Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 16 Nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành)

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Lập dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến tán thành

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề trong đời sống mà em có ý kiến tán thành: Vấn đề sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da ở lứa tuổi học sinh.

2. Thân bài: Đưa ra ý kiến bàn luận để bảo vệ cho ý kiến tán thành:

a) Ý kiến 1: Mỹ phẩm chăm sóc da giúp bảo vệ da (tránh nắng, bụi mịn) và khắc phục các vấn đề về da ở tuổi dậy thì

- Lí lẽ:

  • Hiện nay, không khí bị ô nhiễm nặng nề, trong không khí có rất nhiều bụi mịn, nên sử dụng các mỹ phẩm bảo vệ da và làm sạch da là rất cần thiết
  • Tầng ozon bị thủng, khí hậu ngày càng khắc nghiệt nên tia nắng trở nên độc hại, có khả năng gây ung thư da nếu không có đủ biện pháp ngăn ngừa, đặc biệt là các bạn học sinh lớp da còn mỏng yếu

- Dẫn chứng:

  • Thủ đô Hà Nội nhiều lần xếp thứ 2 thế giới về ô nhiễm khung khíc. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến của bản thân
  • Nhiều trường hợp bị bỏng rát, thậm chí là ung thư da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

b) Ý kiến 2: Mỹ phẩm chăm sóc da không phải là đồ trang điểm, không gây mất hình ảnh người học sinh

- Lý lẽ: Mỹ phẩm chăm sóc da là các món đồ dưỡng da, bảo vệ da, hầu hết không có màu, nên không khiến hình ảnh người học sinh bị thay đổi

- Dẫn chứng: HS liệt kê một số mỹ phẩm chăm sóc da thường gặp (son dưỡng, kem dưỡng da, kem chống nắng… đều không phải đồ trang điểm)

c) Ý kiến 3: Mỹ phẩm chăm sóc da giúp khắc phục các bệnh về da thường gặp ở tuổi dậy thì

- Lý lẽ: Mỹ phẩm chăm sóc da rất cần thiết với tuổi dậy thì, giúp khắc phục các vấn đề như dầu nhờn, mụn…

- Dẫn chứng: Bạn HS cùng lớp có nhiều mụn nội tiết do dậy thì, cần sử dụng các mỹ phẩm làm sạch và chăm sóc da để giảm mụn và tránh sẹo lồi

d) Ý kiến 4: Sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da giúp học sinh tự tin hơn về bản thân

- Lý lẽ:

  • Mỹ phẩm chăm sóc da giúp người dùng có làn da khỏe mạnh, không lo ngại khi phải hoạt động ngoài trời
  • Mỹ phẩm chăm sóc da giúp khắc phục các vấn đề về da ở tuổi dậy thì, giúp học sinh tự tin hơn khi giao tiếp

- Dẫn chứng: Lấy dẫn chứng từ một bạn HS

c) Kết bài: Khẳng định lại quan điểm tán thành việc học sinh sử dụng mỹ phẩm chăm sóc da.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến tán thành Ngắn gọn

Sừ dụng mĩ phẩm ở lứa tuổi học sinh là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Cá nhân em rất ủng hộ cho điều này.

Bởi mĩ phẩm là một khái niệm rất rộng, không chỉ bao gồm việc trang điểm, tô son đánh phấn như nhiều người vẫn nghĩ. Đó là còn việc làm sạch và dưỡng da, bảo vệ da nữa. Chẳng hạn như một bạn học sinh ở lứa tuổi dậy thì sử dụng sữa rửa mặt làm sạch da, kem trị mụn, kem chống nắng thì hoàn toàn cần thiết. Những sản phẩm đó giúp bảo vệ làn da của các bạn, và không hề tạo nên hình ảnh thiếu phù hợp so với lứa tuổi. Vì thế, khi nhìn thấy một bạn học sinh bôi kem chống nắng, son dưỡng môi trước khi đi học là hoàn toàn bình thường. Chúng ta không nên lên án hay ngăn cản hành động này. Không chỉ vậy, chúng ta cần cổ vũ, khuyến khích các bạn học sinh nên quan tâm hơn đến bản thân mình. Bởi hiện nay, sự ô nhiễm không khí và tia cực tím cũng ngày càng độc hại hơn, nên việc bảo vệ da cho lứa tuổi học sinh là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, để bảo vệ an toàn cho học sinh, cần có sự chỉ dẫn, định hướng phù hợp từ người lớn. Nhằm tránh việc các bạn sử dụng mĩ phẩm thiếu khoa học, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Chính vì vậy, em rất ủng hộ việc các bạn học sinh quan tâm chăm sóc, bảo vệ cho làn da của mình bằng các loại mĩ phẩm phù hợp.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến tán thành Mẫu 1

