Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ

Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ lớp 7 với các đoạn văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ: Ếch ngồi đáy giếng

Dân gian ta có câu thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”. Câu thành ngữ này gắn liền với một câu chuyện ngụ ngôn có cùng tên.

Câu chuyện kể về một con ếch sống trong cái giếng nhỏ từ lúc mới sinh ra. Trong giếng, toàn những con vật nhỏ xíu, như ốc, rồi cua. Con nào cũng nhỏ hơn ếch nên đâm ra sợ nó. Từ dưới đáy giếng nhìn lên, bầu trời nhỏ lắm, chỉ tròn đúng bằng cái miệng giếng. Thế mà ếch vẫn cứ nghĩ rằng cái giếng mình ở là cả thế giới rồi. Và nó là chúa tể của thế giới đó.

Rồi một hôm, trời bỗng đổ mữa to, kéo dài nhiều ngày. Nước lấp đầy giếng, rồi dềnh ra ngoài, vô tình đưa chú ếch ra khỏi vương quốc của mình. Ra ngoài rồi, ếch vẫn giữ thói cũ. Tự xem mình là chúa tể, rồi nghênh ngang đi lại, chẳng thèm nhìn trước ngó sau, vì nghĩ ai cũng phải nhường đường cho mình. Cuối cùng, nó bị một con trâu lớn hơn cả miệng giếng cũ đi qua dẫm bẹp.

Hình ảnh con ếch trong câu chuyện, đại biểu cho những kẻ có tầm hiểu biết hạn hẹp, do ở trong môi trường không được học hỏi nhiều. Nhưng lại cho rằng bản thân rất giỏi, hiểu biết rộng, có thói hợm hĩnh, kiêu ngạo, ngông nghênh. Từ câu chuyện ngụ ngôn này, những kẻ có thói xấu đấy thường được gọi bằng thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”.

Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ: Thầy bói xem voi

Trong kho tàng truyện ngụ ngôn của nước ta, có một câu chuyện rất hay có tên là Thầy bói xem voi. Đó cũng là tên một thành ngữ hết sức quen thuộc với mọi người.

Câu chuyện kể về năm ông thầy bói mù, nhân buổi ế hàng đã cùng nhau góp tiền để đi “xem” voi. Vì không nhìn thấy, nên năm ông đã dùng tay để sờ soạn quanh người con voi, từ đó đoán ra hình dáng của nó. Khổ nỗi, con voi thì to, lại nhiều bộ phận, mà các ông lại chỉ sờ độc một chỗ thôi, rồi bắt đầu ngồi phán. Ông sờ cái vòi thì bảo con voi sun sun như con đỉa. Ông sờ cái vòi thì bảo con voi như cái đòn càn. Ông sờ cái tai lại bảo con voi như cái quạt thóc. Ông sờ cái chân thì phán voi như cái cột đình. Ông đứng cuối sờ được cái đuôi lại khăng khăng voi như cái chổi cùn. Mỗi ông một ý, nhưng ai cũng cho là mình đúng, những người còn lại sai. Tranh cãi một hồi, năm ông xúm lại, đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán.

Qua năm ông thầy bói ấy, câu chuyện ngụ ngôn đề cập đến những người nhìn nhận vấn đề một cách phiến diện, một chiều, không chịu nhìn một cách tổng thể. Đã vậy còn bảo thủ, chỉ khăng khăng ý kiến của mình mà không chịu lắng nghe ý kiến của người khác. Từ câu chuyện ngụ ngôn trên, những kẻ có thói xấu như vậy trong cuộc sống thường được gọi là “thầy bói xem voi.

-------------------------------------------------

Trên đây là tài liệu Kể lại một truyện ngụ ngôn mà ý nghĩa của nó có gắn với một thành ngữ. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 KNTT

    Xem thêm