Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Muối là gì? Tính chất hóa học của muối

Muối là gì? Tính chất hóa học của muối được biên soạn gửi tới bạn đọc là nội dung hệ thống về muối, giúp bạn đọc biết muối là gì?, phân loại muối cũng như cách gọi tên muối. Đặc biệt tính chất hóa học của muối như thế nào. Từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan

>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan 

I. Muối là gì?

1. Định nghĩa muối 

Muối là hợp chất mà phân tử gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiêu gốc axit

2. Cách đọc tên Muối

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4 : natri sunfat

CaCO3: canxi cacbonat

FeSO4: sắt (II) sunfat

CaHPO4: canxi hydrophotphat

  • Các gốc axit thường dùng:
Gốc axitTên gọi

Phân tử axit có 1H -> có 1 gốc axit

HCl, HNO3, HBr,...

- Cl

- NO3

Clorua

nitrat

Phân tử axit có 2H

-> có 2 gốc axit

H2SO4, H2S, H2CO3

H2SO3

- HSO4

= SO4

- HS

= S

- HCO3

= CO3

- HSO3

Hidrosunfat

Sunfat

Hidrosunfua

Sunfua

Hidro cacbonat

Cacbonat:

hidrosunfit

Phân tử axit có 3H -> có 3 gốc axit

- H2PO4

= HPO4

≡ PO4 (III)

Đihidrophotphat

Hidrophotphat

Photphat

3. Phân loại muối

Theo thành phần, muối được chia làm hai loại:

+ Muối trung hoà: Là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Ví dụ: Na2SO4, Na2CO3, CaCO3

+ Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit của phân tử còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng kim loại.

Ví dụ: NaHSO4, K2HPO4, Ba(HCO3)2,...

Hoá trị của gốc axit bằng số nguyên tử hiđro đã được thay thế bằng kim loại.

II. Tính chất hóa học của muối

1. Muối tác dụng với kim loại

Muối + kim loại → Muối mới + kim loại mới

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Kim loại tác dụng với dung dịch muối thì kim loại đó phải mạnh hơn kim loại trong dung dịch muối.

2. Muối tác dụng với axit

Muối + axit → muối mới + axit mới

HCl + 2AgNO3 → AgCl + HNO3

Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và axit: muối tạo thành không tan hoặc axit sinh ra là chất dễ bay hơi.

3. Muối tác dụng với muối

Muối + muối → 2 muối mới

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl

Điều kiện xảy ra phản ứng giữa muối và muối:

  • 2 muối ban đầu phải tan.
  • 1 hoặc cả 2 muối tạo thành phải là không tan.

4. Muối tác dụng với bazơ

Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

Điều kiện:

Sau phản ứng có 1 chất không tan

5. Phản ứng nhiệt phân

Một số muối bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao

CaCO3 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) CaO + CO2

III. Bảng tính tan của muối

STTHợp chấtĐềuTrừ
1Muối nitrat (NO3-)Đều tan
2Muối axetat (CH3COOH-)Đều tan
3

Muối clorua (Cl-)

Muối bromua (Br-)

Muối Iotua (I-)

Đều tan

AgCl: Kết tủa trắng

PbCl2: Ít tan (tan trong nước nóng)

CuCl, HgCl (Hg2Cl2)

AgBr: Kết tủa màu vàng

AgI: Kết tủa vàng đậm, HgI2 (đỏ)

4Muối florua (F-)Không tantrừ muối kim loại kiềm, nhôm, bạc, thiếc, thủy ngân
5Muối sunfat (SO42-)Đều tan

BaSO4, CaSO4, PbSO4 (kết tủa trắng)

Ag2SO4 (ít tan)

Hg2SO4

6Muối Sunfua (S2-)Không tanTrừ muối sunfua của kim loại kiềm (Na, K) và amoni (NH4+)
7Muối Sunfit (SO32-)Không tanTrừ muối sunfit của kim loại kiềm (Na, K) và amoni (NH4+)
8Muối cacbonat (CO3)2-Không tanTrừ muối cacbonat của kim loại kiềm (Na, K) và amoni (NH4+)
9Muối Photphat (PO43-)Không tanTrừ muối Photphat của kim loại kiềm (Na, K) và amoni (NH4+)

IV. Dạng bài tập của muối 

Dạng 1. Bài tập lý thuyết về muối

Nắm chắc nội dung kiến thức, lý thuyết tính chất vật lý hóa học về Muối

Dạng 2. Dạng bài tập muối tác dụng với axit 

Xét phản ứng trao đổi giữa dung dịch axit và muối.