Sử dụng điện thoại di động ở lứa tuổi học sinh luôn là một đề tài nóng hổi được nhiều người quan tâm. Nhiều bạn cho rằng việc cho học sinh mang điện thoại di động đến lớp là điều cần thiết. Nhưng cũng có nhiều ý kiến lại phản đối, cho rằng học sinh không nên sử dụng điện thoại di động. Cá nhân em, là một học sinh, hoàn toàn ủng hộ ý kiến cho rằng học sinh nên mang theo điện thoại khi đến trường.

Trước hết, điện thoại di động là đồ vật giúp học sinh chúng em có thể chủ động trong việc liên lạc với gia đình. Nhiều trường hợp, lịch học ở trường của chúng em sẽ thay đổi bất ngờ, không diễn ra đúng như thời khóa biểu đã thông báo trước. Chúng em có thể về muộn hơn hoặc sớm hơn dự định, đôi khi cần di chuyển đến các địa điểm khác ở ngoài trường học. Nếu có điện thoại, chúng em có thể gọi điện cho phụ huynh để thông báo. Ngược lại, phụ huynh cũng có thể liên lạc cho chúng em để thông báo các thông tin bất ngờ, chẳng hạn như bố mẹ nhờ người lạ đón, bố mẹ sẽ đi làm về muộn… Bên cạnh đó, khi cần xin phép bố mẹ về một điều gì đó, chẳng hạn như sang nhà bạn chơi vào cuối buổi học, xin đến thư viện đọc sách trước khi về nhà… thì chúng em cũng có thể liên lạc với bố mẹ mà không cần phải để sang ngày hôm sau.

Thứ hai, điện thoại di động nếu sử dụng đúng cách thì còn có thể trở thành một dụng cụ học tập hữu ích. Đặc biệt là trong các tiết thực hành, thuyết trình. Chúng em có thể dùng điện thoại dể quay chụp, ghi âm các nội dung trong tiết học để về nhà xem lại. Hoặc đơn giản là lưu lại những kỉ niệm đẹp trong tiết học của mình. Cùng với đó, trong các tiết thảo luận, chiếc điện thoại di động sẽ giúp chúng em tra cứu tài liệu nhanh chóng, linh động như một cuốn từ điển. Từ đó, giúp việc học trở nên thuận lợi hơn.

Thứ ba, với các chức năng đa dạng, điện thoại di động còn phục vụ hoạt động giải trí, vui chơi và hoạt động ngoái khóa. Những chiếc điện thoại có thể chiếu phim hoạt hình, phát nhạc, đọc báo sẽ giúp chúng em giải trí vào giờ ra chơi. Hay chức năng phát nhạc, video âm nhạc sẽ hỗ trợ chúng em khi tập văn nghệ, hoặc tổ chức múa hát trong các giờ ngoại khóa.

Với những lợi ích trên, em cho rằng thật sai lầm khi hoàn toàn ngăn cấm học sinh đem theo điện thoại di động khi đến trường. Bởi so với các nhược điểm, thì ưu điểm của điện thoại di động là rất lớn. Để phát huy tối đa các ưu điểm, thầy cô có thể đưa ra các quy định về thời gian được sử dụng điện thoại của học sinh. Từ đó giúp điện thoại di động phát huy tối đa khả năng của mình, phục vụ cho học sinh tại trường.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến tán thành Mẫu 2

Hiện nay, mạng xã hội facebook đã trở thành nơi giao lưu, kết bạn vô cùng quen thuộc của tất cả mọi người. Và học sinh cũng không nằm ngoài vòng xoay đó. Tuy nhiên, nhiều người lớn lại cho rằng, lứa tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh Trung học cơ sở chưa phù hợp để sử dụng mạng xã hội. Khi cô giáo nêu lên vấn đề này để thảo luận trong tiết học: Học sinh nên hay không nên sử dụng mạng xã hội facebook, em và các bạn trong nhóm đều nêu ý kiến tán thành.

Trước hết, mạng xã hội facebook giúp chúng em làm quen được với nhiều người bạn mới có cùng sở thích, suy nghĩ, mục tiêu và đam mê. Ở đây, chúng em vượt qua các trở ngại về địa lý, ngôn ngữ, thời gian để giao lưu, trò chuyện với nhau. Thậm chí, dù cách nhau vài tuổi, khác biệt về vùng miền, chúng em vẫn có thể tâm sự với nhau mỗi ngày được. Nhờ vậy mà em có thêm nhiều bạn hơn, có thêm người để chia sẻ, có thêm những khoảng khắc vui vẻ mỗi ngày. Điều đó tiếp thêm cho chúng em nguồn năng lượng tích cực để học tập và rèn luyện hăng say.

Bên cạnh đó, trên facebook còn có rất nhiều người nổi tiếng, các thầy cô giáo trẻ chia sẻ miễn phí các kiến thức bổ ích, các kinh nghiệm hữu ích cũng như các thông tin thú vị cho chúng em được học tập. Các thông tin đó được tổng hợp, chia sẻ ngắn gọn dưới dạng hình ảnh, sơ đồ và có thể lưu lại, xem nhiều lần sau đó. Nhờ vậy, em có thêm nguồn tri thức mới bổ ích được cập nhật mỗi ngày.

Không chỉ vậy, trên facebook, em còn tham gia các nhóm học tập cùng bạn bè trên khắp cả nước. Mỗi ngày, chúng em nhắc nhau học bài, cổ vũ nhau cố gắng hơn. Chúng em chia sẻ cho nhau các bài học ở lớp, cùng thảo luận, học bài để có kết quả học tập tốt hơn. Tuy chưa từng gặp nhau ở ngoài đời thực, nhưng chúng em luôn yêu quý nhau, chia sẻ và giúp đỡ nhau nhiệt tình.

Bên cạnh đó, trên mạng xã hội facebook còn có nhiều hoạt động giải trí thú vị, giúp em giảm bớt các căng thẳng của một ngày học dài. Đem đến niềm vui, tiếng cười. Đặc biệt, chúng em còn có thể chia sẻ những video, bài viết hài hước thú vị đó cho bạn bè, người thân của mình cùng xem.

Với các lợi ích như vậy, em cho rằng việc để học sinh sử dụng mạng xã hội facebook là hoàn toàn hợp lí. Chỉ cần chúng ta biết sử dụng đúng cách và phù hợp thì mạng xã hội sẽ phát huy tối đa các lợi ích của mình, dù chúng ta ở độ tuổi nào.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến tán thành Mẫu 3

Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển và được giới trẻ, đặc biệt là các bạn học sinh yêu thích. Nhiều phụ huynh cho rằng mạng xã hội chỉ đem đến những tác động tiêu cực nên muốn ngăn cản con cái sử dụng. Nhưng các bạn học sinh thì lại cho rằng mạng xã hội không chỉ giúp giải trí mà còn đem lại nhiều tác dụng tích cực cho bản thân.

Bản thân em cho rằng, mạng xã hội vừa đem lại tác động tích cực, vừa đem lại tác động tiêu cực với người dùng. Vì vậy, chúng ta không nên tẩy chay nó, mà cần sử dụng một cách hợp lý.

Mạng xã hội bao gồm các trang mạng online và các nền tảng như facebook, tiktok, instagram… Ở đó, mọi người có thể xem rất nhiều những hình ảnh, video, thông tin thú vị,.. Đồng thời được kết giao với nhiều người bạn mới ở những nơi khác nhau. Sự muôn màu và đa sắc ở mạng xã hội giúp người dùng có những phút giây giải trí thoải mái. Không chỉ vậy, người dùng còn được học hỏi, biết thêm nhiều điều hay được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Cùng với đó, là có những người bạn tốt để chia sẻ, để cùng nhau cố gắng học tập. Dù ở cuộc sống thực, mọi người cách xa đến đâu, thì trên mạng xã hội cũng sẽ gần gũi với nhau hơn.

Bên cạnh những ưu điểm ấy, mạng xã hội cũng đem lại những tác động tiêu cực cho người dùng. Với số lượng thông tin khổng lồ, người dùng - đặc biệt là các bạn học sinh dễ tiếp cận đến các thông tin độc hại, tư tưởng sai lệch. Từ đó dễ dẫn đến những hiểu nhầm và phát ngôn, hành động sai lệch. Không chỉ vậy, mạng xã hội còn ẩn chứa nhiều nguy hiểm từ những kẻ lừa đảo. Chúng có nhiều hình thức tinh ranh để dụ dỗ, lôi kéo các bạn học sinh vào những đường dây tệ nạn. Hoặc thực hiện các hành vi sai trái khác. Bên cạnh đó, sự hấp dẫn của mạng xã hội cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi, khi khiến các bạn học sinh say sưa đến quên cả việc học. Thậm chí bỏ bê những mối quan hệ khác ở cuộc sống thực tại.

