Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi thả diều

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi thả diều lớp 7 với các bài văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mạ

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi Thả diều Ngắn gọn

Thả diều là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam ta. Đây là một trong số ít những trò chơi dân gian không chỉ không lụi tàn mà còn phát triển mạnh mẽ hơn trong cuộc sống hiện đại.

Một trong những điều góp phần tạo nên sự phổ biến của trò thả diều chính là sự đơn giản trong quy tắc và luật lệ của trò chơi này. Đầu tiên là về dụng cụ chơi: cánh diều. Cánh diều tùy vào khả năng của người chơi mà có thể biến đổi vô cùng đa dạng. Nó có thể chỉ là khung tre vót mỏng dán lên tờ báo cũ. Nhưng cũng có thể được làm từ giấy màu, vải tạo ra các hình dáng khổng lồ, trang trí cầu kì, biến hóa đa dạng theo sở thích. Tiếp theo là về cách chơi. Để chơi thả diều, cần có một không gian đủ rộng để chạy lấy đà và có đủ gió để nâng diều lên, chỉ vậy thôi. Người chơi sẽ thả dây diều dài chừng 3m-5m, sau đó di chuyển thật nhanh (bằng cách chạy bộ hoặc đạp xe) để kéo lá diều chạy theo. Sau đó, cùng với việc di chuyển, người chơi sẽ thả sợi dây diều dài hơn, lực gió của thời tiết và người chơi tạo ra khi di chuyển sẽ đưa diều bay lên cao. Sợi dây diều cần thả từ từ, chậm rãi phù hợp với tốc độ bay lên của diều. Chờ diều nương được vào gió trời thì người chơi không cần chạy nữa, diều sẽ tự động bay lên cao rất nhanh. Khi diều đã ổn định trên cao, thì đó là lúc người chơi dùng kĩ thuật để điều khiển diều theo hướng mình muốn hoặc tìm cách bay lên cao hơn nữa. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, thì người chơi diều cần chú ý chọn nơi không có dây diện hoặc tán cây, chim chóc qua lại, tránh va chạm ngoài ý muốn. Và khi di chuyển lấy đà, người chơi cũng cần chú ý xung quanh, tránh việc bị vấp ngã hoặc va chạm với người khác.

Chỉ cần chú ý tuân thủ các quy tắc và luật lệ như trên, là chúng ta đã có thể trở thành một người chơi diều rồi. Chính sự đơn giản, tự do ấy đã tạo nên sức hấp dẫn mãnh liệt của trò thả diều, vượt qua cả những trò chơi điện tử hiện đại.

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi Thả diều lớp 7

Từ xưa, hình ảnh cánh diều đã là hình ảnh vô cùng quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam. Cánh diều đi vào thơ ca, nhạc họa, vào không gian làng quê. Cũng chính bởi điều đó, mà trò chơi thả diều - một trò chơi dân gian có từ lâu đời đến nay vẫn còn được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi.

Trò chơi thả diều là trò chơi không hề giới hạn số lượng người chơi, dù chỉ là một mình hay mười, thậm chí là hai mươi, ba mươi đều vẫn có thể tổ chức chơi được. Để chơi thả diều, thì cần có một không gian rộng. Đó thường là các cánh đồng, bờ đê, bãi cỏ, sân bóng… Đặc điểm chung của những địa điểm này chính là mặt đất khá bằng phẳng, trống trải không có nhiều vật cản. Và khoảng không ở trên cao vô cùng thoáng đãng. Tùy vào số lượng người chơi, mà địa điểm chơi sẽ được tùy chỉnh.

Mỗi người chơi khi thả diều, sẽ cần chuẩn bị cho mình một con diều. Mỗi con diều sẽ gồm phần cánh diều và phần dây cầm. lá diều gồm có phần thân và phần đuôi kéo dài. Chúng được làm từ các chất liệu mỏng và nhẹ để có thể dễ dàng bay lên trời. Do đó, giấy là nguyên liệu được ưa chuộng nhất để làm diều. Nối với phần cánh diều đó là sợi dây diều nhỏ, dài và chắc chắn. Phần dây diều đó cần thật dài, để có thể thả diều bay tới không trung. Các chiếc diều có thể có họa tiết, màu sắc, kiểu dáng khác nhau, tùy vào sở thích của người chơi. Tuy nhiên, kết cấu về cơ bản vẫn sẽ giống nhau. Vì vậy, để có thể để cho diều bay cao và bay lâu trên không trung, còn phải tùy thuộc vào kĩ thuật của người chơi.

Những buổi chơi diều, thường được chọn vào buổi sáng sớm hoặc cuối chiều, khi trời vẫn còn ánh sáng mặt trời nhưng không có nắng gắt. Bởi như vậy thì người chơi mới có thể nhìn lên bầu trời và quan sát diều của mình được. Đồng thời, hôm đó cũng phải là hôm trời có gió và không mưa, độ ẩm không khí không quá cao. Như vậy sẽ giúp diều dễ bay hơn. Khi bắt đầu chơi, mọi người sẽ thả dây diều một đoạn dài chừng 4m. Lúc này cánh diều còn nằm trên mặt đất. Chờ khi người chơi bắt đầu cầm dây diều và chạy thật nhanh về phía trước, cánh diều cũng theo đó dần dần bay lên cao hơn. Khi cánh diều dần bay lên cao, người chơi sẽ vừa chạy, vừa từ từ thả cho sợi dây ra dài hơn từng chút một. Đồng thời, khéo léo điều chỉnh dây diều để cánh diều của mình bay theo một hướng nhất định, tránh vướng vào diều của người khác hoặc tán cây, dây điện. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng đây thực sự là quá trình quyết định của trò chơi thả diều. Bởi nếu không nắm bắt đúng lúc trời nổi gió, hay tốc độ chạy chưa đủ, kĩ thuật nắm thả dây chưa phù hợp, thì cánh diều sẽ không thể bay lên được. Chờ khi diều đã bay lên cao, thì người chơi sẽ không phải chạy nữa. Lúc này, người chơi có thể đứng một chỗ để tập trung điều khiển dây diều. Thông thường, sự thắng thua trong trò thả diều sẽ được quyết định bằng việc cánh diều của ai bay cao hơn. Nhưng trong trường hợp các lá diều bay cao bằng nhau, thì sẽ được quyết định bằng việc cánh diều nào trụ lại lâu hơn trên bầu trời.

Trò chơi thả diều vừa giúp rèn luyện sức khỏe, vừa giúp rèn luyện sự khéo léo và kiên nhẫn cho người chơi. Đặc biệt, cảm giác được ngắm nhìn hình ảnh những cánh diều bay lượn tự do trên cao còn đem lại cảm giác thanh bình và thư giãn cho người chơi và cả người quan sát. Có lẽ chính vì vậy mà hiện nay trò chơi thả diều vẫn vô cùng phổ biến, không chỉ ở nông thôn mà còn ở cả các vùng thành thị. Hiện nay, mẫu mã của cánh diều ngày càng được cải tiến, trở nên đa dạng hơn về cả màu sắc, kích thước, kiểu dáng và họa tiết. Điều đó cũng là một minh chứng cho sức hút của trò chơi dân gian này trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

-------------------------------------------------

Ngoài Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi thả diều ra, chúng tôi còn hướng dẫn viết các Bài văn mẫu lớp 7 KNTT khác, cùng các bài Soạn văn chi tiết và Ngắn gọn môn Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 2 . Mời các bạn tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
39
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 KNTT

    Xem thêm