Hóa học lớp 8: Tính hóa trị của nguyên tố
Tính hóa trị của nguyên tố hóa 8
Hóa học lớp 8: Tính hóa trị của nguyên tố được VnDoc.com sưu tập và giới thiệu giúp các bạn học cách xác định hóa trị của nguyên tố một cách chính xác là tài liệu hay cho các bạn học sinh tham khảo nhằm luyện tập và củng cố lại kiến thức. Để học tốt môn hóa học 8 cũng như đạt kết quả cao trong các kì thi.
- 30 Đề thi học kì 1 lớp 8 môn Hóa học
- Hóa học 8 Bài 10: Hóa trị
- Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Hóa học lớp 8
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 8 năm 2022 - 2023 Đề 1
- Đề thi giữa kì 1 Hóa 8 năm 2022 - 2023 Đề 3
- 10 đề thi giữa học kì 1 lớp 8 môn Hóa năm 2022 - 2023 Có đáp án
- Tuyển tập 40 bài tập Hóa học nâng cao lớp 8
I. Phương pháp làm bài tính hóa trị của nguyên tố
1. Cách xác định hóa trị
- Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất được quy định:
+ Hóa trị của nguyên tố H bằng I. Từ đó suy ra hóa trị của nguyên tố khác.
Ví dụ: Theo công thức AHy, hóa trị của A bằng y
HCl (Cl hóa trị I)
H2O (oxi hóa trị II)
CH4 (cacbon hóa trị IV)
- Hóa trị còn được xác định gián tiếp qua nguyên tố oxi; hóa trị của oxi được xác định bằng II.
Ví dụ: BOy hóa trị của B bằng 2y. B2Oy hóa trị của B bằng y (Trừ B là hidro)
SO3 hóa trị S bằng VI
K2O hóa trị K bằng II
Al2O3 hóa trị Al bằng III
BaO hóa trị Ba bằng II
2. Kết luận
- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
3. Quy tắc hóa trị
Quy tắc hóa trị: Tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố này, bằng tích của chỉ số với hóa trị của nguyên tố kia
Xét hai nguyên tố AxBy
\(x \times a = y \times b\)
Trong đó a là hóa trị của A, b là hóa trị của B; B có thể là nhóm nguyên tử
TH1: Nếu a = b
Ví dụ:
\(\begin{array}{l} C{a^{II}}_x{O^{II}}_y\\ x \times II = y \times II = > x = y\\ = > CTHH : CaO \end{array}\)
TH2: Nếu a ≠ b:
Ví dụ 1:
\(\begin{array}{l} {K^I}_x{(S{O_4})^{II}}_y\\ x \times I = y \times II = > x = 2; y = 1\\ = > CTHH : {K_2}S{O_4} \end{array}\)
\(\begin{array}{l} A{l^{III}}_xC{l^I}_y\\ x \times III = y \times I = > x = 1; y = 3\\ = > CTHH : AlC{l_3} \end{array}\)
Ví dụ 2:
\(\begin{array}{l} {S^{VI}}_x{O^{II}}_y\\ x \times VI = y \times II = > \frac{x}{y} = \frac{{II }}{{VI}} = \frac{1}{3} = > x = 1; y = 3\\ = > CTHH: S{O_3} \end{array}\)
\(\begin{array}{l} F{e^{III}}_x{(S{O_4})^{II}}_y\\ x \times III = y \times II = > \frac{x}{y} = \frac{{II }}{{III}} = \frac{2}{3} = > x = 2; y = 3\\ = > CTHH: F{e_2}{(S{O_4})_3} \end{array}\)
Kết luận: Các bước để xác định hóa trị
Bước 1: Viết công thức dạng AxBy
Bước 2: Đặt đẳng thức: x . hóa trị của A = y . hóa trị của B
Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: \(\frac{x}{y} = \frac{b}{a} = \frac{{b'}}{{a'}}\) = Hóa tri của B/Hóa trị của A
Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’)
- Gọi a là hóa trị của nguyên tố cần tìm.
- Áp dụng qui tắc về hóa trị để lập đẳng thức.
- Giải đẳng thức trên tìm a
Chú ý: - H và O đương nhiên đã biết hóa trị: H(I), O(II).
Kết quả phải ghi số La Mã.
