Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Gợi ý Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc

Gợi ý các vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc: người lính, tình yêu đất nước, sự hòa quyện giữa tình yêu gia đình với quê hương, lòng biết ơn đối với những người đang hằng ngày cống hiến cho xã hội một cách thầm lặng…

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc Ngắn gọn

>> Học sinh tham khảo bài viết ngắn gọn tại đây: Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học đã đọc Ngắn gọn

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học - Mẫu 1

“Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo là một bài thơ rất hay và ý nghĩa về hình ảnh người lính trong chiến tranh. Trong bài thơ này, tác giả đã khéo léo lồng ghép tình mẫu tử thiêng liêng với tình yêu đất nước cao cả. Từ đó, khơi gợi trong người đọc những suy nghĩ, cảm xúc sâu sắc.

Người lính trong bài thơ “Gặp lá cơm nếp” được khắc họa khi đang trên đường hành quân xa. Một chiếc lá nếp trên đường đi đã tình cờ được anh nhìn thấy, từ đó hóa thành một chìa khóa đánh thức những kí ức về người mẹ ở quê nhà ở trong anh. Những kí ức, tình cảm ấy sâu đậm và dạt dào, nên chỉ một chiếc lá nhỏ cũng đủ khiến tất cả vỡ òa, tràn về trong tâm trí của anh. Hình dánh người mẹ hiện lên thật rõ nét, bởi anh chiến sĩ ấy thường xuyên ôn lại, nghĩ về mẹ trong hành trình của mình. Vì mẹ chính là người giúp anh vững tay súng trên con đường hành quân. Yêu thương mẹ, nên anh quyết giúp bảo vệ cho mẹ một vùng trời bình yên, được hạnh phúc, an nhiên. Và cũng vì yêu nước, mà anh căm thù lũ giặc độc ác, quyết hi sinh mình để dành lại độc lập cho dân tộc. Tình yêu mẹ, yêu quê hương trong anh đã dung hòa làm một, tồn tại cùng nhau trong lồng ngực của anh. Tiếp thêm cho anh sức mạnh, động lực để vững tay súng, bền bước chân. Những tình cảm đó không thể hiện qua lời nói, mà hiện diện ở lý tưởng và hành động thực tế của anh.

Người lính trong bài thơ là một trong rất nhiều những người lính Việt Nam khác. Họ đã rời xa quê nhà, tiến về chiến trường vì tình yêu gia đình và tổ quốc. Hòa bình, độc lập ngày hôm nay mà chúng ta có chính là nhờ công ơn của các anh. Tiếp bước những người lính ấy, thế hệ trẻ hôm nay lại kế thừa và phát huy tinh thần yêu gia đình, yêu quê hương, tổ quốc. Trong thời bình, chúng em không ra trận đánh giặc, mà thể hiện tình yêu đất nước theo một cách khác. Đó là học tập, lao động hăng say, giúp phát triển, xây dựng đất nước, giúp đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu trên thế giới. Mỗi người trẻ ngày hôm nay, ai ai cũng nồng nàn một lòng yêu nước, yêu gia đình. Mỗi người sẽ có một cách thể hiện khác nhau. Nhưng chắc chắn rằng, ngọn lửa đó sẽ mãi mãi trường tồn, không bao giờ bị dập tắt.

Chủ đề tình yêu quê hương và gia đình không hề xa lạ trong văn học Việt Nam. Đó cũng luôn là đề tài lớn trong phạm vi đời sống của người dân. Nhưng trong “Gặp lá cơm nếp”, Thanh Thảo đã thể hiện một cách độc đáo và ấn tượng trọng vẹn với người đọc. Từ đó giúp gợi lên nhiều tình cảm và suy nghĩ cho độc giả của mình.

Trình bày suy nghĩ về một vấn đề đời sống được gợi ra từ tác phẩm văn học - Mẫu 2

Bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã giúp em cảm nhận được tình yêu đất nước, quê hương vô cùng to lớn và sâu sắc trong tâm khảm của những người lính, những người dân Việt Nam.

Trước khi trở thành một người lính, anh ấy cũng là một cậu trai trẻ bình thường với tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên. Anh ấy cũng chưa một lần yêu ai và luôn khát vọng được yêu. Anh ấy cũng chưa dám thử cà phê vì sợ vị đắng. Cũng còn ham chơi, mê tít trò thả diều. Tuy vậy, khi đất nước cất tiếng gọi, anh vẫn gác lại tất cả để ra chiến trường. Vẫn là anh đó, nhưng nay gan gạ hơn, mạnh mẽ hơn, can trường hơn. Điều gì khiến anh thay đổi như thế? Chính là tình yêu quê hương đất nước trong anh.

Như Bác Hồ đã từng nói “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”. Phải! Bất kì người dân Việt Nam nào cũng yêu nước. Chính vì thế, ai cũng có thể trở thành một người lính mạnh mẽ, can trường, không sợ súng đạn của kẻ thù. Các anh bộ đội cụ Hồ cũng vậu. Gác lại bút nghiên, đeo súng lên vai, các anh ra trận mạc. Có người trở về cầm tiếp bút mực, nhưng cũng có rất nhiều người phải vĩnh viễn nằm lại trên chiến trường khói lửa. Chàng trai trong bài thơ Đồng dao mùa xuân cũng vậy. Anh đã hi sinh bởi bom đạn của kẻ thù, bất ngờ và đau đớn. Nhưng sự ra đi của anh không phải là dấu chấm hết. Anh không hề biến mất, mà vẫn còn mãi đó. Hình dáng của anh lồng vào dáng vẻ của non sông đất nước. Anh hiện diện trong bóng lưng của những người lính áo xanh kia. Anh hóa thành ngọn lửa trên vai người đồng đội, thôi thúc họ càng thêm mạnh mẽ, ngoan cường.

Chính sự hi sinh của các anh đã tạo nên độc lập tự do của tổ quốc. Các anh hiến dâng tuổi xuân của mình, dựng nên mùa xuân của quê hương đất nước. Cho rừng cây được xanh tốt, cho trẻ em được đến trường, cho mẹ già được ngồi đan áo… Tất cả những niềm vui hân hoan ấy, là nhờ các anh. Thế nên nhân dân ta muôn đời luôn biết ơn và kính trọng các anh. Dù chiến tranh đã lùi về phía xa, chỉ còn hiện diện qua những câu chuyện kể, nhưng chưa một ngày một giờ nào người dân quên đi sự hi sinh to lớn của các anh cả. Những người lính bộ đội cụ Hồ ấy, sẽ sống mãi trong lòng người dân nước Việt.

Tinh thần yêu nước mạnh mẽ ấy, đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện ý nhị qua hình ảnh người lính trẻ. Từ đó, giúp người đọc thêm thấu hiểu về những con người vĩ đại ấy. Đồng thời lan tỏa tình yêu quê hương đất nước đến tất cả mọi người.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
197
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Trần Khải
    Trần Khải

    hay

    Thích Phản hồi 01/11/23
    • Nguyễn Ngọc
      Nguyễn Ngọc

      hay nha😙

      Thích Phản hồi 06/11/23
      • Huỳnh Thị Thanh Ngọc
        Huỳnh Thị Thanh Ngọc

        Hay nhưng mong sẽ ra nhiều loại để kham khảo 

        Thích Phản hồi 15:11 20/10
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Văn mẫu lớp 7 KNTT

        Xem thêm