ông thầm nghĩ: "Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu..." Tàu đi ngang qua thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi. Con tàu đi xa người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời. Cuộc đời là gì? Niềm tin và hạnh phúc thật sự ở đâu? Bạn là ai và vị trí đang ở đâu giữa chợ đời muôn lối?...
(Theo truyện khuyết danh)
Gợi ý
Câu | Nội dung cần đạt | Điểm |
Phần Đọc – hiểu | ||
1 | A. Tự sự | 0.5 |
2 | B. Cụ già trong làng | 0.5 |
3 | D. Đặt vào chiếc hộp và giữ chặt nó | 0.5 |
4 | C. Mang ra gieo trồng, chăm sóc mỗi ngày | 0.5 |
5 | D.Câu nghi vấn | 0.5 |
6 | A. Có ước mơ, biết nuôi dưỡng ước mơ, khát khao và không ngừng cố gắng, khổ luyện để đạt được ước mơ ấy | 0.5 |
7 | A.Báo hiệu còn nhiều thông tin mà người viết chưa liệt kê hết | 0.5 |
8 | B. Sự nỗ lực, vất vả, cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu. Chỉ khi hành động, bỏ công sức, mồ hôi, nước mắt, chăm sóc, tưới tắm vun trồng thì hạt giống mới có thể đơm hoa kết trái và cho mùa màng bội thu. | 0.5 |
9 | Thông điệp câu chuyện gửi gắm tới bạn đọc: Câu chuyện truyền tải cho chúng ta thông điệp sâu sắc: Cần biết nuôi dưỡng, ấp ủ ước mơ và khát vọng của mình. Đồng thời không ngừng cố gắng, khổ luyện để biến ước mơ thành hiện thực.Cũng như hạt giống, phải mang ra gieo trồng chăm sóc rồi một ngày nó sẽ trở thành vườn cây cối cho hoa thơm quả ngọt. | 2.0 |
10 | a.Đảm bảo thể thức là đoạn văn dung lượng 200 chữ.Văn phong trong sáng, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, có sự sáng tạo… b.Xác định đúng vấn đề nghị luận:Cách ứng xử của con người trước thử thách để thành công c.Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn. Sau đây là một số gợi ý: - Ước vọng là những mong muốn, khát khao cháy bỏng trong tâm hồn con người, là cái đích mà con người vạch ra để có động lực phấn đấu - “Chỉ biết khư khư giữ lấy nó thì chẳng có thể lớn lên được” nghĩa là chỉ ôm ấp ước mơ mà không bắt tay vào hành động thì ước vọng mãi chỉ tồn tại ở dạng ý tưởng, dù có cao đẹp đến đâu cũng không bao giờ thu được thành quả thậm chí sẽ đẩy con người vào sự mơ mộng viển vông, hão huyền. - Cần bắt tay vào hành động và phải hành động một cách kiên trì, bền bỉ thì ước mơ, khát vọng mới có thể trở thành hiện thực và gặt hái được thành công. + Hành động chính là làm cho ước mơ đi vào thực tiễn. Chỉ khi đó ước mơ mới có thể bén rễ, đơm hoa, kết trái + Ta sẽ nhận về niềm hạnh phúc vô bờ khi chạm đích thành công, sẽ được hưởng thụ những thành quả ngon ngọt bù đắp những tháng ngày vất vả. + Thêm nữa nếu ta dám dấn thân hành động, ta sẽ vượt thoát ra khỏi vỏ bọc an toàn, vượt qua được những giới hạn của bản thân để phát huy những tiêm năng vốn có, khẳng định giá trị của bản thân và đóng góp cho xã hội. - Hành trình hiện thực hóa ước mơ luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, đòi hỏi con người phải thật sự nỗ lực cố gắng, vạch ra những kế hoạch cụ thể, đem công sức, trí tuệ và sự kiên trì, bền bỉ, không ngừng nỗ lực để nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ - Phê phán những người sống không có ước mơ, mục đích hoặc ỷ nại, thụ động, thiếu ý chí, nghị lực để những ước mơ, khát vọng chỉ là những mơ mộng hão huyền. - Bắt tay vào hành động và kiên trì thực hiện ước mơ đến cùng không có nghĩa là chà đạp lên tất cả. Ước mơ phải được thực hiện bằng con đường chân chính, chỉ khi đó sự thành công mới đáng được trân trọng. Đoạn văn tham khảo. Cuộc sống liệu có nghĩa lí gì khi chúng ta cứ quẩn quanh với những điều nhỏ bé, hạn hẹp? Ai cũng có một đại dương để bay, vì vậy hãy thắp lên cho mình những ước mơ, khát vọng để tô màu cho cuộc đời mình. Câu chuyện “Hạt giống ước vọng” sẽ đem đến cho chúng ta những bài học bổ ích để chúng ta biết nuôi dưỡng ước mơ và biết làm thế nào để biến ước mơ trở thành hiện thực bởi lẽ “Ước vọng cũng như hạt giống.Chỉ biết khư khư giữ lấy nó thì chẳng có thể lớn lên được”.