Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ lớp 7

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Cảm nhận về một đoạn thơ trong Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 - Mẫu 1

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

(1) Hình ảnh “bốn ngàn năm” gợi lại hành trình dựng nước và giữa nước dài đằng đẵng của đất nước ta. (2) Trong suốt khoảng thời gian đó, chúng ta nhiều lần đối mặt với những kẻ xâm lăng hùng mạnh, cũng không ít lần phải chịu cảnh đô hộ của kẻ thù. (3) Nhưng dù vất vả, gian lao là thế, nhưng đất nước ta vẫn luôn kiên cường đấu tranh, quyết không cam chịu mất nước, không cam chịu làm nô lệ. (4) Bởi vậy, biết bao cuộc đấu tranh, khởi nghĩa đã nổ ra trong bốn ngàn năm ấy, biết bao nhiêu người dân đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập của dân tộc này. (5) Chính vì như thế mà nhân dân ta luôn có một niềm tin mãnh liệt vào tương lai của tổ quốc, đó sẽ là một tương lai độc lập, tự do và hạnh phúc. (6) Niềm tin cháy bỏng ấy được thể hiện rõ qua hình ảnh so sánh đất nước với vì sao sáng trên cao - mãi mãi chiếu sáng không gì che lấp được. (7) Vầng hào quang ấy sẽ dẫn lối cho đất nước ta tiến về phía trước, vượt qua mọi chông gai và rào cản.

Cảm nhận về một đoạn thơ trong Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 - Mẫu 2

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến”

(1) Khổ thơ trên với những nỗi niềm, khát vọng mãnh liệt, bộc trực của nhà thơ Thanh Hải đã gây ấn tượng mạnh với em. (2) Tác giả sử dụng điệp từ “ta” liên tiếp ba lần để nhấn mạnh khát vọng cồn cào đang chực chờ, mong cầu được thể hiện. (3) Ông muốn được cống hiến, được làm một điều gì đó cho mùa xuân của đất nước. (4) Đó có thể là một tiếng chim hót, một cành hoa khoe sắc nhỏ bé đơn giản, nhưng cũng giúp mùa xuân đất nước thêm rạng ngời sắc hương. (5) Khát vọng được cống hiến ấy chân thành, tha thiết mà giản dị, mộc mạc. (6) Nhà thơ muốn cống hiến vì tình yêu quê hương, vì niềm tự hào tổ quốc nên chẳng cần nổi bật, chẳng cần ghi danh. (7) Ông chỉ cần được góp giọng vào bản hòa ca, được góp sức mình cùng biết bao đồng bào khác, vậy là đã đủ vui sướng rồi.

Cảm nhận về một đoạn thơ trong Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 - Mẫu 3

“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

(1) Với khổ thơ thứ hai, nhà thơ Thanh Hải đã khắc họa cuộc sống rất xuân, khiến người đọc như xốn xang cùng. (2) Ông khéo léo sử dụng hình ảnh đối giữa người cầm súng và người ra đồng, để chỉ hai nhiệm vụ quan trọng nhất của nhân dân ta: bảo vệ và xây dựng đất nước. (3) Mùa xuân về là khi đất nước đã được độc lập, thống nhất, và để mùa xuân ấy càng thêm chín muồi, nhân dân ta lại càng cần cố gắng cống hiến thêm nữa. (4) Hình ảnh “lộc” non xanh rì, là biểu tượng cho hi vọng của tương lai, của ngày mới. (5) Lộc xuất hiện trên lưng người ra trận, trên nương mạ của người ra đồng. (6) Đó chính là những thành quả bước đầu của sự cống hiến cho mùa xuân của đất nước. (7) Sự hiện diện của chồi non lộc biếc ấy, khiến sắc xuân càng thêm tươi mới, sức sống càng thêm căng tràn, thúc đẩy tất cả càng thêm hối hả, xôn xao.

Cảm nhận về một đoạn thơ trong Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 - Mẫu 4

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc,
Ơi! con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”

(1) Khổ thơ một trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là khổ thơ mà em vô cùng yêu thích. (2) Chỉ với sáu câu thơ ngắn, tác giả đã phác họa một bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi mới và tràn ngập sức sống. (3) Đó là hình ảnh của bông hoa tím biếc nở giữa con sông xanh. (4) Hay gam màu ấy kết hợp với nhau, gợi lên khung cảnh tràn ngập sức sống. (5) Bừng lên giữa chốn ấy, là tiếng chim chiền chiện vang vọng giữa không khung, nơi rộng khoảng không gian ngày càng cao và xa hơn. (6) Tiếng hót ấy được sử dụng biện pháp chuyển đổi cảm giác, cô đọng lại thành giọt nước long lanh, được tác giả năng niu hứng lấy. (7) Chính hành động ấy đã thể hiện được tình cảm nâng niu, quý trọng của nhà thơ dành cho cảnh đẹp thiên nhiên đất nước.

Cảm nhận về một đoạn thơ trong Mùa xuân nho nhỏ lớp 7 - Mẫu 5

“Mùa xuân - ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế.”

(1) Đọc bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, em thích nhất là khổ thơ cuối. (2) Câu thơ đầu là lời độc thoại của tác giả, với tình yêu dành cho mùa xuân, dành cho quê hương đất nước, ông đã cất lên lời ca tiếng hát từ tận đáy lòng mình. (3) Lời hát ấy được thể hien ẹ bằng giao điệu dân ca ngọt ngào xứ Huế - một nét văn hóa quý báu vẫn được bảo tồn mặc sức hao mòn của thời gian. (4) Lời ca ngọt ngào, quen thuộc mà sâu lắng ấy, chở theo niềm yêu thương và tự hào về quê hương, văn hóa đất nước của tác giả bay cao, bay xa hơn. (5) Câu thơ cuối với nhịp phách tiền đã tạo nên nhịp điệu vang vọng, văng vẳng, ngân mãi trong không gian, tựa như tình cảm của nhà thơ mãi dâng trào, triền miên không dứt. (6) Khổ cuối bài thơ, đã trở thành một cánh cổng rộng mở dẫn người đọc đến với một miền tương lai đầy hứa hẹn của mùa xuân quê hương, bởi những trái tim luôn khát khao cống hiến.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 KNTT

    Xem thêm