Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp lớp 7
Viết đoạn văn nêu cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp Mẫu 1
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp Mẫu 2
- Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp Mẫu 3
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ Hay Chọn Lọc
- Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ Ngắn gọn
Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ Gặp lá cơm nếp lớp 7 với các đoạn văn mẫu hay, ngắn gọn và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp Mẫu 1
Sau khi đọc bài thơ Gặp lá cơm nếp của nhà thơ Thanh Thảo, những tình cảm yêu thương, quyến luyến về mẹ đã được gợi lên trong trái tim em. Bài thơ là dòng cảm xúc của một người con dành cho mẹ của mình. Anh ấy là một người lính đang chinh chiến ở nơi xa. Anh đến với chiến trường với hành trang trên vai là những kỉ niệm thơ ấu đẹp đẽ ở quê hương - nơi có người mẹ lúc nào cũng tảo tần, hi sinh cho con cái. Những tình cảm, hồi ức ấy được anh gói lại, cất giữ ở nơi sâu nhất trong trái tim. Nhưng tình cờ được một chiếc lá cơm nếp đánh thức. Chiếc lá quen thuộc ấy, khiến bao kỉ niệm được mở ra, bung ra trong đầu anh. Anh lại nhớ về mẹ, nhớ về bếp củi đơn sơ mà ấm áp, nhớ về nắm xôi thơm dẻo ngọt bùi. Càng nhớ, anh lại càng thêm yêu mẹ da diết, và lại càng thêm quyết tâm chiến đấu kiên cường, để bảo vệ vùng trời bình yên cho mẹ yêu dấu. Tình cảm mộc mạc, chan chứa ấy của người lính đã đồng điệu với trái tim em. Đó là sự giao thoa của những người con luôn yêu thương, biết ơn mẹ của mình.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp Mẫu 2
Gặp lá cơm nếp là một bài thơ năm chữ rất hay và đặc biệt của nhà thơ Thanh Thảo. Bài thơ là dòng hồi ức của chàng lính khi tình cờ gặp lại hình ảnh quen thuộc - chiếc lá cơm nếp ở một nơi xa. Chiếc lá ấy trở thành cầu nối, dẫn anh nhớ về những kỉ niệm bên mẹ ở quê nhà. Anh nhớ hình dáng mẹ nhặt lá đun bếp, thổi nên những nồi cơm nếp thơm dẻo suốt tuổi thơ. Cái mùi vị quen thuộc ấy anh không sao quên được, cũng như anh chẳng bao giờ quen được hình dáng yêu thương của mẹ, tình yêu và sự chở che của mẹ. Chính điều đó tiếp thêm cho anh sức mạnh và sự kiên cường để chiến đấu nơi rừng Trường Sơn, để bảo vệ mẹ, bảo vệ quê hương, đất nước. Tấm lòng hiếu thảo, đầy tình yêu thương ấy của người lính trẻ khiến em vô cùng xúc động và kính phục.
Đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Gặp lá cơm nếp Mẫu 3
Bài thơ Gặp lá cơm nếp của nhà thơ Thanh Thảo là một tác phẩm thơ tự sự rất hay và ý nghĩa. Bài thơ là dòng suy tư, hồi ức của người lính trẻ khi đang ở tận rừng Trường Sơn. Giữa không khí chiến trận khốc liệt, một chiếc lá cơm nếp xuất hiện, đã trở thành chìa khóa mở ra vùng kí ức ngọt ngào trong anh. Đó là những ngày tháng anh ở quê nhà, được cùng mẹ ăn những nắm xôi nếp thơm bùi, ngọt dẻo. Anh nhớ mãi dáng mẹ tần tảo sớm hôm, nuôi dạy anh nên người. Chính vì thế, anh càng thêm vững tay súng, chắc bước chân để bảo vệ vùng trời bình yên có người mẹ đang chờ anh trở về. Anh yêu mẹ, yêu nhà nên càng yêu đất nước. Tình yêu cao cả ấy đã làm nên người lính cụ Hồ vĩ đại mà em luôn kính trọng và nể phục.
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ Hay Chọn Lọc
>> Học sinh tham khảo các đoạn văn hay nhất tại đây: Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ lớp 7
Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ Ngắn gọn
>> Học sinh tham khảo các đoạn văn hay và ngắn nhất tại đây: Đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ Ngắn gọn
-------------------------------------------------
Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7 và đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.