Ước vọng là những mong muốn, khát khao cháy bỏng trong tâm hồn con người, là cái đích mà con người vạch ra để có động lực phấn đấu. “Chỉ biết khư khư giữ lấy nó thì chẳng có thể lớn lên được” nghĩa là chỉ ôm ấp ước mơ mà không bắt tay vào hành động thì ước vọng mãi chỉ tồn tại ở dạng ý tưởng, dù có cao đẹp đến đâu cũng không bao giờ thu được thành quả thậm chí sẽ đẩy con người vào sự mơ mộng viển vông, hão huyền. Vậy nên, cần bắt tay vào hành động và phải hành động một cách kiên trì, bền bỉ thì ước mơ, khát vọng mới có thể trở thành hiện thực và gặt hái được thành công.. Chỉ khi hành động ước mơ mới có thể bén rễ, đơm hoa, kết trái,ta sẽ nhận về niềm hạnh phúc vô bờ khi chạm đích thành công, sẽ được hưởng thụ những thành quả ngon ngọt bù đắp những tháng ngày vất vả.Thêm nữa ta dám dấn thân hành động mới vượt thoát ra khỏi vỏ bọc an toàn, vượt qua được những giới hạn của bản thân để phát huy những tiềm năng vốn có, khẳng định giá trị bản thân và đóng góp cho xã hội. Song, hành trình hiện thực hóa ước mơ luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, đòi hỏi con người phải thật sự nỗ lực cố gắng, vạch ra những kế hoạch cụ thể, đem công sức, trí tuệ và sự kiên trì, bền bỉ, không ngừng nỗ lực để nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ. Dù phải đối mặt với căn bệnh ung thư quái ác nhưng Lê Thanh Thuý vẫn luôn nở nụ cười trên môi và tham gia các chương trình từ thiện để giúp vơi đi nỗi đau cho các bệnh nhân ung thư giống mình.Giờ đây Thuý không còn nữa nhưng chương trình “ Ước mơ của Thuý” vẫn được nối dài để ước mơ có một phép màu làm tan biến những tế bào ung thư được thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn những người sống không có ước mơ, mục đích hoặc ỷ nại, thụ động, thiếu ý chí, nghị lực để những ước mơ, khát vọng chỉ là những mơ mộng hão huyền. Hãy bắt tay vào hành động và kiên trì thực hiện ước mơ đến cùng, thực hiện ước mơ bằng con đường chân chính, chỉ khi đó sự thành công mới đáng được trân trọng! | 0.5 0.5 3.0 |
Phần viết | ||
Gợi ý nội dung
| a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận văn học.Không mắc lỗi chính tả, diễn đạt, có sự sáng tạọ, lập luận chặt chẽ, văn phong trong sáng.. b.Xác định đúng vấn đề nghị luận: Chức năng giáo dục của văn chương, làm sáng tỏ qua đoạn trích “ Khát vọng” của Bùi Minh Tuấn c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ với dẫn chứng, văn phong trong sáng.Có thể triển khai theo hướng sau: * Giải thích: - Ý kiến trên của Andersen bàn về giá trị tác phẩm văn chương. + “Cổ tích” là những câu chuyện xây dựng về một thế giới trong mơ, ở đó những phép màu sẽ biến những ước mơ của con người thành hiện thực, đem đến cho con người niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp. + Còn “Câu chuyện cổ tích do chính cuộc sống viết ra” là cách nói có hình ảnh nhằm chỉ những gì được tạo ra bởi bàn tay, khối óc con người, những tình cảm đáng quý, chân thành, những nỗ lực không ngừng nghỉ để vượt thoát bóng tối vươn tới ánh sáng. + Andecxen đã ca ngợi vẻ đẹp của những câu chuyện cổ tích giữa đời thường trong các tác phẩm văn học. Cuộc sống đã thử thách cũng như làm tiếp thêm, tăng thêm tình yêu của những con người trong chính cuộc sống ấy, đó là những tình cảm cao quý: tình người cao đẹp, tình cảm gia đình đằm thắm, tình mẫu tử, tình phụ tử…thiêng liêng, cao quý. + “Những câu chuyện cổ tích do cuộc sống viết ra đẹp không phải vì sự xuất hiện của ông bụt, bà tiên… mà nó đẹp nhờ những tình cảm chân thành giữa người với người, từ đó nó nuôi dưỡng tâm hồn con người ta bằng lòng nhân hậu và tình yêu thương, lòng bác ái. Thế giới của những câu chuyện cổ tích dù có đẹp và phong phú đến mấy cũng không bằng cuộc sống hiện thực với muôn vàn sắc màu và những điều bất ngờ, thú vị. Và câu chuyện “ Vai diễn cuối cùng” ( Khuyết danh) là “câu chuyện cổ tích” được viết nên từ tình người, từ niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống. * Chứng minh Luận điểm 1:“ Vai diễn cuối cùng” ( Khuyết danh) là “Câu chuyện cổ tích do cuộc sống viết ra”, một câu chuyện về tình người nồng hậu, về niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời. * Câu chuyện về tình người cao khiết mà người diễn viên già dành cho cậu bé thôn quê: + Người diễn viên đã về hưu, ông đang ở bên kia dốc của cuộc đời, mọi danh vọng, mệt mỏi đã được gác lại, vinh hoa cũng không còn. Ông sống độc thân, chuyển về sống cùng gia đình người em ở một làng vắng. Không vợ con, sống cuộc đời còn lại nơi vắng vẻ, yên bình, ông tìm niềm vui chốn làng quê. T rong ông vẫn còn rơi rớt lại nỗi buồn của quá khứ huy hoàng trên sân khấu được mọi người tán thưởng, được cống hiến… + Hiện ra trên trang văn của tác giả ta thấy người diễn viên già - một con người lạc quan, tinh tế, tích cực. Một người đã ở lề cuối của cuộc đời, ngồi quan sát hình ảnh tươi xanh trong bóng dáng non nớt “chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên”,dù nhà văn không miêu tả cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật, chẳng có sự tương tác mà chỉ đơn giản là sự dõi theo một cách chăm chú, cẩn trọng của ông lão, nhưng ta vẫn thấy đầy đủ sự quan tâm và tấm lòng nhân hậu của người diễn viên già dành cho cậu bé. + Người diễn viên già hiểu tường tận từng thói quen của đứa trẻ, biết được ngay cả mơ ước nhỏ nhoi trong trái tim mong manh, luôn “đứng dậy háo hức đưa tay vẫy” với ao ước “có một hành khách nào đó vẫy lại chú”, để rồi nhanh chóng phải thất vọng vì “chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết”, giống như biết bao sự vô tâm của người lớn xung quanh chẳng ai để ý, nâng niu ước mơ của cậu . Chỉ có ông là nhìn thấy niềm tin, niềm vui của trẻ thơ đong đầy trong ánh mắt của cậu. Ông chợt buồn, nuối tiếc, thương cho hi vọng mong manh của cậu bé có thể bị dập tắt bất cứ lúc nào. + Trước ước mơ của cậu bé, người diễn viên già bèn quyết định một việc thật đặc biệt, ông “dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi”, chỉ để khoả lấp nỗi buồn và thực hiện niềm mong ước giản dị khi ngộ ra "Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người", rồi diễn vai cuối cùng trong sự nghiệp. + Vai diễn cuối cùng ông gửi tặng cho đời lại không phải là trên sân khấu rộng lớn, không đông người chen lấn, không khoản tiền thù lao, cũng chẳng có tiếng vỗ tay, mà ở đó chỉ có tình yêu thương, đổi lấy đức tin bất diệt về tình người nơi cuộc sống vốn bình lặng. Vẫn hồi hộp như biết bao lần “nhà hát thường phân vai cho ông, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu...", nhưng lần này thật khác, thật đặc biệt khi ông diễn mà người xem lại chẳng hề nhận ra sự khác biệt với vai trò đóng thế trong tác phẩm cuối cùng của người diễn viên ấy. Để rồi, khoảnh khắc “Tàu đi ngang qua thung lũng có chú bé đang đứng vẫy” mang bao chan chứa hi vọng cũng là lúc ông lão “nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé” như gửi lại tình yêu trọn vẹn từ trái tim mình và chợt nhận ra ánh mắt “mừng cuống quít” và hành động” nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi” của cậu bé khiến trái tim ông rung lên từng nhịp yêu thương. Ông vui sướng, bật khóc, đó là giọt nước mắt hạnh phúc vì đã diễn vai diễn cuối cùng của cuộc đời mình một cách thành công. -> Với tấm lòng nhận hậu, vị tha, người diễn viên đã trao hi vọng, tiếp thêm niềm vui sống cho đứa trẻ, giúp đứa trẻ nuôi dưỡng niềm tin tốt đẹp vào cuộc sống nơi vùng quê nghèo và gieo hạt giống hạnh phúc, niềm vui cho cuộc đời, làm cho tình người thêm ấm áp. * Phép màu chỉ đến trong những câu chuyện cổ tích của tuổi thơ, may mắn chỉ chạm khi ta thực sự cố gắng và trong cuộc sống đời thường này vẫn còn nhiều lắm những câu chuyện cổ tích không có ông bụt, bà tiên nhưng ấm áp tình người nồng hậu. Hạnh phúc mà cậu bé trong câu chuyện “Vai diễn cuối cùng” nhận được cũng rất xứng đáng cho những bền bỉ, cố gắng, mong ngóng mà cậu đã gieo hi vọng từng ngày vào chuyến tàu đi qua trên mảnh đất nghèo nơi mình sinh sống. Chuyến tàu cuộc đời rồi sẽ chuyển bánh, ước mơ và niềm tin của cậu bé được gửi gắm vào những chuyến tàu qua làng. Hẳn cậu bé mãi không bao giờ biết được có một người đã đáp lại cậu, đã khơi dậy trong cậu một niềm tin bất diệt về điều tốt đẹp luôn hiện hữu. Và người diễn viên già đã gieo mầm xanh cho sự sống, gieo niềm tin và hi vọng cho thế hệ trẻ. Đó cũng là thông điệp sâu sắc về tình người được toả sáng, lấp lánh trên trang văn. Vì lẽ đó, câu chuyện “ Vai diễn cuối cùng” ( Khuyết danh) thực sự là “câu chuyện cổ tích do chính cuộc sống viết ra” … Luận điểm 2. Vai diễn cuối cùng” ( Khuyết danh) là “Câu chuyện cổ tích do cuộc sống viết ra” được thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật đặc sắc. - Tình huống truyện khá đơn giản, xoay quanh một cuộc gặp gỡ không trực tiếp của người diễn viên già và cậu bé, họ không hề gặp nhau, chỉ qua những quan sát của người diễn viên già nhân hậu, cốt truyện giản đơn, không quá nhiều sự kiện, không kịch tính nhưng đủ để người đọc thấm thía về cách ứng xử đầy nhân văn, giàu tình người của nhân vật người diễn viên già. Câu chuyện đã thắp lên trong lòng bạn đọc ngọn lửa tình người ấm áp. - Nhân vật tuy không nhiều, được miêu tả qua hành động là chủ yếu, ngôn ngữ kể chuyện nhỏ nhẹ, thủ thỉ tâm tình như dòng nước mát làm thanh lọc tâm hồn bạn đọc khiến bạn đọc thêm yêu mến cuộc sống vốn rất bình dị này. * Đánh giá, mở rộng: - Ý kiến của nhà văn Anddecxen hoàn toàn đúng đắn bởi lẽ “câu chuyện cổ tích do cuộc sống viết ra” như dòng sữa ngọt lành xoa dịu tâm hồn con người, mỗi trang văn được mở ra như những nấc thang đưa bạn đọc đến với thế giới của tình yêu thương. Vì vậy, người nghệ sĩ thông qua đôi bàn tay nghệ thuật đã chắt lọc, gọt rũa những gì tinh túy nhất để tạo nên một tác phẩm giàu giá trị nhân văn và lòng nhân ái cao cả được toả sáng, vun đắp cho con người tình yêu cái đẹp, biết quý mến, nâng niu trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống đời thường khiến cho mỗi chúng ta thêm yêu đời, yêu người. Còn bạn đọc khi đón nhận tác phẩm hãy hoà mình vào “câu chuyện của trái tim” nhà văn để cùng ngân rung những nhịp đập yêu thương cảm nhận “câu chuyện cổ tích do cuộc sống viết ra” mà nhà văn gửi gắm… | 1.0
0.5
1.0
0.5 5.0 1.0 1.0 |
- 2. Đề thi HSG Ngữ văn 8 cấu trúc mới - Đề 2
I. Phần đọc hiểu: (10.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay.Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất để nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày và trở thành cây cứng cáp.Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay.Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố.Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng và bản lĩnh ý chí qua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại. Thất bại, bất hạnh có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể là may mắn với người khác- tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã.
