Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm nhận về tình cảm của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió với các đoạn văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong Trở gió mẫu 1

Trong Trở gió, tác giả đã đưa người đọc cùng mình trở về miền kí ức tuổi thơ với những cung bậc cảm xúc ngây thơ, trong sáng. Trong miền đất ấy, tác giả nhắc về gió chướng với tình yêu và sự ngóng chờ tha thiết. Khác với tiếng thở dài buồn bã chứa chất nhiều lo âu của người lớn. Tác giả lúc ấy chỉ là một đứa trẻ lại yêu mến và mong gió chướng về vô cùng. Vì khi gió chướng về, nghĩa là một năm đã lại trôi qua và cái Tết đang đến thật gần. Hơn cả điều đó, tâm hồn trong sáng nhỏ bé của tác giả, còn xem gió chướng là một người bạn của mình. Gió chướng là bạn, là người đồng hành, là chìa khóa níu giữ một thời tuổi thơ vô ưu của tác giả. Những cảm xúc ngày ấy, giờ đây dù ở thành thị sung túc đủ đầy cũng chẳng thể nào tìm lại được nữa.

Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong Trở gió mẫu 2

(1) Trong văn bản Trở gió, em bắt gặp một tâm hồn nhạy cảm với những suy tư ngây ngô mà mộc mạc của một đứa trẻ. (2) Đứa trẻ ấy với những chộn rộn và xuyến xao riêng đã luôn mong ngóng và chờ đợi ngày chó chướng về. (3) Đối với cậu, gió chướng không chỉ là một cơn gió, mà nó có những tâm tư, tình cảm của riêng mình. (4) Với những e dè, mừng húm, cuống quýt, cồn cào, nồng nhiệt, gió chương khiến tác giả phải xốn xao theo. (5) Nó trở thành một biểu tượng của những ngày đặc biệt, khi ngày đồng nhàn rỗi, gió đông hiu hiu bắt đầu thổi, gợi lên những mong ngóng về một mùa Tết mới. (6) Mặc mẹ sầu lo, nhân vật tôi vẫn lim dim với khúc mía nước ngọt, với vú sữa chín cây lúc lỉu, với dưa hấu nữa. (7) Cứ như thế, tình yêu mà tác giả dành cho gió chướng hiện lên thật da diết, say mê mà mộc mạc vô cùng.

Cảm nhận về tình cảm của tác giả trong Trở gió mẫu 3

(1) Trong văn bản Trở gió, tác giả đã khắc họa những phập phồng và thổn thức của một tâm hồn non nớt mà nhạy cảm. (2) Nhân vật tôi đã chia sẻ những mong chờ, những ngóng đợi, những xốn xang của mình với người bạn gió chướng. (3) Mỗi năm gió chướng chỉ về một lần, sau những ngày mùa bận rộn, đem theo cái se se của mùa đông và những chộn rộn cho mùa Tết. (4) Nó khiến nhân vật tôi phải bâng khuâng khó tỏ, buồn đó rồi vui đó, rồi lại vồ vập như có ai đuổi theo sau lưng, ấy có lẽ là năm cũ. (5) Cùng với đó, là những vui vẻ, phấn khởi của một đứa trẻ thơ, với những thức quả trong vườn quê chín mọng như mía, vú sữa, dưa hấu… (6) Rồi sau đó, khi những ngày lạnh lẽo dần trôi, xuân sẽ đến trong những tính toán chộn rộn của mẹ củ bà. (7) Những cảm xúc ấy khiến cho em cũng như được bé lại, được hòa mình vào không gian thoáng đãng của đồng quê trong những ngày gió chướng về.

-------------------------------------------------

Trên đây là tài liệu Nêu cảm nhận của em về tình cảm, cảm xúc của tác giả được thể hiện trong văn bản Trở gió. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Đánh giá bài viết
21 4.537
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 7 KNTT

    Xem thêm