Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi ô ăn quan lớp 7

Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi ô ăn quan lớp 7 với các bài văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ô ăn quan Ngắn gọn

Ô ăn quan là một trò chơi dân gian phổ biến của trẻ em nước ta. Ngày nay, với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các trò chơi điện tử da dạng, thì ô ăn quan vẫn duy trì được sức hấp dẫn của mình với các bạn thiếu nhi.

Để chơi ô ăn quan thì quá trình chuẩn bị và cách chơi không đơn giản như các trò chơi khác, bởi nó yêu cầu sự cẩn thận, kĩ lưỡng của người chơi. Do đó, để nắm được trò chơi này, chúng ta cần nắm được các quy tắc, luật lệ như sau. Đầu tiên là về dụng cụ. Chúng ta cần có năm mươi viên đá (hoặc sỏi, bi) có kích thước tương đương để làm dân thường và hai viên đá to hơn hẳn làm quan. Tiếp theo là địa điểm chơi. Trò ô ăn quan sẽ chơi trên một bề mặt rộng và bằng phẳng, có thể là mặt bàn, nền gạch, nền đất, mặt cỏ. Mặt phẳng đó cần đủ rộng để kẻ ô. Ô của trò ô ăn quan là mười ô vuông xếp với nhau thành hai hàng ngang làm nhà dân của hai đội, hai đầu là hai hình chữ nhật lớn làm nhà của quan. Sau khi ổn định xong địa điểm và dụng cụ thì hai người chơi mới bắt đầu chơi. Thứ tự chơi sẽ tự quyết định bằng cách oẳn tù tì hoặc rút thăm. Người chơi đầu tiên sẽ bốc các quân thuộc nhà dân rải theo một hướng nhất định, mỗi ô thả xuống một viên cho đến khi hết số viên đá trong tay. Khi đó, số sỏi của ô liền đó sẽ được người chơi “ăn” tức là lấy hết đem về nhà. Nếu gặp ô rỗng (đã bị ăn hết trước đó) thì xem như trắng tay. Nếu ai ăn được ô nhà quan của đối phương trước thì người đó thắng cuộc. Hoặc nếu khi đã hết nhà dân, mà nhà quan vẫn còn, thì sẽ dựa vào số dân (viên đá) ăn được để phân thắng bại. Như vậy, để dành chiến thắng, người chơi cần có sự tính toán cẩn thận trong việc chọn ô nhà dân để bốc và hướng rải đá.

Trò chơi ô ăn quan không chỉ là hoạt động vui chơi giải trí, mà còn giúp phát triển sự thông minh cho người chơi, nên rất được ưa chuộng. Tuy cần chuẩn bị khá nhiều và có luật chơi cầu kì hơn các trò chơi dân gian khác, nhưng ô ăn quan vẫn luôn là trò chơi phố biến rộng rãi, được chuyển thể thành các trò chơi điện tử để đến gần hơn với các bạn trẻ ngày nay.

Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trò chơi ô ăn quan lớp 7

Trước khi các trò chơi điện tử bắt đầu phổ biến, thì những trò chơi dân gian đã hết sức phổ biến và được ưa chuộng. Một trong số đó là trò chơi ô ăn quan.

Trò chơi ô ăn quan thường gồm hai người chơi. Trò chơi được tiến hành trên một mặt phẳng để có thể vẽ khung. Đó có thể là sân trường, mặt đất, bàn học, tấm bìa… Trên mặt phẳng đó, sẽ vẽ khung gồm mười ô vuông có kích thước tương đương nhau chia thành hai hàng, ghép lại thành hình chữ nhật lớn. Ở hai đầu của hình chữ nhật đó, là hai hình bán nguyệt. Lưu ý khi vẽ, kích thước của mỗi ô phải lớn tương đương một bàn tay hoặc lớn hơn, để có thể đặt đủ các quân vào bên trong. Các quân được chia thành hai loại. Thứ nhất là “dân thường”, gồm năm mươi viên sỏi hoặc đá có kích thước tương đương nhau. Thứ hai là “quan” chỉ gồm hai viên, hoặc hai đồ vật có kích thước lớn hơn hẳn “dân thường”. Mỗi “quan” khi quy đổi thì sẽ được tính bằng mười dân thường. Khi xếp quân vào khung đã vẽ ở trước, hai quân “quan” sẽ chia ra nằm ở hai hình bán nguyệt. Còn các “dân thường” sẽ dàn đều ra mười ô vuông, mỗi ô có năm dân thường. Hai người chơi sẽ ngồi ở hai mặt đối diện của khung vừa vẽ. Năm ô vuông ở phía người chơi nào, thì số “dân thường” trong các ô ấy sẽ thuộc về người chơi đó. Trò chơi ô ăn quan chia thành nhiều lượt chơi. Số lượng lượt chơi sẽ tùy thuộc vào thời gian và quyết định của người chơi. Ở lượt thứ nhất, thứ tự chơi sẽ do hai người chơi tự quyết định. Người thắng ở lượt thứ nhất sẽ có quyền chơi trước ở lượt chơi kế đó.

Khi chơi trò ô ăn quan, cần có sự tính toán cẩn thận để có thể dành được chiến thắng. Người chơi sẽ chọn một ô vuông bất kì của mình, rồi lấy toàn bộ “dân thường” trong ô đó, thả lần lượt sang các ô vuông kế bên theo một chiều nhất định. Người chơi sẽ chọn thả sang trái hoặc sang phải tùy theo tính toán. Ở mỗi ô vuông sẽ được thả một “dân thường” cho đến khi người chơi hết số “dân thường” ở trong tay. Lúc đó, ô cuối cùng được thả “dân thường” sẽ trở thành cột mốc. Nếu ô ngay bên cạnh nó có “dân thường”, thì dù ô vuông đó thuộc về ai, người chơi cũng được phép lấy toàn bộ dân trong ô đó để tiếp tục thả đều (theo chiều vừa thực hiện). Nhưng nếu như ô vuông ngay bên cạnh ô cuối cùng đó là ô rỗng, thì toàn bộ “dân thường” trong ô tiếp đó sẽ được người chơi bắt về làm của riêng. Sau đó, đến lượt người đối diện bắt đầu lượt chơi của mình. Trò chơi vẫn sẽ tiếp tục diễn tuần tự như thế, cho đến khi cả hai “quan” đều đã được bắt về. Lúc này, “dân thường” ở ô vuông phía người chơi nào thì sẽ được tính là của người chơi đó. Cuối cùng, cả hai người chơi sẽ đếm lại số lượng “dân thường” mà mình có, và tự quy đổi “quan” đã bắt được thành “dân thường”. Ai có được nhiều dân hơn thì sẽ là người chiến thắng.

Trò chơi ô ăn quan giúp người chơi tăng khả năng tập trung và rèn luyện tư duy rất tốt. Vì vậy, nó rất được ưa chuộng, không chỉ ở lứa tuổi học sinh mà ở cả những người trưởng thành. Hiện nay, bộ dụng cụ của trò chơi này đã được sản xuất hàng loạt, với hình thức đẹp và đa dạng hơn. Điều đó đã chứng tỏ được sức hút không hề suy giảm của trò chơi này trong thời đại mà các trò chơi điện tử vô cùng phát triển như hiện nay.

-------------------------------------------------

Ngoài Thuyết minh về một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi ô ăn quan ra, chúng tôi còn hướng dẫn viết các Bài văn mẫu lớp 7 KNTT khác, cùng các bài Soạn văn chi tiết và Ngắn gọn môn Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức Tập 2 . Mời các bạn tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
32
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 KNTT

    Xem thêm