(Dẫn theo “Hạt giống tâm hồn” – Tập 1, Phần I)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích?
A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Thuyết minh
Câu 2. Theo tác giả, để trở thành “con bướm biết bay” con tằm phải trải qua những thử thách gì?
A. Con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén.
B. Con tằm phải cuộn tròn trong kén của mình.
C. Con tằm phải nhờ người lôi ra.
D. Con tằm phải xuyên thủng cái kén.
Câu 3. Theo tác giả, để trở thành “trở thành cây cứng cáp”, hạt giống phải trải qua những thử thách gì?
A. Hạt giống chờ con người moi lớp đất ra.
B. Hạt giống phải ngủ im trong lòng đất
C. Hạt giống phải cựa mình chui ra khỏi vỏ.
D. Hạt giống phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày.
Câu 4. Câu “Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố”sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. Hoán dụ B. Điệp ngữ C. Ẩn dụ D. Câu hỏi tu từ.
Câu 5. Theo văn bản “ Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình” điều gì?
A. Một cái nhìn đúng đắn. C. Một cách sống
B. Một kết thúc tốt đẹp D. Một lối sống
Câu 6. Câu “Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay” là kiểu câu nào?
A. Câu nghi vấn C. Câu cảm thán
B. Câu trần thuật D. Câu cầu khiến
Câu 7. Cụm từ “Một hạt giống” là loại cụm từ nào?
A. Cụm tính từ C. Cụm danh từ
B. Cụm động từ D. Không phải cụm từ
Câu 8. Nhận định “ Thất bại có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể may mắn với người khác - tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã”?”gửi đến chúng ta bài học gì?
A. Cách ứng xử của mỗi người trước những điều may mắn.
B. Cách ứng xử của mỗi người trước khó khăn, thử thách.
C. Cách ứng xử của mỗi người trước hào quang của thành công.
D. Cách ứng xử của mỗi người trước những cơ hội lớn của cuộc đời.
Câu 9. Phân tích giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu văn: “Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố”?
Câu 10. Từ nội dung trích phần đọc hiểu, anh/chị hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về cách đối diện với thử thách của bản thân để thành công?
II. Phần viết (10.0 điểm)
M.Gorơki cho rằng: “Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý”. Anh / chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bài thơ “ Khát vọng” của Phạm Minh Tuấn đã “làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý” như thế nào?
Khát vọng
(Phạm Minh Tuấn)
Hãy sống như đời sống để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
* Chú thích:
- Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn quê gốc ở vùng đất cách mạng huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.Tên tuổi của ông đã trở nên gần gũi, thân quen với người yêu nhạc. Có những bản nhạc đã ghi sâu vào lòng người như “Bài ca không quên” “Đất nước”, “Dấu chân phía trước”… Nhạc của ông không kỳ bí, không cao siêu, khó hiểu mà rất gần gũi, dễ hát. Ông thường dùng thơ để phổ nhạc, nên lời nhạc ngắn gọn nhưng súc tích, len lỏi sâu vào tâm hồn người nghe. Cuộc sống là nguồn cảm hứng vô tận trong ông, tình yêu quê hương, đất nước là đề tài quen thuộc với ông.
- Được sáng tác từ mùa xuân năm 1985, phổ nhạc từ ý bài thơ “ Nhờ Đảng, tôi biết được” của Đặng Viết Lợi, ca khúc “Khát vọng” vẫn luôn giữ được sự tươi mới, hừng hực khí thế và đầy tính thời sự. Ca khúc đã đi vào lòng người nghe mấy chục năm qua khiến lòng ta xốn xang, xao xuyến.
Mời thầy cô và các em xem tiếp tài liệu trong file tải