Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 8 môn Hóa
Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 phân môn Hóa
Tóm tắt kiến thức Khoa học tự nhiên 8 môn Hóa được VnDoc biên soạn, tổng hợp là toàn bộ nội dung trọng tâm kiến thức Khoa học tự nhiên 8 được tóm gọn, trọng tâm kiến thức từng chương bài học Hoá 8, kèm theo các dạng câu hỏi bài tập liên quan. Giúp bạn đọc vận dụng tốt học tập tốt hơn.
Chương 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học
Sự biến đổi vật lí | Sự biến đổi hoá học | |
Khái niệm | là hiện tượng chất có sự biến đổi về trạng thái, kích thước, … nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. | là hiện tượng chất có sự biến đổi tạo ra chất khác. |
Ví dụ | Nước hoa khuếch tán trong không khí; Hoà tan đường vào nước. | Trứng để lâu ngày bị thối. Nung đá vôi thành vôi sống. |
II. Phản ứng hóa học
Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất tham gia phản ứng, chất tạo thành sau phản ứng được gọi là chất sản phẩm.
Ví dụ: Khi đun nóng hỗn hợp bột sắt (iron) và bột lưu huỳnh (sulfur) ta được hợp chất iron(II) sulfide (FeS).
Chất tham gia phản ứng là sắt và lưu huỳnh.
Chất sản phẩm là iron(II) sulfide.
Để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra có thể dựa vào các dấu hiệu sau:
- Có sự thay đổi màu sắc, mùi, … của các chất; tạo ra chất khí hoặc chất không tan (kết tủa); …
Ví dụ: Trong phản ứng của sắt tác dụng với hydrochloric acid, quan sát thấy có bọt khí bay lên.
- Có sự toả nhiệt và phát sáng
Sự toả nhiệt và phát sáng cũng có thể là dấu hiệu của phản ứng hoá học xảy ra.
Ví dụ: Khi đốt nến, nến cháy có sự toả nhiệt và phát sáng.
III. Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt
1. Phản ứng toả nhiệt, phản ứng thu nhiệt
Phản ứng toả nhiệt giải phóng năng lượng (dạng nhiệt) ra môi trường xung quanh.
Ví dụ: Đốt đèn cồn, cồn (ethanol) cháy. Khi đó, ethanol và khí oxygen trong không khí đã tác dụng với nhau tạo thành hơi nước và khí carbon dioxide, đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Ta nói, phản ứng đốt cháy cồn là phản ứng toả nhiệt.
Phản ứng thu nhiệt nhận năng lượng (dạng nhiệt) trong suốt quá trình phản ứng xảy ra.
Ví dụ: Với phản ứng phân huỷ copper(II) hydroxide thành copper(II) oxide và hơi nước thì cần cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt bằng cách đun nóng. Khi ngừng cung cấp nhiệt, phản ứng cũng dừng lại. Ta nói, phản ứng phân huỷ copper(II) hydroxide là phản ứng thu nhiệt.
IV. Định luật bảo toàn khối lượng
Định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu như sau:
Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
Với phương trình tổng quát:
A + B → C + D
Kí hiệu: mA, mB, mC, mD lần lượt là khối lượng của các chất đã tham gia và tạo thành sau phản ứng.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mA + mB = mC + mD
Lưu ý: Với các phản ứng hoá học có tạo thành chất khí, khi tính khối lượng của các chất sản phẩm cần lưu ý tính cả khối lượng của chất khí bay ra.
Ví dụ bài tập minh họa 1: Biết rằng Calcium oxide(vôi sống) CaO hoá hợp với nước tạo ra Calcium hydroxide (vôi tôi) Ca(OH)2, chất này tan được trong nước, cứ 56 g CaO hoá hợp vừa đủ với 18 g H2O. Bỏ 2,8 g CaO vào trong một cốc lớn chứa 400 mL nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2, còn gọi là nước vôi trong.
a) Tính khối lượng của calcium hydroxide.
b) Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2, giả sử nước trong cốc là nước tinh khiết.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Cứ 56 g CaO hóa hợp vừa đủ với 18 g H2O
Vậy 2,8 g CaO hóa hợp vừa đủ với x g H2O
→ x = 2,8 : 56 . 18 = 0,9(g)
Công thức khối lượng của phán ứng:
mCaO + mH2O = mCa(OH)2
Khối lượng calcium hydroxide được tạo ra bằng:
mCa(OH)2 = 2,8 + 0,9 =3,7 (g)
b. Khối lượng của dung dịch Ca(OH)2 bằng khối lượng của CaO bỏ vào cốc công với khối lượng của 400 ml nước trong cốc. Vì là nước tinh khiết có D= 1 g/ml,nên khối lượng của dung dịch bằng:
mdung dịch Ca(OH)2 = 2,8 + 400 = 402,8 (g)
Ví dụ bài tập minh họa 2: Đá Dolomite (là hỗn hợp của CaCO3 và MgCO3), khi nung nóng đá này tạo ra 2 oxide là calcium oxide CaO và Magnesium oxide MgO và thu được khí carbon dioxide.
a. Viết phản ứng hóa học xảy ra và phương trình khối lượng nung đá dolomite.
b. Nếu nung đá dolomite, sau phản ứng thu được 96 kg khí carbon dioxide và 154 kg hai oxide các loại thì phải dùng khối lượng đá dolomite là:
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a. Phương trình hóa học:
CaCO3 → CaO + CO2↑
MgCO3 → MgO + CO2↑
Phương trình tính khối lượng:
mdolomite = moxide+ mCO2
b. Ta có áp dụng định luật bảo toàn khối lượng
mdolomite = moxide + mCO2
⇔ mđolomit = 154 + 96 = 250 (kg)
IV. Phương trình hóa học
1. Khái niệm phương trình hóa học
Phương trình hoá học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học với chất tham gia phản ứng ở bên trái mũi tên chỉ chiều phản ứng và chất sản phẩm ở bên phải mũi tên.
