Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Top 57 bài văn Nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống lớp 7

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống lớp 7 với các bài văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

1. Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống

Học sinh tham khảo dàn ý chi tiết tại đây Dàn ý bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống lớp 7

2. Nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống Ngắn nhất

Bạo lực học đường là một vấn đề không còn xa lạ gì với chúng ta. Bởi đây là một hiện tượng đã tồn tại từ rất lâu trước đây và cho đến nay vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Hiện tượng bạo lực học đường là hiện tượng những bạn học sinh bắt nạt bạn bè của mình trong trường học. Đó có thể là sự bạo lực về thể xác, nhưng cũng có thể là về mặt tinh thần. Bởi ngoài việc đánh đập, thì ngày nay, nhiều bạn học sinh còn bị chửi bới, vu oan, cô lập, tẩy chay… nữa. Điều đó khiến cho các bạn cảm thấy buồn bã, đau khổ, không còn muốn đi học. Thậm chí nhiều vụ việc còn dẫn nạn nhân đến bệnh trầm cảm hay tự tử. Còn những kẻ đi bắt nạt thì sẽ trở thành những “tội phạm tuổi thiếu niên”, bị bạn bè xa lánh, sợ hãi. Do đó, chúng ta cần phải có những biện pháp thật quyết liệt và triệt để, để thanh lọc hiện tượng xấu xa này. Đưa trường học trở về với hình dáng trong sạch thuở ban đầu. Để làm được điều đó, chúng ta cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về vấn nạn bạo lực học đường. Để các bạn học sinh ngừng ngay những hành động đó. Tiếp đến, là đưa ra những hình phạt phù hợp để cảnh cáo, răn đe các trường hợp gây ra hiện tượng bạo lực học đường. Cùng với đó, là khơi thông tinh thần cho các bạn học sinh, khuyến khích các bạn tự tin, dám nghĩ, dám làm và nói ra sự thật. Muốn các biện pháp trên phát huy được tối đa hiệu suất, thì cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình và bản thân học sinh. Không được để ai đơn thương độc mã trong hành trình này cả.

Để dập tắt ngay hôm nay hiện tượng bạo lực học đường gần như là điều không thể. Tuy nhiên, chúng ta không nên vì thế mà chùn bước. Thay vào đó, phải quyết liệt hơn, kiên trì hơn, mạnh mẽ hơn để bảo vệ các bạn học sinh - tương lai của tổ quốc.

2. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống

Nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống Mẫu 1

Nghị luận về câu tục ngữ Thất bại là mẹ thành công

Để khích lệ, cổ vũ tinh thần của mỗi người sau khi vấp ngã, thất bại trên đường đời. Ông cha ta thường nói rằng “Thất bại là mẹ thành công”.

Em rất tán đồng với ý kiến này. Câu tục ngữ đã ví von sự “thất bại” là mẹ, nghĩa là thai nghén, sinh ra sự “thành công”. Từ đó, gián tiếp khẳng định rằng, chính những thất bại đã trở thành yếu tố quan trọng, tạo nên sức mạnh, giá trị để bồi đắp nên thành công rực rỡ sau này.

Tại sao lại khẳng định như vậy? Bởi vì thất bại là điều không thể tránh khói trong cuộc sống, nên chúng ta cần đối mặt với nó một cách tích cực và mạnh mẽ. Bất kể ai, ở độ tuổi nào cũng không thể tránh khỏi những lần chưa thành công khi làm một điều gì đó. Như bạn học sinh không giải ra bài toán khó ngay lần đầu. Nhà khoa học không thành công khi mới thí nghiệm lần đầu tiên. Người ngư dân không bắt được đàn cá lớn ngay lần đầu thả lưới.

Bên cạnh đó, những thất bại không hề là vô nghĩa, vì nó đem lại cho chúng ta kinh nghiệm, bài học thực tiễn rất giá trị, hơn cả mọi lý thuyết. Mỗi lần vấp ngã, ta sẽ nhận ra mình đang thiếu sót điều gì, sai lầm ở đâu để khắc phục và bổ sung. Từ đó, hoàn thiện bản thân hơn ở lần thực hiện kế tiếp. Sự thất bại, cũng tôi luyện thêm sự mạnh mẽ và khát khao chinh phục ước mơ của mỗi người. Nó khiến mục tiêu trở nên quý giá hơn, bởi càng bỏ ra nhiều thời gian và công sức thì thành quả sẽ càng thêm ngọt ngào. Như bạn học sinh lần đầu làm sai bài toán hình, sẽ hiểu được cách triển khai này chưa phù hợp và chuyển sang cách làm khác. Kinh nghiệm ấy sẽ được áp dụng cho nhiều lần khác với dạng toán này. Bài học ấy là chính bạn học sinh đó tự rút ra được, nên sẽ dễ ghi nhớ hơn và trở thành kiến thức của chính bạn tích lũy được.

Tuy nhiên, không phải vì vậy, mà chúng ta tôn sùng sự thất bại, cho rằng thất bại là điều hiển nhiên, dẫn đến dửng dưng, qua loa khi làm việc. Bởi dù thất bại bao nhiêu lần, mà thiếu đi sự nghiêm túc soi chiếu, tìm hiểu cái sai, cái thiếu của bản thân và nghị lực để thử thách thêm lần nữa. Thì thất bại vẫn mãi chỉ là thất bại, không bao giờ có thể tạo nên thành công.

