Đề thi học sinh giỏi Khoa học tự nhiên 8 phân Môn Hóa học
Đề luyện thi học sinh giỏi Hóa 8 có đáp án
Đề thi học sinh giỏi Khoa học tự nhiên 8 phân Môn Hóa học được VnDoc biên soạn dưới dạng tổng hợp các câu hỏi trong bộ đề thi luyện thi đề học sinh giỏi Khoa học tự nhiên đi kèm có đáp án. Tài liệu giúp các em luyện tập, làm quen với cấu trúc dạng đề thi học sinh giỏi để có thể đạt được kết quả tốt nhất.
>> Mời các bạn tham khảo một số đề thi
PHÒNG GD&ĐT ..... ĐỀ THI THỬ (Đề có 4 trang) | ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎIMôn thi: KHoa học tự nhiên; Lớp 8 Phân môn: Hóa học Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề) |
Phần I. PHẦN CHUNG (Dành cho tất cả các thí sinh)
Trắc nghiệm (6 điểm). Chọn đáp án đúng trong các câu hỏi sau (ghi đáp án đúng vào tờ giấy thi
Câu 1. Trong số những chất có công thức hóa học sau đây, chất nào làm quỳ tím đổi màu từ tím sang đỏ?
A. Na2SO4.
B. NaOH.
C. Ca(OH)2.
D. CH3COOH.
Câu 2. Bạn Thọ nhấc một thùng hàng có khối lượng 4 kg từ mặt đất lên giá đựng hàng cao 0,5 m. Công nhỏ nhất mà Thọ đã thực hiện trong công việc trên là
A. 20J.
B. 40J.
C. 2J.
D. 4J.
Câu 3. Những quả bóng bay thường được thả trong các dịp lễ hội có thể được bơm bằng khí
A. CO2.
B. H2.
C. O2.
D. SO2.
Câu 4. Cho các phản xạ:
(1) Tay chạm vật nóng, rụt tay lại.
(2) Qua ngã tư thấy đèn đỏ vội dừng trước vạch kẻ giới hạn.
(3) Đi dưới trời nắng, mặt đỏ gay.
(4) Khi trời lạnh mặc thêm áo khoác để đi học.
(5) Khi luyện tập thể dục, thể thao mồ hôi vã ra.
(6) Ngửi thấy mùi thịt nướng tiết nước bọt.
Những phản xạ nào sau đây là phản xạ có điều kiện?
A. (2), (4), (5).
B. (2), (3), (4).
C. (2), (4), (6).
D. (1), (3), (6).
Câu 5. Một khối gỗ nếu thả trong nước thì nổi \(\frac{1}{3}\) thể tích, nếu thả trong dầu thì nổi \(\frac{1}{4}\) thể tích. Khối lượng riêng của dầu D1, khối lượng riêng của nước là D2. Mối liên hệ giữa D1 và D2 là
A. 4D1 = 3D2.
B. 3D1 = 4D2.
C. 8D1 = 9D2.
D. 9D1 = 8D2
Câu 6. Cho các oxide có công thức hóa học như sau: SO3 (1), N2O5 (2), CO2 (3), Fe2O3 (4), CuO (5), CaO (6). Những chất thuộc loại oxide acid là
A. (2), (5).
B. (1), (2), (3).
C. (3), (6).
D. (4), (5), (6)
Câu 7. Khi cơ làm việc nhiều, nguyên nhân chủ yếu gây mỏi cơ là
A. các tế bào cơ thải ra nhiều CO2.
B. các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều glucose.
C. các tế bào cơ sẽ hấp thụ nhiều oxi.
D. thiếu oxygen cùng với sự tích tụ axit lactic gây đầu độc cơ.
Câu 8. Lấy cùng một khối lượng mỗi kim loại Zinc, Aluminuum, Magiesium, Iron lần lượt tác dụng hết với dung dịch sunfuric acid loãng, dư. Phản ứng tạo ra nhiều hydrogen nhất là của
A. Iron.
B. Zinc.
C. Magiesium.
D. Aluminuum.
Câu 9. Trong trò chơi bập bênh của trẻ em, bạn An nặng 18 kg ngồi cách điểm tựa 0,5m, thì bạn Bình nặng 15 kg phải ngồi cách điểm tựa bao nhiêu để nó thăng bằng?
