Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu văn cuối cùng của văn bản Trở gió gợi cho em suy nghĩ gì?

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì - Mẫu 1

Câu văn cuối văn bản Trở gió là một câu hỏi tu từ. Tác giả đặt ra câu hỏi đó không phải dành cho độc giả mà là dành cho chính mình. Và bản thân ông cũng không tìm kiếm một câu trả lời nào, vì chính trong sâu thẳm trái tim của ông đã có câu trả lời cho riêng mình rồi. Sau bao nhiêu năm trời xa quê, sống ở chốn thành thị phồn hoa, những kí ức về làng quê mộc mạc, bình dị năm nào không những không mờ phai theo tháng năm mà ngày càng đậm nét hơn. Những rung cảm về mùa gió chướng với những cung bậc cảm xúc trong trẻo, thơ ngây ngày ấy cũng còn tỏ tường trong từng nhịp đập của trái tim. Vì thế, mà càng lúc, tác giả càng nhớ, càng hoài niệm, càng tha thiết với những ngày xưa cũ ấy. Cũng bởi thế mà ông càng thêm cô đơn ở cái xứ người ở hiện tại. Tuy cuộc sống vật chất có đủ đầy, nhưng tâm hồn ông thì vẫn thiếu thốn. Nó thiếu một cơn gió chướng, thiếu những tiếng cười, mùi hương của thôn quê.

Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì - Mẫu 2

Câu văn cuối cùng trong bài Trở gió là một câu hỏi tu từ, mà chính tác giả cũng không biết và không cần câu trả lời. Hình ảnh một cái Tết chốn phố thị đủ đầy, náo nhiệt của hiện tại, chẳng thể nào khỏa lấp được những trống rỗng trong lòng tác giả. Bởi khoảng trống ấy là cả một bầu trời tuổi thơ vô tư lự ở quê hương, với những cơn gió chướng nghịch ngợm, ngại ngùng. Tuổi thơ ấy có lẽ còn nhiều thiếu thốn, vất vả nhưng nó vẫn đọng lại trong tác giả những niềm vui sướng trong trẻo. Gió chướng vẫn thổi, quê hương vẫn ở nơi xa đó, chỉ có tác giả là đang cô đơn chốn đất khách quê người. Nỗi niềm mong nhớ khắc khoải về tuổi thơ, về quê hương ấy của tác giả chính là thứ khiến ông càng thêm lạc lõng với hiện tại bây giờ.

Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì - Mẫu 3

Đoạn trích Trở gió kết thúc bởi một câu hỏi tu từ gợi lên trong em rất nhiều cảm xúc. Hình ảnh sung túc với những dưa những hành, những bánh chưng bánh tét, vốn là điều mà mọi người đều thích thú. Nhưng với nhân vật tôi, sự đủ đầy về vật chất ấy, chẳng thể nào lấp đầy được khoảng trống mà những cơn gió chướng mang lại. Bởi gió chướng không chỉ là một cơn gió, mà nó là một người bạn, là biểu tượng của cả một khoảng trời tuổi thơ vô tư lự. Những kỉ niệm tuyệt vời ở chốn quê hương yên bình ấy, khiến nhân vật tôi luôn khao khát và nhớ mong về. Dù ở nơi phố thị phồn hoa, thì nỗi nhớ ấy cũng vẫn luôn đong đầy và chan chứa. Tình cảm da diết dành cho quê hương ấy của nhân vật khiến em rất xúc động và càng thêm thấu hiểu ý nghĩa của quê hương đối với mỗi con người.

Câu văn cuối cùng của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì - Mẫu 4

Câu văn cuối của văn bản Trở gió là tiếng lòng của nhân vật tôi. Ở thì hiện tại, cậu bé ấy được sống ở chốn đô thị tấp nập, đủ đầy về vật chất. Nhưng cậu vẫn nhớ mong hoài về những ngày tháng tuổi thơ ở quê hương. Lúc ấy cuộc sống có nghèo khổ, thiếu thốn về vật chất nhưng biển tinh thần thì luôn no đủ và hạnh phúc. Những ngày thang rong ruổi, tự do đó được hóa thân thành ngọn gió chướng. Ngọn gió ấy là người bạn, là hóa thân của những ngày tháng tuổi thơ tuyệt đẹp ở quê nhà. Là điều mà dù cho ở nơi xa sung túc, nhân vật tôi cũng chẳng thể quên được. Từ lời cảm thán ấy, em hiểu thêm về tình yêu quê hương, những nhớ nhung tha thiết của một trái tim luôn chứa chan niềm thương mến.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 KNTT

    Xem thêm