Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH
Tính chất hóa học của oxit
Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc giải đáp thắc mắc câu hỏi liên quan đến những oxit tác dụng với NaOH. Thông qua tài liệu này, các bạn sẽ nắm được tính chất hóa học của oxit axit khi tác dụng với nước, tác dụng với oxit bazơ và tác dụng với bazơ. Hy vọng nội dung tài liệu giúp ích cho bạn đọc trong quá trình học tập cũng như làm bài. Mời các bạn tham khảo.
Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH
A. CuO, Fe2O3, SO2, CO2
B. BaO, CuO, CO, N2O5.
C. CO2, SO2, P2O5, SO3.
D. SO3, ZnO, CuO, Ag2O.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Oxit axit tác dụng được với dung dịch NaOH tạo ra muối và nước
Đáp án chọn C
A. Sai Fe2O3, CuO là oxit bazo không tan
B. BaO là oxit bazo, CuO là oxit bazo không tan, CO là oxit trung tính
D. ZnO, CuO, Ag2O là oxit bazo không tan
Tính chất hóa học của oxit axit
1. Oxit axit tác dụng với nước H2O
Hầu hết các oxit axit khi hòa tan vào nước sẽ cho ra dung dịch oxit (trừ SiO2)
Phương trình phản ứng: Oxit axit + H2O → Axit
SO3 + H2O → H2SO4
2. Oxit axit tác dụng với oxit bazơ
Khi cho oxit axit tác dụng với oxit bazơ tan sẽ tạo ra muối (thường là những oxit có thể tác dụng được với nước)
Phương trình phản ứng: Oxit axit + Oxit bazơ → Muối
CO2 + CaO → CaCO3
3. Oxit axit tác dụng với bazơ
Bazơ tan là bazơ của kim loại kiềm cùng kiềm thổ mới. Cụ thể, có 4 bazơ tan như: NaOH, KOH, Ca(OH)2 và Ba(OH)2
Phương trình phản ứng: Oxit axit + Bazơ → Muối + H2O
CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + NaOH → NaHCO3
Câu hỏi trắc nghiệm liên quan
Câu 1. Những oxit tác dụng với NaOH
A. CO2, BaO, Fe2O3, P2O5
B. SO2, SO3, CO2, N2O5
C. BaO, Na2O, CO, N2O5
D. P2O5, CaO, CO2, N2O
Câu 2. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột P2O5 và CaO
A. H2O
B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch NaCl
D. CO2
Câu 3. Dẫn từ từ 3,36 lít khí CO2 (ở đktc) vào 1 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch
A. CaCO3
B. CaCO3 và Ca(HCO3)2
C. Ca(HCO3)2
D. CaCO3 và Ca(OH)2 dư
nCO2 = 3,36 : 22,4 = 0,15 (mol)
nCa(OH)2= 10 : 100 = 0,1 (mol)
Phản ứng tạo ra 2 muối
CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3↓( trắng) + H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2→ Ca(HCO3)2 (2)
Câu 4. Để điều chế khí sunfuro trong phòng thí nghiệm người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?
A. Đốt lưu huỳnh trong không khí
B. Cho dung dịch K2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc
C. Cho tinh thể K2SO3 tác dụng với H2SO4 đặc
D. Đốt cháy khí H2S trong không khí
Trong phòng thí nghiệm, SO2 được điều chế bằng cách đun nóng dung dịch axit H2SO4 với muối K2SO3 tinh thể
Phương trình phản ứng minh họa
K2SO3 + H2SO4 → K2SO4 + H2O + SO2↑
Câu 4. Cho từ từ đến hết 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch Ca(OH)2 C(M). Sau phản ứng thu được 10 gam kết tủa. Tính nồng độ mol của Ca(OH)2 đã dùng là:
A. 0,625 (M)
B. 1,25 (M)
C. 0,075 (M)
D. 0,225 (M)
nCO2 = 3,36 : 22,4 = 0,15(mol)
nCaCO3↓= 10 : 100 = 0,1(mol)
a) Có thể xảy ra các pư sau:
CO2 + Ca(OH)2→ CaCO3↓( trắng) + H2O (1)
2CO2 + Ca(OH)2→ Ca(HCO3)2 (2)
b) TH1: chỉ xảy ra pư (1). CO2 hết, mọi tính toán theo CO2 và CaCO3
Theo PTHH (1): nCaCO3 = nCO2 = 0,15 (mol)
→ mCaCO3 = nCaCO3. MCaCO3 = 0,15.100 = 15 (g) khác với đề cho thu được 10 gam kết tủa
→ TH này loại
TH2: xảy ra cả pư (1) và (2). CO2 và Ca(OH)2 đều hết
Theo pư(1) : nCO2 = nCa(OH)2 = nCaCO3 = 0,1(mol)
Theo pư (2): nCO2(2) = 0,15- nCO2(1) = 0,15 - 0,1 = 0,05(mol)
nCa(OH)2= nCO2(2) =.0,05 = 0,025 (mol)
∑nCa(OH)2 = 0,1 + 0,025 = 0,125 (mol)
⇒CMCa(OH) 2= 0,125/0,2 = 0,625 (M)
................................
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Dãy oxit tác dụng với dung dịch NaOH. Hy vọng thông qua tài liệu này, các em sẽ nắm vững kiến thức được học về tính chất hóa học của oxit axit, từ đó học tốt môn Hóa 8 hơn.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.