2. Lập phương trình hóa học
Lập phương trình hoá học được thực hiện qua ba bước, được mô tả thông qua ví dụ sau:
Lập phương trình hoá học của phản ứng giữa nhôm (aluminium) và oxygen, tạo thành aluminium oxide.
Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng:
Al + O2 ----→ Al2O3
Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế:
Số nguyên tử Al và O ở 2 vế đều không bằng nhau, nhưng O có số nguyên tử nhiều hơn nên ta bắt đầu từ nguyên tố này trước. Do O2 có 2 nguyên tử O còn Al2O3 có 3 nguyên tử O nên để cân bằng, ta đặt hệ số 2 trước Al2O3 và hệ số 3 trước O2:
Al + 3O2 ---→ 2Al2O3
Để cân bằng tiếp số nguyên tử Al ta cần đặt hệ số 4 trước Al ở vế trái.
Bước 3: Viết phương trình hoá học của phản ứng:
4Al + 3O2 → 2Al2O3
3. Ý nghĩa của phương trình hoá học
- Các chất phản ứng và các chất sản phẩm.
- Tỉ lệ về số nguyên tử hoặc số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này bằng đúng tỉ lệ hệ số của mỗi chất trong phương trình hoá học.
V. Công thức tính toán
1. Khái niệm mol
Mol là lượng chất có chứa 6,022 × 1023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, …) của chất đó.
Số 6,022 × 1023 được gọi là hằng số Avogadro, kí hiệu là N.
2. Chuyển đổi giữa số mol chất và khối lượng
\(n=\frac{m}{M} (mol)\)
Trong đó: n số mol chất
M: Khối lượng mol của chất
m: Khối lượng chất
⇒ m = n.M (gam)
M = m/n (gam/mol)
3. Thể tích mol của chất khí
Ở điều kiện chuẩn (25oC và 1 bar), 1 mol khí bất kì đều chiếm thể tích là 24,79 lít.
Vậy ở điều kiện này, n mol khí chiếm thể tích là:
V = 24,79 × n (L)
4. Tỉ khối chất khí
Tỉ khối của khí A so với khí B là tỉ số giữa khối lượng mol của khí A và khối lượng mol của khí B.
Tỉ khối của khí A so với khí B được kí hiệu là dA/B và được tính bằng biểu thức
\(d_{A/B} =\frac{_{M_{A} } }{M_{B} }\)
Để biết khí X nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí X (MX) với khối lượng của 1 mol không khí.
Khối lượng mol trung bình của không khí xấp xỉ 29 gam/mol.
\(D_{X/không khí} =\frac{_{M_{X} } }{29}\)
VI. Tính theo phương trình hóa học
Xác định khối lượng, số mol của chất phản ứng và sản phẩm phản ứng hoá học
Để tính khối lượng và số mol của chất phản ứng và chất sản phẩm trong một phản ứng hoá học, ta thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Viết phương trình hoá học của phản ứng.
Bước 2: Tính số mol chất đã biết dựa vào khối lượng hoặc thể tích.
Bước 3: Dựa vào phương trình hoá
Ví dụ bài tập minh họa: Cho 4,8 gam Mg tác dụng với dung dịch chứa 3,65 gam hydrochloric acid (HCl) thu được magnesium chloride (MgCl2) và khí hydrogen. Thể tích khí H2 thu được ở đkc là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Phương trình hoá học: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Theo bài ra:
nMg = 4,8: 24 = 0,2 mol;
nHCl = 3,65: 36,5= 0,1 mol
Theo phương trình hoá học, cứ
1 mol Mg phản ứng với 2 mol HCl;
Do đó cứ 0,2 mol Mg phản ứng với 0,4 mol HCl.
Vậy Mg dư, HCl hết, số mol khí tính theo HCl.
nH2=12.nHCl = 12.0,1= 0,05 mol
⇒ VH2 = 0,05.24,79 =1,2395 (L).
VII. Hiệu suất phản ứng
1. Khái niệm hiệu suất phản ứng
Hiệu suất phản ứng (kí hiệu là H) là tỉ số giữa lượng sản phẩm thu được theo thực tế và lượng sản phẩm thu được theo lý thuyết.
2. Tính hiệu suất phản ứng
Thông thường, hiệu suất phản ứng biểu thị theo phần trăm và được tính theo biểu thức:
\(H= \frac{m_{tt\times }100 }{m_{lt} } (\%)\)
Trong đó:
mtt là khối lượng chất (g) thu được theo thực tế.
mlt là khối lượng chất (g) thu được theo lí thuyết (tính theo phương trình).
H là hiệu suất phản ứng (%).
Hiệu suất phản ứng thường nhỏ hơn 100%. Nếu hiệu suất phản ứng là 100% tức là phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn.
VIII. Dung dịch và nồng độ
IX. Tốc độ phản ứng
Chương 2: ACID - BASE - pH - OXIDE – MUỐI
I. Gọi tên các hợp chất vô cơ
II. Tính chất hóa học của một số hợp chất vô cơ
Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung lí thuyết, bài tập tại File TẢI VỀ