II. Bài tập ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Tính hóa trị của C trong hợp chất CO và CO2.
Hướng dẫn giải chi tiết
* CO
Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II
=> a = II
Vậy C có hóa trị II trong CO
* CO2
Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 2 . II
=> a = IV
Vậy C có hóa trị II trong CO2
Ví dụ 2: Tính hóa trị của N trong N2O5
Hướng dẫn giải chi tiết
Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 5. II
=> a = 10 / 2 = V
Vậy N có hóa trị V trong N2O5
Ví dụ 3: Tính hóa trị của Fe trong FeSO4 và Fe2(CO3)3 với SO4(II), CO3 (II)
Hướng dẫn giải chi tiết
* FeSO4
Theo quy tắc hóa trị: 1 . a = 1 . II
=> a = II
Vậy Fe có hóa trị II trong FeSO4
(Chú ý: Lỗi học sinh hay mắc phải là, lúc này nên hiểu hóa trị II của nhóm SO4 phải nhân với chỉ số nhóm của SO4 là 1, còn số 4 là chỉ số của oxi, không được đem nhân).
* Fe2(CO3)3
Theo quy tắc hóa trị: 2 . a = 3 . II
=> a = 6 / 2 = III
Vậy Fe có hóa trị III trong Fe2(CO3)3
III. Bài tập xác định hóa trị
Bài 1. Tính hóa trị của các nguyên tố có trong hợp chất sau:
a. Na2O | b. SO2 | c. SO3 | d. N2O5 |
e. H2S | f. PH3 | g. P2O5 | h. Al2O3 |
i. Cu2O | j. Fe2O3 | k. SiO2 | l. SiO2 |
Bài 2. Trong các hợp chất của sắt: FeO; Fe2O3; Fe(OH)3; FeCl2, thì sắt có hóa trị là bao nhiêu?
Bài 3. Xác định hóa trị các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết hóa trị của O là II.
1. CaO |
2.SO3 |
3.Fe2O3 |
4. CuO |
5.Cr2O3 |
6. MnO2 |
7.Cu2O |
8.HgO |
9.NO2 |
10.FeO |
11. PbO2 |
12.MgO |
13.NO |
14.ZnO |
15.PbO |
16. BaO |
17.Al2O3 |
18.N2O |
19.CO |
20.K2O |
21. Li2O |
22.N2O3 |
23.Hg2O |
24.P2O3 |
25.Mn2O7 |
26. SnO2 |
27.Cl2O7 |
28.SiO2 |
Bài 4. Tính hóa trị của các nguyên tố
a) Nhôm trong hợp chất Al2O3
b) Sắt trong hợp chất FeO
c) Crom trong hợp chất CrO và Cr2O3
d) Nito trong các hợp chất sau NO, N2O5, NO2, N2O
Bài 5. Dựa vào hóa trị các nguyên tố. Cho biết công thức hóa học nào viết sai, công thức hóa học nào viết đúng: MgCl, NaO, BaO, CuOH, Na2NO3, FeNO3, NaCl, AlO3, K2O, Fe2O3
Bài 6. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:
a) C (IV) và S (II)
b) Fe (II) và O.
c) P (V) và O.
d) N (V) và O.
Bài 7. Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
a) Fe (III) và nhóm (OH)
b) Ba (II) và nhóm (PO4)
c) Al (III) và nhóm (SO4)
Hướng dẫn giải bài tập
Bài 1
a) Na (I) b) S (IV) c) S (VI) d) N (V)
e) S (II) f) P (III) g) P (V) h) Al (III)
i) Cu (I) j) Fe (III) k) Si (IV) l) Fe (II)
Bài 2
Fe có hóa trị II trong FeO và FeCl2
Fe có hóa trị III trong Fe2O3 và Fe(OH)3.
Bài 3
1. Ca (II) |
2. S (VI) |
3. Fe (III) |
4. Cu (II) |
5. Cr (III) |
6. Mn (IV) |
7. Cu (I) |
8. Hg (II) |
9. N(IV) |
10. Fe (II) |
11. Pb (IV) |
12. Mg (II) |
13. N (II) |
14. Zn (II) |
15. Pb(II) |
16. Ba (II) |
17. Al (III) |
18. N (I) |
19. C (II) |
20. K (I) |
21. Li (I) |
22. N (III) |
23. Hg (I) |
24. P (III) |
25.Mn (VII) |
26.Sn (IV) |
27. Cl (VII) |
28. Si (IV) |
IV. Bài tập trắc nghiệm Hóa 8 Hóa trị
Câu 1. Hợp chất Alx(SO4)3 có phân tử khối 342. Giá trị của x là:
A. 3
B. 2
C. 1
D. 4
Phân tử khối Alx(SO4)3 là 342
⇒ 27.x + (32 +16.4).3 = 342
⇒ x =2 => Al2(SO4)3
Câu 2. Biết hidroxit có hóa trị I, công thức hòa học nào đây là sai
A. NaOH
B. CuOH
C. KOH
D. Fe(OH)3
A, B, C đúng
D sai
Câu 3. Bari có hóa trị II. Chọn công thức sai
A. BaSO4
B. BaO
C. BaCl
D. Ba(OH)2
Câu 4: Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức nào
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe
D. FeCl3
Nguyên tử Fe có hóa trị II trong công thức FeO
B. Fe có hóa trị III
D. Fe có hóa trị III
C. Fe dạng đơn chất
Câu 5: Khi phân tích hợp chất (X) chứa 27,273% cacbon và còn lại là oxi. Hóa trị của cacbon trong hợp chất trên là bao nhiêu?
A. I
B. II
C. III
D. IV
Đặt công thức tổng quát: COx ( x ∈ N* )
%C = (12.100)/(12+16x) = 27,273%
Giải phương trình ta có
x = 2
⇒ CTHH: CO2
Áp dụng quy tăc hóa trị ta có
a.1 = II.2
⇒ a = (II.2)/1 = IV
Vậy hóa trị của C là IV
Câu 6: Cho hợp chất (A) có dạng Alx(SO4)y và phân tử khối bằng 342 đvC. Biết nhôm có hóa trị III. Hóa trị của nhóm SO4 là:
A. I
B. II
C. III
D. IV
Phân tử khối của hợp chất là:
27.x + 96.3 = 342 → x = 2
Vậy hóa trị II
Câu 7. Lập công thức hóa học biết hóa trị của X là I và số p = e là 13 và Y có nguyên tử khối là 35.5
A. NaCl
B. BaCl2
C. NaO
D. MgCl
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các hợp chất hiđrô thường có hóa trị I và oxi thường có hóa trị II
B. Mỗi nguyên tố chỉ có một hóa trị
C. Mỗi nguyên tố có thể có nhiều hóa trị
D. Hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử đó với nguyên tử của nguyên tố khác
Câu 9: Một hợp chất (Q) có thành phần khối lượng là: 34,5% Fe và 65,5% Cl. Hóa trị của sắt trong hợp chất (Q) là:
A. I
B. II
C. III
D. IV
Gọi công thức hóa học của hợp chất là FeClx (x: hóa trị của Fe, x: nguyên, dương)
=> M(hợp chất)= mFe : %mFe= 56 : 34,46% ≈ 162,5 (g/mol)
=> x= (162,5 - 56)/ 35,5 = 3
=> Công thức hóa học là FeCl3 và hóa trị của Fe trong hợp chất là III
Câu 10. Lập công thức hóa học của Ca (II) với OH (I)
A. CaOH
B. Ca(OH)2
C. Ca2(OH)
D. Ca3OH
Gọi công thức hóa học chung là Cax(OH)y
Theo quy tắc hóa trị: II.x = I.y → x/y = 1/2
Ta được x = 1, y = 2
→ Công thức hóa học Ca(OH)2
Câu 11. Hãy chọn công thức hóa học đúng trong các công thức sau đây:
A. BaPO4
B. Ba2PO4.
C. Ba3PO4.
D. Ba3(PO4)2.
Câu 12. Hãy chọn công thức hóa học sai trong các công thức sau đây:
A. Fe2O3
B. Fe2(SO4)3
C. FeSO4
D. Fe(SO4)3
Công thức hóa học sai là: Fe(SO4)3
Vì gốc SO4 có hóa trị II, Fe Hóa trị III. Vậy công thức đúng là: Fe2(SO4)3
Câu 13. Lập công thức hóa học của Fe (II) với NO3
A. FeNO3
B. Fe(NO3)3
C. Fe(NO3)2
D. Fe2NO3
Gọi công thức hóa học là: IIFexI(NO3)y
Ta có: II. x = I . y
x/y = I/II = 1/2
Vậy công thức hóa học là: Fe(NO3)2
Câu 14. Biết Cr hoá trị III và O hoá trị II. Công thức hoá học nào sau đây viết đúng?
A. Cr2O3
B. CrO
C. CrO2
D. CrO3
Gọi công thức cần tìm là CrxOy
Theo đầu bài: Cr hoá trị III và O hoá trị II, ta có: IIICrxIIOy
Theo quy tắc hóa trị: III . x = II . y
=> Tỉ lệ x/y = 2/3 => chọn x = 2 và y = 3
=> công thức hợp chất là: Cr2O3
Câu 15. Cho biết CTHH của X với H là H3X, của Y với O là YO. Chọn CTHH nào đúng cho hợp chất X và Y:
A. XY3
B. X3Y
C. X2Y3
D. X2Y2
Gọi hóa trị của X trong hợp chất H3X là x.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: I.3 = x.1.
→ x = I.3/1 = III
Gọi hóa trị của X trong hợp chất yO là y.
Theo quy tắc hóa trị, ta có: y.1 = II.1.Theo quy tắc hóa trị, ta có: y.1 = II.1.
→ y = II.1/1 = II
Gọi công thức hóa học tạo bởi X (III) và Y (II) là XaYb
Theo quy tắc hóa trị, ta có: a. III = b.II.
a/b = II/III = 2/3
→ a = 2; b = 3.→ a = 2; b = 3.
Vậy CTHH của hợp chất là: X2Y3
Câu 16. Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3 và hợp chất của nguyên tố Y với H là YH2. Công thức hoá học hợp chất của X với Y là
A. XY.
B. X2Y.
C. XY2.
D. X2Y3.
Xác định hóa trị của X:
Đặt hóa trị của X là a. Ta có:
2.a = 3.II ⇒ a = III.
Xác định hóa trị của Y:
Đặt hóa trị của Y là b. Ta có:
1.b = 2.I ⇒ b = II.
Đặt công thức hóa học hợp chất của X và Y là XmYn.
Theo quy tắc hóa trị có:
III.m = II.n
Chuyển thành tỉ lệ: m/n = II/III = 2/3
Lấy m = 2 thì n = 3. Công thức hóa học của hợp chất là: X2Y3.
Câu 17: Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị
A. số nguyên tử của nguyên tố (hay số nhóm nguyên tử) đó trong hợp chất.
B. khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).
C. khối lượng của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) đó trong hợp chất.
D. phần trăm khối lượng của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) đó trong hợp chất.
Đáp án: B
Giải thích: Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
Câu 18: Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo
A. hóa trị của O làm đơn vị và hóa trị của H là hai đơn vị.
B. hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là ba đơn vị.
C. hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
D. hóa trị của O làm đơn vị và hóa trị của H là ba đơn vị.
Đáp án: C
Giải thích: Hóa trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.
Câu 4: Cho biết sơ đồ công thức của hợp chất giữa nguyên tố X với H và O như sau: H – X – H, X = O. Quy ước mỗi vạch ngang giữa hai kí hiệu biểu thị một hóa trị của mỗi bên nguyên tử. Hóa trị của X là
A. I.
B. III.
C. II.
D. IV.
Đáp án: C
Giải thích:
Quy ước mỗi vạch ngang giữa hai kí hiệu biểu thị một hóa trị của mỗi bên nguyên tử.
X liên kết với hai nguyên tử H; X liên kết với một nguyên tử O.
→ X hóa trị II.
-------------------------------------
VnDoc giới thiệu tới các bạn Hóa học lớp 8: Tính hóa trị của nguyên tố được VnDoc biên soạn giúp các bạn học sinh dễ dàng nắm được cách xác đinh hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cũng như hiểu thế nào là hóa trị., các bạn có thể học thuốc hóa trị qua bài ca hóa trị.
Để có thể giúp các bạn học thuộc hóa trị của các nguyên tố một cách nhanh nhất VnDoc gửi tới các bạn:
Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn Hóa học lớp 8: Tính hóa trị của nguyên tố. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 8, Chuyên đề Vật Lý 8, Chuyên đề Hóa 8, Tài liệu học tập lớp 8 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.