Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học
Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học - Hóa trị của các nguyên tố
- I.Tài liệu Hóa học trong chương trình mới
- II. Tài liệu học tập lớp 8
- III. Bảng 1- Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học
- IV. Bảng 2- Hóa trị của một số nhóm nguyên tử
- V. Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học theo chương trình SGK mới
- VI. Các bước để xác định hóa trị
- VII. Bài tập vận dụng xác định hóa trị
- VIII. Bài tập vận dụng tự luyện
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được VnDoc tổng hợp, biên soạn sẽ giúp các bạn học bảng hóa trị nhanh hơn. Giúp bạn học nắm chắc kiến thức, vận dụng vào nội dung Khoa học tự nhiên, phân môn Hóa học.
I.Tài liệu Hóa học trong chương trình mới
- Đọc tên nguyên tố Danh pháp một số hợp chất vô cơ theo IUPAC
- Tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp IUPAC
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học lớp 7
- Bảng tuần hoàn Hóa học Tiếng Anh
II. Tài liệu học tập lớp 8
- Các dạng bài tập Hóa 8 đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao
- Các bài tập về lượng chất dư Hóa học 8
- Tóm tắt kiến thức Hóa học 8
- Công thức tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm
- Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học
III. Bảng 1- Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học
Số proton | Tên nguyên tố | Phiên âm tiếng anh | Ký hiệu hóa học | CTHH của đơn chất | Nguyên tử khối | Hóa trị |
1 | Hydrogen | /ˈhaɪdrədʒən/ | H | H2 | 1 | I |
2 | Lithium | /ˈlɪθiəm/ | Li | Li | 7 | I |
6 | Carbon | /ˈkɑːbən/ /ˈkɑːrbən/ | C | C | 12 | II,IV |
7 | Nitrogen | /ˈnaɪtrədʒən/ | N | N2 | 14 | II,III,IV |
8 | Oxygen | /ˈɒksɪdʒən/ /ˈɑːksɪdʒən/ | O | O2 | 16 | II |
9 | Fluorine | /ˈflɔːriːn/ /ˈflʊəriːn/ | F | F2 | 18 | I |
11 | Sodium | /ˈsəʊdiəm/ | Na | Na | 23 | I |
12 | Magnesium | /mæɡˈniːziəm/ | Mg | Mg | 24 | II |
13 | Aluminium | /ˌæljəˈmɪniəm/ /ˌæləˈmɪniəm/ | Al | Al | 27 | III |
14 | Silicon | /ˈsɪlɪkən/ | Si | Si | 28 | IV |
15 | Phosphorus | /ˈfɒsfərəs/ /ˈfɑːsfərəs/ | P | P | 31 | V,III |
16 | Sulfur | /ˈsʌlfə(r)/ /ˈsʌlfər/ | S | S | 32 | II,IV,VI |
17 | Chlorine | /ˈklɔːriːn/ | Cl | Cl2 | 35.5 | I |
19 | Potassium | /pəˈtæsiəm/ | K | K | 39 | I |
20 | Calcium | /ˈkælsiəm/ | Ca | Ca | 40 | II |
25 | Manganese | /ˈmæŋɡəniːz/ | Mn | Mn | 55 | II,IV,VII |
26 | Iron | /ˈaɪən/ /ˈaɪərn/ | Fe | Fe | 56 | II,III |
29 | Copper | /ˈkɒpə(r)/ /ˈkɑːpər/ | Cu | Cu | 64 | I, II |
30 | Zinc | /zɪŋk/ | Zn | Zn | 65 | II |
35 | Bromine | /ˈbrəʊmiːn/ | Br | Br2 | 80 | I |
47 | Silver | /ˈsɪlvə(r)/ /ˈsɪlvər/ | Ag | Ag | 108 | I |
56 | Barium | /ˈbeəriəm/ /ˈberiəm/ | Ba | Ba | 137 | II |
80 | Mercury | /ˈmɜːkjəri/ /ˈmɜːrkjəri/ | Hg | Hg | 201 | II |
82 | Lead | lead | Pb | Pb | 206 | II |
IV. Bảng 2- Hóa trị của một số nhóm nguyên tử
Công thức acid tương ứng | Gốc Acid | Tên gốc | Hóa trị |
HCl | - Cl | -chloride | I |
HBr | - Br | -bromide | I |
H2S | = S | -sulfide | II |
- HS | -hydrogen sulfide | I | |
HNO2 | - NO2 | -nitrite | I |
HNO3 | - NO3 | -nitrate | I |
H2SO3 | = SO3 | -sulfite | II |
- HSO3 | -hydrogen sulfite | I | |
H2SO4 | = SO4 | -sulfate | II |
- HSO4 | - hydrogen sulfate | I | |
H3PO4 | - H2PO4 | -dihydrogen phosphate | I |
= HPO4 | -hydrogen phosphate | II | |
≡ PO4 | -phosphate | III | |
H2CO3 | = CO3 | -carbonate | II |
- HCO3 | -hydrogen carbonate -bicarbonate | I |
Nhóm hydroxide (OH) là I
Ví dụ base tương ứng: Ba(OH)2, KOH, Fe(OH)2
Quy tắc hóa trị và các bước xác định hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất đầy đủ tại bài:
V. Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học theo chương trình SGK mới
VI. Các bước để xác định hóa trị
Bước 1: Viết công thức dạng AxBy
Bước 2: Đặt đẳng thức: x hóa trị của A = y × hóa trị của B
Bước 3: Chuyển đổi thành tỉ lệ: \(\frac xy=\frac ba=\frac{bʹ}{aʹ}\) = Hóa tri của B/Hóa trị của A
Chọn a’, b’ là những số nguyên dương và tỉ lệ b’/a’ là tối giản => x = b (hoặc b’); y = a (hoặc a’)
Ví dụ: Lập công thức hóa học của hợp chất sau: C (IV) và S (II)
Bước 1: Công thức hóa học của C (IV) và S (II) có dạng \({C^{VI}}_x{S^{II}}_y\)
Bước 2: Biểu thức quy tắc hóa trị: x.IV = y.II
Chuyển thành tỉ lệ:
\(\frac xy=\frac{II}{IV}=\frac24=\frac12>x=1;y=2\)
Bước 3 Công thức hóa học cần tìm là: CS2
VII. Bài tập vận dụng xác định hóa trị
Bài tập 1: Tính hóa trị của các nguyên tố
a) Nhôm trong hợp chất Al2O3
b) Sắt trong hợp chất FeO
c) Crom trong hợp chất CrO và Cr2O3
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Nhôm trong hợp chất Al2O3
Gọi hóa trị của nhôm trong hợp chất là x:
Ta có hóa trị của O (II)
Theo quy tắc hóa trị.
3. x = 3.II => x = 3 (III) . Vậy Nhôm có hóa trị bằng III trong hợp chất Al2O3
Tương tự làm với câu b); c)
Sắt trong hợp chất FeO có hóa trị là II
Crom trong hợp chất CrO và Cr2O3 có hóa trị lần lượt là II và III
Bài tập 2. Dựa vào hóa trị các nguyên tố. Cho biết công thức hóa học nào viết sai, công thức hóa học nào viết đúng: MgCl, NaO, BaO, NaCl, AlO3, K2O, Fe2O3
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
MgCl, NaO, BaO, NaCl, AlO3, K2O, Fe2O3
Công thức viết đúng là: BaO, K2O, Fe2O3
Công thức viết sai là: MgCl (MgCl2); NaO (Na2O); AlO3 (Al2O3)
Bài tập 3. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:
a) C (IV) và S (II)
b) Fe (II) và O.
c) P (V) và O.
d) N (V) và O.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Bước 1: Công thức hóa học của C (IV) và S (II) có dạng \({C^{VI}}_x{S^{II}}_y\)
Bước 2: Biểu thức quy tắc hóa trị: x.IV = y.II
Chuyển thành tỉ lệ:\(\frac{x}{y} = \frac{{II }}{{IV}} = \frac{2}{4} = \frac{1}{2} > x = 1; y = 2\)
Bước 3: Công thức hóa học cần tìm là: CS2
b) Công thức hóa học của Fe(III) và O có dạng: \(^{III}Fe_x^{II}O_y\)
Biểu thức quy tắc hóa trị: x.III = y.II
Chuyển thành tỉ lệ: \(\frac xy=\frac{II}{III}=\frac23\)
Chọn x = 2, y = 3
Công thức hóa học cần tìm là: Fe2O3
c)
Công thức hóa học của P(V và O có dạng: \(^VP_x^{II}O_y\)
Biểu thức quy tắc hóa trị: x.V = y.II
Chuyển thành tỉ lệ: \(\frac{x}{y}=\frac{II}{V}=\frac{2}{5}\)
Chon x = 2, y = 5
Công thức hóa học cần tìm là: P2O5
d) N (V) và O.
Công thức hóa học của N(V) và O có dạng: \(^VN_x^{II}O_y\)
Biểu thức quy tắc hóa trị: x.V = y.II
Chuyển thành tỉ lệ: \(\frac{x}{y}=\frac{II}{V}=\frac{2}{5}\)
Chon x = 2, y = 5
Công thức hóa học cần tìm là: N2O5
Bài tập 4. Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
a) Ba (II) và nhóm (OH)
b) Cu (II) và nhóm (SO4)
c) Ba (II) và nhóm (PO4)
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
a) Công thức hóa học của hợp chất có dạng: \(F{e^{III}}_x{(S{O_4})^{II}}_y\)
Ta có: \(x \times III = y \times II = > \frac{x}{y} = \frac{{II }}{{III}} = \frac{2}{3} = > x = 2; y = 3\)
Công thức hóa học của hợp chất là Fe2(SO4)3
Phân tử khối = 2.56 + 32.3 + 16.4.3 = 400 đvC
b)
Công thức hóa học của hợp chất có dạng: \(Cu_x^{II}(SO_4)_y^{II}\)
Ta có: \(x\times II=y\times II=>\frac{x}{y}=\frac{II}{II}=\frac{2}{2}=>x=1;y=1\)
Công thức hóa học của hợp chất là CuSO4
Phân tử khối = 64 + 32 + 16.4 = 160 đvC
c)
Công thức hóa học của hợp chất có dạng: \(Ba_x^{II}(PO_4)_y^{III}\)
Ta có: \(x\times II=y\times III=>\frac{x}{y}=\frac{III}{II}=\frac{3}{2}=>x=3;y=2\)
Công thức hóa học của hợp chất là Ba3(PO4)2
Phân tử khối = 132.3 + 31.2 + 16.4.2 = 586 đvC
VIII. Bài tập vận dụng tự luyện
1. Bài tập tự luận
Bài tập số 1: Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:
a) C (IV) và S (II)
b) Fe (II) và O.
c) P (V) và O.
d) N (V) và O.
Đáp án
a) CS2 | b) FeO | c) P2O5 | d) N2O5 |
Bài tập số 2: Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của các hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử sau:
a) Ba (II) và nhóm (OH)
b) Cu (II) và nhóm (SO4)
c) Fe (III) và nhóm (SO4)
Đáp án
a) Ba(OH)2 | b) CuSO4 | c) Fe2(SO4)3 |
Bài tập số 3: Lập công thức hoá học của các hợp chất sau và tính phân tử khối:
a/ Cu và O
b/ S (VI) và O
c/ K và (SO4)
d/ Ba và (PO4)
e/ Fe (III) và Cl
f/ Al và (NO3)
g/ P (V) và O
h/ Zn và (OH)
k/ Mg và (SO4)
l/ Fe (II) và (SO3)
m/ Ca và (CO3)
Đáp án
a) CuO PTK = 64.16 = 80 đvC | b) SO3 PTK = 32 + 16.3 = 80 đvC | c) K2SO4 PTK = 39.2 + 32 + 16.4 = 174 đvC |
d) Ba2(PO4)3 PTK = 559 đvC | e) FeCl3 PTK = 162,5 đvC | f) Al(NO3)3 PTK = 210 đvC |
g) P2O5 PTK = 182 đvC | h) Zn(OH)2 PTK = 99 đvC | k) MgSO4 PTK = 120 đvC |
l) FeSO3 PTK = 136 đvC | m/ CaCO3 PTK = 100 đvC |
Bài tập số 4: Trong các công thức hoá học sau đây, công thức hoá học nào sai? Sửa lại cho đúng: FeCl, ZnO2, KCl, Cu(OH)2, BaS, CuNO3, Zn2OH, K2SO4 , Ca2(PO4)3, Al3Cl, AlO2, K2SO4, HCl, BaNO3, Mg(OH)3, ZnCl, MgO2, NaSO4, NaCl, Ca(OH)3, K2Cl, BaO2, NaSO4, H2O, Zn(NO3)2, Al(OH)2, NaOH2, SO3, Al(SO4)2.
Đáp án
Công thức hóa học sai | Công thức hóa học đúng | Công thức hóa học sai | ông thức hóa học đúng |
FeCl ZnO2 CuNO3 Zn2OH Al3Cl AlO2 BaNO3 Mg(OH)3 ZnCl | FeCl3 ZnO Cu(NO3)2 Zn(OH)2 AlCl3 Al2O3 Ba(NO3)2 Mg(OH)2 ZnCl2 | NaSO4 Ca(OH)3 K2Cl BaO2 NaSO4 Al(OH)2 NaOH2 Al(SO4)2. MgO2 | Na2SO4 Ca(OH)2 KCl BaO Na2SO4 Al(OH)3 NaOH Al2(SO4)3 MgO |
2. Câu hỏi trắc nghiệm
Để xem toàn bộ nội dung tài liệu mời các bạn ấn file TẢI VỀ
.....................................
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu học tập hóa học lớp 8.