Trong nhiều trường hợp, sự thất bại cũng là một tín hiệu cho thấy mục tiêu mà bản thân đặt ra là chưa phù hợp, không thể thực hiện. Điều nên làm, là đặt ra mục tiêu phù hợp với hoàn cảnh, năng lực, sở thích của bản thân để cố gắng chinh phục nó. Chứ không phải những ước mơ xa vời, viển vông.

Câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” đã thực sự phát huy ý nghĩa to lớn của mình trong việc củng cố thêm sức mạnh tinh thần cho mọi người trên hành trình chinh phục ước mơ.

Nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống Mẫu 2

Nghị luận về hiện tượng vô cảm

Xã hội ngày càng phát triển, giúp cuộc sống con người được tiện nghi, thoải mái hơn. Nhưng kéo theo đó là nhiều hệ lụy, với những căn bệnh lạ và khó chưa. Trong đó, không thể không nhắc đến hiện tượng sống vô cảm.

Vô cảm là từ chỉ một hiện tượng những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi, lạnh lùng, chỉ biết sống cho bản thân mình. Đây là một lối sống tiêu cực, cần phải đẩy lùi khỏi xã hội.

Biểu hiện của lối sống vô cảm thường rất dễ để nhận ra. Đó là những người không cảm thấy xót thương cho những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh. Họ từ chối việc giúp đỡ người khác dù là rất đơn giản và có thể dễ dàng thực hiện. Đó là những người sống dửng dưng, chỉ bo bo giữ những lợi ích của mình, không nghĩ về chia sẻ cùng người khác.

Những người sống vô cảm như thế, đã tự tách mình ra khỏi cộng đồng, tự giam mình trong một thế giới riêng. Không chỉ những số phận tội nghiệp cần được giúp đỡ, phải chịu sự chối bỏ, có thể rơi vào tình huống càng thêm khó khăn hơn. Mà chính những người vô cảm ấy, cũng sẽ khiến bản thân rơi vào tình huống bị từ chối giúp đỡ khi cần thiết, bị cô lập trong cộng đồng.

Vô cảm là một hiện trạng nhức nhối của cộng đồng. Chúng ta cần lan tỏa nhiều hơn tình yêu thương giữa con người với con người, như lời cha ông vẫn dặn rằng “Lá lành đùm lá rách”, để đẩy lùi thói xấu này. Có thể là bằng những buổi chuyện trò và tâm sự gần gũi. Hay qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các câu chuyện, bộ phim, bài hát…

Tuy nhiên, bên cạnh những người sống vô cảm ấy, còn có rất nhiều những người sống giàu tình yêu thương và chia sẻ. Họ sẵn sàng giúp đỡ những người có số phận kém may mắn hơn mình mà không đòi hỏi báo đáp. Tinh thần ấy được thể hiện mạnh mẽ qua những hoạt động tình nguyện giúp đỡ bà con vùng cao, ủng hộ đồng bào vùng lũ, chia sẻ với người già neo đơn… Họ sẽ là tấm gương sáng, là nguồn sức mạnh to lớn để cảm hóa những con người sống vô cảm, đẩy lùi thực trạng đáng buồn kia.

Có thể nói, xã hội của chúng ta lúc nào cũng tồn tại những mặt tối, như hiện trạng vô cảm. Vì vậy, nhằm đẩy lùi hiện trạng này, chúng ta phải hành động ngay và bền bỉ hơn nữa. Để không một ai bị bỏ lại phía sau.

4. Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm Ngắn gọn (2 mẫu)

Tham khảo các bài văn mẫu ngắn gọn tại đây Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống Ngắn gọn lớp 7

5. Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm (2 mẫu)

Tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm lớp 7

6. Viết bài văn nghị luận về sức mạnh của tình yêu thương (2 mẫu)

Tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây Viết bài văn nghị luận về sức mạnh của tình yêu thương lớp 7

7. Viết bài văn nghị luận về vai trò của việc tự học (2 mẫu)

Tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây Viết bài văn nghị luận về vai trò của việc tự học lớp 7

8. Viết bài văn nghị luận về những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh (2 mẫu)

Tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây Viết bài văn nghị luận về những tác động tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đến học sinh lớp 7

9. Viết bài văn nghị luận về bạo lực học đường (2 mẫu)

Tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây Viết bài văn nghị luận về bạo lực học đường lớp 7

10. Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn (27 mẫu)

Tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây:

11. Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về câu nói của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi (15 mẫu)

Tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây Bài văn nghị luận trình bày ý kiến về câu nói của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi

-------------------------------------------------

Trên đây là tài liệu Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống lớp 7. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Đánh giá bài viết
306 113.542
4 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bảo Ann
    Bảo Ann

    Hay quó🥰

    Thích Phản hồi 19:21 29/01
    • Ngọc Hà
      Ngọc Hà

      Hay thíii

      Thích Phản hồi 20:49 30/01
      • Thị oanh Phan
        Thị oanh Phan

        Hay 💯 điểm 

        Thích Phản hồi 22:09 19/03
        • Mạnh Trương
          Mạnh Trương

          🥰🥰🥰 bài văn hay3

          Thích Phản hồi 05/04/23

          Văn mẫu lớp 7 CTST

          Xem thêm