Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm nghĩ về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân lớp 7

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Cảm nghĩ về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân Mẫu 1

(1) Trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đưa những người lính đến gần hơn với người đọc và trở nên chân thực hơn bao giờ hết. (2) Những anh bộ đội Cụ Hồ “mình đồng da sắt”, cao lớn uy nghiêm, không hề run sợ trước bất kì kẻ thù nào, được tác giả khắc họa ở một khía cạnh hoàn toàn mới lạ mà trước đó người đọc chưa từng nhìn thấy. (3) Đó là dáng vẻ của những chàng thiếu niên còn nhiều nét trẻ con, tinh nghịch. (4) Họ vẫn còn hồ hởi với trò chơi thả diều, vẫn còn sợ vị đắng của cà phê. (5) Ấy thế mà, cũng là những con người đó, vì yêu tổ quốc, yêu đồng bào mà bỗng nhiên trở nên gan gạ, dũng cảm, sẵn sàng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. (6) Sự thay đổi đó không có nghĩa là họ không còn sợ vị đắng của cà phê, mà là nỗi sợ mất nước đã vượt lên tất cả, khiến mọi nỗi sợ khác đều bị lấn át, kể cả cái chết. (7) Chính từ cách khác họa mới lạ đó, Nguyễn Khoa Điềm đã khiến các anh bộ đội trở nên chân thực, gần gũi hơn, đồng thời khắc họa được tình yêu nước to lớn, thiêng liêng trong lòng các anh.

Cảm nghĩ về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân Mẫu 2

(1) Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã xây dựng hình ảnh người lính với màu sắc vô cùng mới lạ và độc đáo trong bài thơ Đồng dao mùa xuân. (2) Nếu chúng ta đã quá quen thuộc với những người lính cao lớn, dũng cảm, can trường không sợ bất cứ điều gì cả. (3) Thì trong Đồng dao mùa xuân, những người lính lại hiện lên với vẻ trẻ con, ngây ngô. (4) Các anh là những đứa trẻ mới lớn, vẫn còn đam mê những trò thả diều, vẫn còn chưa dám thử cà phê vì sợ vị đắng. (5) Nhưng khi đất nước lâm nguy, các anh vẫn đáp lại lời kêu gọi của tổ quốc, khoác lên mình màu xanh áo lính để bước ra chốn bom đạn hiểm nguy. (6) Những chàng trai còn mê chơi, còn sợ đắng ấy lại trở nên dũng cảm lạ kì, họ không sợ cái chết, không sợ kẻ thù, một lòng quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. (7) Các anh đã hi sinh mùa xuân của mình để làm nên mùa xuân của đất nước. (8) Em vô cùng kính trọng và biết ơn trước sự hi sinh lớn lao của các anh.

Cảm nghĩ về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân Mẫu 3

(1) Trong bài thơ Đồng dao mùa xuân, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã xây dựng hình ảnh người lính từ một góc nhìn khá mới mẻ. (2) Những người lính ấy không còn gai góc, can trường, cao lớn, uy phong, mà là những chàng thanh niên mới lớn, vẫn còn chút trẻ con. (3) Chàng thanh niên ấy chưa một lần được yêu, vẫn chưa dám uống cốc cà phê đắng, vẫn còn ham chơi thích thả diều. (4) Trẻ con là thế, nhưng khi đất nước gọi tên, anh vẫn đứng lên, vác súng ra chiến trường để bảo vệ độc lập tổ quốc. (5) Vì lý tưởng của tổ quốc, anh đã hi sinh, nằm lại mãi trên chiến trường. (6) Em xúc động và cảm phục vô cùng trước những lính vĩ đại ấy. (7) Họ chính là những bức tượng vàng sáng chói nhất trong toà thành độc lập của dân tộc Việt Nam ta.

Cảm nghĩ về người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân Mẫu 4

(1) Những người lính luôn là hình ảnh vĩ đại mà văn thơ bao đời nay không tả hết. (2) Hình ảnh những con người vĩ đại ấy đã hiện lên trong Đồng dao mùa xuân một cách chân thực và đặc biệt. (3) Họ dũng cảm, họ mạnh mẽ, họ sẵn sàng hi sinh cả sinh mệnh của mình vì tổ quốc. (4) Nhưng bên cạnh đó, họ cũng là những đứa trẻ còn mê thả diều, còn chưa dám uống cà phê, còn chưa được yêu ai. (5) Sự ngây thơ của một đứ a trẻ bị che đi bởi sự mạnh mẽ, can trường của một người lính đã khiến em càng thêm yêu mến và kính trọng họ. (6) Chính các người lính đã làm nên mùa xuân của đất nước, tương lai của nhân dân. (7) Đó chính là những người vĩ đại nhất, cao cả nhất mà muôn đời dân tộc ta vẫn biết ơn và cảm phục.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
62
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 KNTT

    Xem thêm