A. 0,6m.
B. 0,72m.
C. 0,5m.
D. 0,8m.
Câu 10. Khi lực tác dụng vào vật có giá không song song và không cắt trục quay thì sẽ:
A. Làm vật đứng yên.
B. Làm quay vật.
C. Không tác dụng lên vật.
D. Vật tịnh tiến
Câu 11. Tập thể dục, thể thao có vai trò kích thích tích cực đến điều gì của xương?
A. Sự lớn lên về chu vi của xương.
B. Sự kéo dài của xương.
C. Sự phát triển trọng lượng của xương.
D. Sự phát triển chiều dài và chu vi của xương.
Câu 12. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là
A. HCl, H2SO4.
B. Ba(OH)2, NaOH.
C. NaCl, HCl.
D. H2SO4, NH4NO3
Câu 13. Một áp lực 500 N gây ra áp suất 2500 N/m2 lên diện tích bị ép. Diện tích mặt bị ép là
A. 2000 cm2.
B. 200 cm2.
C. 500 cm2.
D. 125 cm2.
Câu 14. Một vận động viên đang chạy marathon, nhóm các hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động?
A. Hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ vận động.
B. Hệ hô hấp, hệ tiêu hoá, hệ sinh dục.
C. Hệ vận động, hệ thần kinh, hệ bài tiết.
D. Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá.
Câu 15. Các giác quan giúp cơ thể nhận biết:
A. các kích thích từ bên ngoài cơ thể.
B. các kích thích từ bên ngoài hay bên trong cơ thể.
C. các kích thích từ bên trong cơ thể.
D. các kích thích từ bên ngoài và bên trong cơ thể.
Phần II. Phần lựa chọn: Thí sinh chọn 1 trong 3 phần sau đây: Phần Vật lý hoặc phần Hóa học hoặc phần Sinh học
PHẦN HÓA HỌC
Câu I. (6 điểm)
1) Hoàn thành và xác định các chất có trong sơ đồ sau:
Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3
2) Không được dùng thêm một hoá chất nào khác, hãy nhận biết 5 lọ bị mất nhãn sau đây. NaHCO3, NaHSO4, Mg(HCO3)2, K2SO3, Ca(HCO3)2.
3) Cho sơ đồ phản ứng sau:
Muối X + muối Y → muối Z + muối T.
Hãy tìm các cặp X, Y nếu:
a) X là muối chloride, Y là muối nitrate.
b) X là muối của barium, Y là muối của sodium.
Câu II (4 điểm)
1) Cho hỗn hợp 2 muối A2SO4 và BSO4 có khối lượng 44,2g tác dụng vừa đủ với 62,4 dung dịch BaCl2 thì cho ra 69,9 g kết tủa BaSO4 và 2 muối khan. Tìm khối lượng 2 muối tan sau phản ứng.
2) Khi cho SO3 hợp nước được dung dịch H2SO4. Tính lượng H2SO4 điều chế được khi cho 40kg SO3 hợp nước. Biết hiệu suất phản ứng là 95%.
Câu III (2 điểm)
Cho 4,958 lít khí CO (đkc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8g FexOy xảy ra phản ứng hoàn toàn theo sơ đồ sau:
FexOy + CO → Fe + CO2
Sau khi phản ứng xong người ta thu được hỗn hợp khí có tỉ khối hơi với H2 bằng 20
a) Xác định công thức hóa học của FexOy
b) Tính % thể tích CO2 có trong hỗn hợp khí
Câu IV (2 điểm)
Hòa tan NaOH rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và B với nồng độ phần trăm của dung dịch A gấp 3 lần nồng phần trăm của dung dịch B. Nếu đem pha trộn hai dung dịch A và B theo tỉ lệ khối lượng mA:mB = 5:2 thì thu được dung dịch C có nồng độ phần trăm là 20%. Nồng độ phần trăm của hai dung dịch A và B lần lượt là?
-----------------HẾT---------------
Hướng dẫn chấm đề thi Học sinh giỏi nằm trong File TẢI VỀ