Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến tính chất hóa học của oxit axit, từ đó bạn đọc vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan đến Oxit nào tác dụng với nước. Tài liệu có bài tập vận dụng đi kèm cho các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số nội dung liên quan 

Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là

A. K2O.

B. FeO.

C. N2O5.

D. CaO.

Đáp án hướng dẫn giải 

Oxit axit tác dụng với nước ở nhiệt độ tạo ra dung dịch axit

Chọn đáp án C

A sai vì K2O là oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm

B. sai vì FeO là oxit bazo không tan

C đúng N2O5 là oxit axit

N2O5 + H2O → 2HNO3

D. sai CaO là oxit bazo tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm

Oxit tác dụng với nước

  • Oxit bazơ tác dụng với nước

Một số Oxit bazơ tan (oxit của kim loại kiềm và kiểm thổ trừ BeO, MgO) tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm)

Phương trình phản ứng: Oxit bazơ (tan) + H2O → Bazơ

Ví dụ:

Na2O + H2O  → 2NaOH

  • Oxit axit tác dụng với nước 

Nhiều Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit

Phương trình phản ứng: Oxit axit + H2O → Axit

Ví dụ:

P2O5 + H2O → H3PO4

Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Cặp chất nào sau đây khi phản ứng chỉ tạo muối và nước?

A. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch sắt (II) clorua.

B. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch bari clorua.

C. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch axit clohiđric.

D. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch natri hiđrocacbonat.

Xem đáp án
Đáp án D 

Phương trình phản ứng minh họa

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

Câu 2. Dung dịch nào sau đây có pH > 7?

A. Dung dịch natri clorua

B. Dung dịch canxi clorua.

C. Dung dịch axit sunfuric

D. Dung dịch nước vôi trong.

Xem đáp án
Đáp án D

A. Dung dịch natri clorua có công thức hóa học là NaCl có môi trường trung tính => pH = 7

B. Dung dịch canxi clorua có công thức hóa học là CaCl2 có môi trường trung tính => pH = 7

C. Dung dịch axit sunfuric có công thức hóa học là H2SO4 có môi trường axit => pH < 7

D. Dung dịch nước vôi trong có công thức hóa học là Ca(OH)2 có môi trường bazo => pH > Y

Câu 3. Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra sản phẩm có chất khí?

A. Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch axit sunfuric

B. Dung dịch natri cacbonat và dung dịch bari hiđroxit

C. Dung dịch bari clorua và dung dịch natri sunfat

D. Dung dịch natri sunfit và dung dịch axit clohiđric

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình phản ứng minh họa

a) Dung dịch natri hiđroxit và dung dịch axit sunfuric

2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

b) Dung dịch natri cacbonat và dung dịch bari hiđroxit

Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 + 2NaOH

c) Dung dịch bari clorua và dung dịch natri sunfat

Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2NaCl

d) Dung dịch natri sunfit và dung dịch axit clohiđric

Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + SO2

Câu 4. Cho hai dung dịch natri sunfat và natri cacbonat đều trong suốt không màu. Thuốc thử dùng phân biệt hai dung dịch trên là:

A. dung dịch natri hiđroxit.

B. dung dịch natri clorua.

C. dung dịch axit clohiđric.

D. dung dịch bari clorua.

Xem đáp án
Đáp án C

Dùng dung dịch HCl

Có khí bay lên là dung dịch natri cacbonat

Không có hiện tượng gì là dung dịch natri sunfat.

Câu 5. Trong những dãy oxit sau, dãy gồm những chất tác dụng được với nước để tạo ra dung dịch kiềm là:CuO, CaO, Na2O, K2O.

A. CuO, CaO, Na2O, K2O.

CaO, Na2O, K2O, BaO.

CuO, Na2O, BaO, Fe2O3.

PbO, ZnO, MgO, Fe2O3.

Xem đáp án
Đáp án A

Các oxit của kim loại kiềm và kiềm thổ (trừ BeO, MgO) tác dụng được với nước ở điều kiện thường tạo ra dung dịch bazo

A. loại CuO

B. thỏa mãn

C. loại CuO; Fe2O3.

D. loại tất cả

Câu 6. Cho các dung dịch C6H5NH2, C2H5NH2, KOH, NH3, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là

A. 4

B. 3

C. 5

D. 2

Xem đáp án
Đáp án C

Amin ( trừ anilin và các amin có chứa vòng thơm) đều làm dung dịch phenolphtalein chuyển màu đỏ (hồng)

Aa làm phenolphtalein thay đổi dựa màu khi số nhóm -COOH < NH2

Câu 7. Chất nào sau đây tác dụng với nước tạo dung dịch làm phenolphtalein chuyển màu hồng?