Phương trình phản ứng hóa học tổng quát:

muối + axit → muối mới + axit mới

Ví dụ:

HCl + AgNO3 → HNO3 + AgCl↓

Lưu ý: Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi giữa muối và dd axit:

Sản phẩm: có chất kết tủa (↓) hoặc bay hơi (↑) hoặc H2O hoặc axit mới yếu hơn.

Bước 1: Xử lí số liệu đề bài cho và viết phương trình phản ứng hóa học.

Bước 2: Đặt ẩn, lập hệ phương trình (nếu cần).

Bước 3: Giải hệ phương trình (nếu có) và tính toán theo yêu cầu đề bài.

Ví dụ: Cho 21 gam MgCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HCl 2M. Xác định thể tích dung dịch HCl đã dùng.

Hướng dẫn giải bài tập

Bước 1: nMgCO3 = mMgCO3 : MMgCO3 = 21 : (24 + 12 + 48) = 0,25mol

Bước 2:

Phương trình hóa học

MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + H2O + CO2

1mol → 2mol

0,25mol → x mol

Bước 3:  nHCl = 0,25.2/1= 0,5 mol.

Bước 4: VHCl = nHCl : CM HCl = 0,5 : 2 = 0,25 lít

Dạng 3. Dạng bài tập muối tác dụng với muối

Phản ứng xảy ra giữa hai dung dịch muối thường là phản ứng trao đổi.

- Phương trình phản ứng hóa học tổng quát:

Muối + muối → 2 muối mới

Ví dụ: KCl + AgNO3 → KNO3 + AgCl↓

- Lưu ý: Điều kiện xảy ra phản ứng:

+ Chất phản ứng: hai muối tham gia phản ứng phải tan.

+ Sản phẩm: có chất kết tủa (↓) hoặc bay hơi (↑) hoặc H2O

Ví dụ: Cho 0,1 mol FeCl 3 tác dụng hết với dung dịch Na2CO3 dư, thu được chất khí B và kết tủa C. Đem nung C đến khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Tính thể tích khí B (đktc) và khối lượng chất rắn D.

Hướng dẫn giải bài tập

Phương trình hóa học

2FeCl3 + 3H2O + 3Na2CO3 → 2Fe(OH)3 + 3CO2 + 6NaCl

0,1 0,1 0,15 mol

⇒ Chất khí B là CO2, kết tủa C là Fe(OH)3

⇒ V CO2 = 0,15.22,4 = 3,36 lít

Phương trình hóa học

2 Fe(OH)3  → Fe2O3 + 3H2O

0,1 0,05

⇒ Chất rắn D là Fe2O3

⇒ mD = 0,05.160 = 8 g

Dạng 4. Dạng bài tập muối tác dụng với bazơ

Phản ứng giữa dung dịch bazơ và dung dịch muối là phản ứng trao đổi.

Phương trình phản ứng hóa học tổng quát:

Muối + bazơ → muối mới + bazơ mới

Ví dụ:

FeCl2 + 2KOH → 2KCl + Fe(OH)2

Điều kiện xảy ra phản ứng:

+ Chất tham gia phản ứng phải tan.

+ Sản phẩm thường có kết tủa tạo thành.

Phản ứng đặc biệt của Al(OH)3 khi tác dụng với bazơ dư:

3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 ↓ + 3NaCl (1)

NaOH (dư) + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O (2)

Hay:

4NaOH (dư) + AlCl3 → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O (3)

...............................................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Muối là gì? Tính chất hóa học của muối. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Chuyên đề Hóa 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm