Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc Ngắn gọn
Trình bày ngắn gọn suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc Ngắn gọn lớp 7
- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học Ngắn gọn - Mẫu 1
- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học Ngắn gọn - Mẫu 2
- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học Ngắn gọn - Mẫu 3
- Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc Hay nhất
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học Ngắn gọn - Mẫu 1
Tình yêu nước là tình cảm thiêng liêng và lớn lao vô cùng mà nhân dân ta vẫn luôn gìn giữ, phát huy và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tình cảm ấy đã được Nguyễn Khoa Điềm khơi gợi và khắc họa rõ nét trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân”.
Trong bài thơ này, tác giả đã giúp người đọc tiếp cận với hình ảnh người lính một cách gần gũi và chân thực hơn, ở một khía cạnh đời hơn. Họ là những chàng trai trẻ tuổi vẫn còn nét trẻ con. Hẵng còn sợ ma, sợ cà phê đắng. Nhưng họ cũng thật lớn lao và dũng cảm, khi dám mang lên vai khẩu súng để ra chiến trường, sẵn sàng hi sinh tính mạng bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Hình ảnh người lính ấy hiện lên thật chân thực và gần gũi, không hào nhoáng, vô khuyết như trước đó vẫn từng miêu tả. Nhưng cũng chính bởi vì thế, mà em lại càng thêm yêu quý, trân trọng, biết ơn sự can đảm của các anh. Các anh đã vượt qua nỗi sợ của chính mình, đem tuổi xuân của bản thân góp cho mùa xuân của đất nước. Chính tình yêu quê hương đất nước đã giúp các anh dũng cảm đến thế, dẹp tan mọi nỗi lo, sự sợ hãi vốn có của bản thân. Trong cuộc sống hòa bình ngày nay, tiếp bước các anh, chúng em cũng kế thừa và phát huy tinh thần yêu nước mãnh liệt đó. Chúng em cố gắng học tập và rèn luyện để chuẩn bị hành trang cho tương lai phía trước xây dựng tổ quốc. Cùng với đó, chúng em còn tích cực chia sẻ về phong cảnh thiên nhiên, văn hóa của đất nước ta với bạn bè quốc tế bằng niềm tự hào to lớn. Luôn cảnh giác trước các thế lực thù địch, bài trừ những thông tin xấu, độc hại, lệch lạc.
Tuy những việc làm đó còn nhỏ bé trước sự đóng góp của các anh, nhưng chắc chắn rằng, chúng em sẽ luôn cố gắng hết mình, tiến tới từng bước, bảo vệ non sông, đất nước của chúng ta.
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học Ngắn gọn - Mẫu 2
Bài thơ Gặp lá cơm nếp là một tác phẩm thơ đã hòa quyện được giữa tình yêu gia đình với tình yêu quê hương. Nhà thơ Thanh Thảo đã thể hiện tinh thần ấy một cách tinh tế và hài hòa đến bất ngờ.
Hai tình cảm ấy cùng tồn tại và thúc đẩy lẫn nhau trong hình ảnh người lính trong bài thơ. Chàng lính ấy rời xa quê hương của mình để đến rừng Trường Sơn tham gia chiến đấu. Trên đường đi, anh bắt gặp một chiếc lá cơm nếp quen thuộc. Chiếc lá ấy hóa thành chìa khóa mở cánh cửa kí ức tuyệt vời ở quê nhà. Đó là những kỉ niệm khi anh còn ở nhà với mẹ. Mẹ anh hiện lên với dáng vẻ tảo tần, chịu khó vì con cái. Anh nhớ lắm mùi hương của nắm cơm nếp do mẹ chuẩn bị. Nắm cơm ấy cùng anh đi qua bao tháng ngày tuổi thơ gian khó. Anh yêu mẹ, yêu nắm cơm nếp ấy, yêu quê hương, yêu đất nước. Chính vì vậy, anh cầm súng rời xa mẹ để tiến ra chiến trường. Chính mẹ là hậu phương vững chắc, tiếp cho anh sức mạnh để có thể chiến đấu đến cùng.
Tình yêu gia đình cùng tình yêu quê hương hòa trộn lại với nhau, tuy hai mà một. Bởi mẹ chính là quê hương của anh, nơi có mẹ chính là nhà. Và đất nước cũng là nơi chứa đựng, nuôi dưỡng anh và mẹ, cùng bao người đồng đội yêu dấu. Tất cả dung hòa với nhau, trở thành hai nửa trái tim máu thịt. Anh vừa là con của mẹ, vừa là một người lính. Chính chúng tạo nên sức mạnh cho anh vững tay súng trên vai.
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học Ngắn gọn - Mẫu 3
Gặp lá cơm nếp là một bài thơ hay và ý nghĩa. Bài thơ đã giúp em cảm nhận sâu sắc hơn về sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình với quê hương trong người lính.
Người lính trong bài thơ cũng như bao người lính khác trong thời buổi đất nước gồng mình chống lại kẻ thù. Anh gác lại tương lai, rời xa mẹ, rời xa gia đình, rời xa quê hương để đến nơi tiền tuyến. Tuy thể xác anh đã rời xa, nhưng tâm trí của anh thì vẫn luôn gắn bó với quê hương và gia đình. Bởi trong hành trang mà anh mang theo, là những kỉ niệm, những tình cảm trân quý về mẹ, về quê hương. Tất cả được anh gói ghém lại, cất ở nơi sâu thẳm nhất của trái tim mình. Trên đường hành quân, một chiếc lá cơm nếp quen thuộc đã mở khóa gói hành lí ấy, khiến tất cả mở bung ra, đánh thức bao yêu thương, quyến luyến trong anh. Những tình cảm dành cho mẹ, cho quê nhà không khiến anh ủy mị hay yếu đuối đi. Mà trái lại, nó khiến anh càng thêm mạnh mẽ, càng thêm anh dũng chiến đấu để bảo vệ quê hương, bảo vệ mẹ của mình. Tình yêu mẹ, yêu gia đình là ngọn đuốc thắp sáng lên tình yêu tổ quốc. Nó chính là nhân tố then chốt, là cội nguồn của tình yêu quê hương. Vì yêu gia đình, nên anh yêu tổ quốc, vì yêu mẹ nên anh mới yêu thương quê hương. Hai tình cảm ấy tuy hai mà một, tuy một mà hai. Không chỉ người lính trong bài đọc, mà cả những người lính khác của đất nước ta cũng vậy. Họ chiến đấu vì tổ quốc và vì gia đình, quê hương của chính mình.
Khi tình yêu gia đình với quê hương hòa quyện lại, thì người lính có một sức mạnh tinh thần, một động lực khổng lồ để chiến đấu bằng cả sinh mạng.
Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc Hay nhất
>> Học sinh tham khảo bài viết ngắn gọn tại đây: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc lớp 7