A. BaO

B. Al2O3

C. Fe2O3

D. CO2

Xem đáp án
Đáp án A

Dung dịch phenolphtalein chuyển màu là dung dịch kiềm

Phương trình phản ứng

BaO + H2O → Ba(OH)2

Câu 8. Dãy các chất tác dụng đuợc với nước tạo ra dung dịch axit là:

A. MgO, K2O, SO3, CO2

B. CaO, Fe2O3, SO2, BaO

C. CaO, K2O,SiO3, CO2

D. P2O5, CO2, SO3, N2O5

Xem đáp án
Đáp án D

Phương trình phản ứng minh họa

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

CO2 + H2O ⇔ H2CO3

SO3 + H2O → H2SO4

N2O5 + H2O → 2HNO3

Câu 9. Dãy oxit tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit

A. SO3, CaO, SiO2, CO2

B. SO3, CaO, P2O5, CO2

C. CO2, SO3, N2O5, P2O5

D. SiO2, BaO, SO2, CO2

Xem đáp án
Đáp án C

Oxit axit (trừ SiO2 không tan trong nước) tác dụng với nước ở nhiệt độ thưởng tạo ra dung dịch axit

CaO, BaO là oxit bazo

SiO2 là oxit axit không tan

Chọn đáp án C: CO2, SO3, N2O5, P2O5

Phương trình phản ứng minh họa

CO2 + H2O ⇔ H2CO3

SO3 + H2O → H2SO4

N2O5 + H2O → 2HNO3

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Câu 10. Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là

A. CO2.

B. K2O.

C. SO2.

D. FeO

Xem đáp án
Đáp án B

Oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ là những oxit bazơ tan

CO2 Loại vì tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit:

CO2 + H2O → H2CO3 (dung dịch axit)

K2O là oxit bazo tan tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazo

Na2O + H2O → 2NaOH (dung dịch bazơ)

SO2 Loại vì tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit:

SO2 + H2O → H2SO3 (dung dịch axit)

FeO Loại vì là oxit bazo không tan do đó không tác dụng với nước.

Câu 11. Nhận định đúng về tính chất hóa học của CO2

A. CO2 là oxit axit.

B. CO2 có tính khử mạnh.

C. CO2 tác dụng với axit.

D. CO2 tác dụng với muối sunfat.

Xem đáp án
Đáp án A

Tính chất hóa học của CO2 là oxit axit

+ tác dụng với nước tạo dung dịch axit.

+ tác dụng với dung dịch bazơ tạo muối.

Câu 12. Nhận định nào không đúng về tính chất hoá học của các kim loại Na, Mg, Al?

A. Na là kim loại có tính khử mạnh hơn Mg và Al.

B. Na, Mg, Al đều khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng thành H2.

C. Al tan trong dung dịch NaOH cũng như trong dung dịch HNO3 giải phóng H2.

D. Al có thể khử được nhiều oxit kim loại như: Fe2O3, Cr2O3...... ở nhiệt độ cao thành kim loại tự do.

Xem đáp án
Đáp án C

Al tan trong dung dịch NaOH cũng như trong dung dịch HNO3 giải phóng H2.

Al tan trong HNO3 giải phóng sản phẩm khử của N+5.

Câu 13. Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là

A. CaO, CuO

B. NaO, CaO

C. NaO, CO3

D. CuO, CO3

Xem đáp án
Đáp án C

Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO

Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO

Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O

C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2

=> không có công thức oxit NaO và CO3

Câu 14. Có những khí sau: CO2, H2, O2, SO2, . Khí nào làm đục nước vôi trong:

A. CO2, O2

B. CO2, H2, SO2

C. CO2, SO2

D. CO2, O2, H2

Xem đáp án
Đáp án C

O2 và H2 không làm đục nước vôi trong do không pư

CO2 và SO2 làm đục nước vôi trong do phản ứng

Phương trình phản ứng minh họa

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

SO2 + Ca(OH) → CaSO3 + H2O

2 phản ứng này tạo kết tủa nên làm đục nước vôi trong

Câu 15. Dãy chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl?

A. Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2.

B. Al(OH)3, Zn(OH)2, Fe(OH)2.

C. Cu(OH)2, Zn(OH)2, Sn(OH)2.

D. Zn(OH)2, Sn(OH)2, Mg(OH)2.

Xem đáp án
Đáp án D

Dãy chất vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng với dung dịch HCl là:

Zn(OH)2, Sn(OH)2, Mg(OH)2.

Câu 16. Dung dịch của chất X làm quỳ tím hóa đỏ, dung dịch của chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn dung dịch X của hai chất lại thì xuất hiện kết tủa. Vậy X và Y có thể lần lượt là

A. 2SO4 và Ba(OH)2.

B. H2SO4 và NaOH.

C. NaHSO4 và BaCl2.

D. HCl và Na2CO3.

Xem đáp án
Đáp án A

Dung dịch chất X làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ => dd X có môi trường axit

Dung dich chất Y làm quỳ tím hóa xanh => dd Y có môi trường bazo

Trộn X với Y có kết tủa

=> X là H2SO4 và Y là Ba(OH)2

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O

.........................................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit là. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững kiến thức được học trong bài, từ đó vận dụng làm các bài tập liên quan hiệu quả.

Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Trắc nghiệm Hóa học 9, Giải sách bài tập Hóa 9, Giải bài tập Hóa học 9 giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
21
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 9 - Giải Hoá 9

    Xem thêm