Vì vậy, chúng ta phải tự kiểm soát và cân đối thời gian, cách sử dụng mạng xã hội sao cho hợp lí. Để phát huy tối đa những ưu điểm của nó, và hạn chế hết mức những nhược điểm tai hại mà nó đem lại. Bởi nếu chỉ vì những nhược điểm kia mà bỏ qua rất nhiều những ưu điểm khác của mạng xã hội thì thật là sai lầm. Để làm được điều đó, ngoài việc chính bản thân các bạn phải tự phân phối thời gian, cách sử dụng. Thì bố mẹ hoặc thầy cô cũng cần có sự giúp đỡ, điều hướng, để bảo vệ các bạn học sinh khỏi những thông tin, ảnh hưởng xấu của mạng xã hội.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống trình bày ý kiến tán thành Mẫu 4

Vào tiết sinh hoạt lớp ngày hôm qua, lớp em đã cùng thảo luận về việc mang điện thoại di động đến lớp học. Một số bạn cho rằng nên cấm việc mang điện thoại di động đến lớp, vì nó không có tác dụng gì khi ở lớp cả. Nhiều bạn khác thì cho rằng nên cho phép học sinh mang theo điện thoại, vì nhiều trường hợp cũng cần sử dụng đến.

Cá nhân em, thì đồng tình với ý kiến thứ hai. Vì em cũng cho rằng, việc mang điện thoại di động đến lớp là hoàn toàn có ích chứ không phải là không cần thiết.

Điện thoại di động là một thiết bị điện tử với nhiều tính năng hiện đại. Nó giúp liên lạc, trao đổi với người khác dù ở cách nhau rất xa. Vì vậy, khi đi học, các bạn học sinh có thể dùng điện thoại để liên lạc với bố mẹ trong những tình huống bất ngờ. Chẳng hạn như xin phép về muộn vì lên thư viện cùng bạn, hoặc cần bố mẹ đến đón sớm hơn do nghỉ học tiết cuối… Ngoài ra, các bạn có thể dùng điện thoại để tra cứu các thông tin về học tập vào giờ giải lao, chuẩn bị cho tiết học sắp đến. Hoặc đơn giản, chỉ là xem các video âm nhạc, giải trí vào giờ ra chơi sau các tiết học căng thẳng. Vì vậy, em cho rằng việc mang điện thoại di động đến lớp là hoàn toàn hợp lí.

Tuy nhiên, những lo ngại về tác hại của việc mang điện thoại theo đến trường cũng là điều dễ hiểu. Bởi có không ít trường hợp các bạn sử dụng điện thoại trong giờ học, khiến bản thân bị sao nhãng, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. Đồng thời gây ảnh hưởng đến những bạn ngồi cạnh. Vì vậy, để việc mang điện thoại đến lớp không mang đến các tác động tiêu cực, chúng ta có thể sử dụng các quy tắc nhất định. Như học sinh phải tắt chuông điện thoại khi mang điện thoại theo. Chỉ được sử dụng điện thoại vào giờ giải lao, còn trong giờ học thì phải tắt máy và cho vào cặp sách.

Như vậy, thì việc các bạn học sinh mang điện thoại di động đến lớp sẽ không ảnh hưởng tiêu cực nữa. Đồng thời còn giúp đem đến những lợi ích thiết thực cho bản thân các bạn.

Nghị luận về vấn đề Thành công và thất bại mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ

Tham khảo TOP2 các bài văn mẫu ngắn gọn tại đây Nghị luận về vấn đề Thành công và thất bại, mặt nào mới là trải nghiệm bổ ích giúp con người tiến bộ?

Nghị luận về vấn đề Không thầy đố mày làm nên và Học thầy chẳng tày học bạn câu nào là chân lí

Tham khảo TOP2 bài văn mẫu ngắn gọn tại đây Nghị luận về vấn đề Không thầy đố mày làm nên và Học thầy chẳng tày học bạn câu nào là chân lí?

Nghị luận về vấn đề Ham mê trò chơi điện tử nên hay không nên

Tham khảo TOP2 bài văn mẫu ngắn gọn tại đây Nghị luận về vấn đề: Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên?

Nghị luận về vấn đề Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại 

Tham khảo TOP3 bài văn mẫu ngắn gọn tại đây Nghị luận về vấn đề Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hạ

Chia sẻ, đánh giá bài viết
793
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Văn mẫu lớp 7 Kết nối tri thức

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng