Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Viết bài văn nghị luận về bạo lực học đường lớp 7

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề bài: Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 400 chữ) về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm.

Nghị luận về bạo lực học đường lớp 7 Ngắn nhất

Từ xưa đến nay, vấn nạn bạo lực học đường vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối trong xã hội, được nhiều người lưu tâm. Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề này vẫn luôn âm ỉ tồn tại và chưa được giải quyết triệt để.

Trước đây, bạo lực học đường là hiện tượng các bạn học sinh sử dụng vũ lực với bạn học của mình như đánh đập, đe dọa, bắt nộp tiền hay đồ ăn. Tuy nhiên dần dần theo sự phát triển của xã hội, thì các cách thực hiện bạo lực học đường cũng dần thay đổi theo. Đó là việc bắt nạt về mặt tinh thần. Một số học sinh sẽ chọn cách cô lập, tẩy chay, bịa đặt các thông tin xấu về bạn của mình. Rồi lan truyền cho người khác trực tiếp và cả trên mạng xã hội. Điều đó khiến nạn nhân lúc nào cũng phải sống trong sự sợ hãi, lo lắng, bất an và không còn tâm trí nào cho việc học tập nữa. Thậm chí là khiến các nạn nhân mắc bệnh trầm cảm, nếu nặng hơn thì có thể dẫn đến tự tử. Nhưng không chỉ các nạn nhân mới gánh chịu hậu quả của hiện tượng này. Bởi bản thân những kẻ bắt nạt cũng đang dần tự biến bản thân thành kẻ côn đồ, kẻ xấu xa, độc ác trong mắt những người xung quanh. Khi sự việc bị phanh phui, thì đó sẽ là một vết nhơ tẩy mãi không sạch trong lý lịch của các bạn mãi về sau. Chính vì vậy, chúng ta phải thực hiện triệt để hơn, quyết liệt hơn việc ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường. Trước hết là từ sự quan tâm sâu sát hơn của cả nhà trường và phụ huynh đối với học trò của mình. Cùng với đó là các hành vi xử phạt phù hợp, để các đối tượng có ý xấu không dám thực hiện hành vi bạo lực. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, cổ vũ tinh thần cho các bạn học sinh, để các bạn ấy dũng cảm dám tự bảo vệ mình, dám nói lên sự thật cũng vô cùng quan trọng.

Do đó, em tin rằng, chỉ cần cả cộng đồng cùng chung tay góp sức vì tương lai của đất nước. Thì hiện tượng bạo lực học đường sẽ sơm bị loại trừ.

Viết bài văn nghị luận về bạo lực học đường lớp 7 mẫu 1

Trường học là ngôi nhà thứ hai của các bạn học sinh. Tuy nhiên, với một số bạn thì đó lại không phải là một nơi yên bình, không phải là nơi các bạn cảm thấy vui vẻ, an toàn khi đến. Bởi các bạn ấy là nạn nhân của một vấn đề vô cùng nhức nhối tại trường học, tuy đã xảy ra từ rất lâu, nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để. Đó chính là vấn đề bạo lực học đường.

Bạo lực học đường xuất hiện trong trường học từ cách đây rất lâu và có nhiều sự thay đổi theo thời gian. Hành động bạo lực đó diễn ra giữa các học sinh trong trường với nhau, với hai hình thức cơ bản là bạo lực thể xác và bạo lực tâm lý. Bạo lực thể xác là hành vi đánh đập, làm tổn thương cơ thể như đấm, đá, xô ngã, đẩy ngã… Còn bạo lực tinh thần là hành vi cố tình cô lập, tẩy chay không cho ai chơi cùng rồi tung tin, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của bạn học. Hoặc cố tình bắt bạn phải làm những hành động xấu hổ, nhục nhã ở chỗ đông người. Dù là hành vi nào thì cũng gây nên những tổn thương nặng nề, nghiêm trọng cho các bạn học sinh.

Các bạn học sinh tội nghiệp là nạn nhân của hành vi bạo lực học đường ấy sẽ phải chịu sự đau đớn về thể xác lẫn tinh thần. Phải chịu sự dày vò mỗi ngày khi đến trường phải tiếp tục đối mặt với các hành vi bạo lực, với kẻ gây nên nỗi đau của mình. Điều càng đáng buồn hơn, là chẳng biết phải đến bao giờ những vấn nạn đó mới có thể thực sự kết thúc. Vì thế, các nạn nhân ngày càng kiệt quệ, không muốn đến lớp, không có tâm trí nào để học tập, khiến thành tích ngày càng sa sút. Không chỉ dừng lại ở đó, việc cơ thể và tâm lý phải gánh chịu những tổn thương nặng nề, còn khiến các bạn học sinh đó có những suy nghĩ và hành động tiêu cực, gây tổn thương cho chính bản thân mình.

Do đó, chúng ta cần phải có những biện pháp cứng rắn, thiết thực để đẩy lùi vấn nạn bạo lực học đường, bảo vệ các bạn học sinh trong ngôi nhà thứ hai của họ. Trước hết, chính là cần có những biện pháp xử lí phù hợp với những học sinh bắt nạt bạn bè của mình. Cần có hình phạt đúng mức và giáo dục tư tưởng phù hợp để các em học sinh đó nhận thức được lỗi sai của mình và sửa đổi. Tiếp theo, nhà trường và gia đình cũng cần có sự quan tâm đúng mực với con em mình. Để kịp thời nhận ra sự bất thường trong hành vi của các em, từ đó can thiệp, hỗ trợ và giúp đỡ kịp thời, tránh các sự việc đáng tiếc xảy ra. Hơn hết, việc giáo dục tự bảo vệ bản thân cho các em học sinh cần được đẩy mạnh hơn. Các em cần biết cách tự bảo vệ mình, cách tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài khi rơi vào tình huống xấu. Có như vậy, chúng ta mới có thể đẩy lùi được hiện tượng bạo lực học đường ra khỏi trường học. Ngoài ra, nhà trường cũng cần quan tâm hơn về việc thắt chặt tinh thần đoàn kết, nâng cao tình cảm bạn bè giữa các học sinh trong trường để các bạn gần gũi với nhau hơn, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cho nhau trong những lúc khó khăn. Khi cả lớp, cả trường là một khối đoàn kết thì chẳng có mầm mống bạo lực nào có thể nhen nhóm lên được cả.

Em vẫn biết rằng, việc khiến cho vấn nạn bạo lực học đường bị đẩy lùi hoàn toàn không thể hoàn thành trong một sớm một chiều. Nhưng chắc chắn, chỉ cần mọi người cùng chung tay kiên định thực hiện, thì ngày chiến thắng sẽ sớm đến đây thôi.

Viết bài văn nghị luận về bạo lực học đường lớp 7 mẫu 2

Bạo lực học đường là một hiện tượng không hề xa lạ, vẫn luôn âm ỉ tồn tại trong cuộc sống.

Trong trường học, đã xảy ra tình trạng bắt nạt, ức hiếp giữa các bạn học sinh. Đó không chỉ là những hành vi bạo lực về thể xác đơn thuần. Mà còn là sự bạo lực về tinh thần, như bịa đặt những điều xấu, chê bai về ngoại hình, gia đình, đem khuyết điểm của bạn bè làm trò đùa… Đó là những hình thức bạo lực học đường đã và đang tồn tại.

Những hành vi bạo lực ấy khiến các em học sinh bị tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần nặng nề. Khiến các em sợ hãi, không muốn đến trường, việc học tập cũng bị ảnh hưởng, sa sút. Đồng thời, còn khiến tinh thần các em bị tổn thương, dễ dẫn đến các bệnh về tâm lý, thậm chí dẫn đến bệnh trầm cảm và các hành vi tiêu cực. Không chỉ vậy, bản thân những học sinh gây nên hành vi bạo lực cũng chịu tác hại tiêu cực của hafnhd dộng đó. Các bạn ấy sẽ trở thành người xấu, có hành vi độc ác, vi phạm quyền công dân. Từ đó bị tập thể xa lánh, chán ghét và có thể bị kỷ luật, xử phạt thích đáng. Và những điều ấy sẽ trở thành một điểm đen trong hồ sơ và cuộc đời các em. Ngoài ra, hành vi bạo lực học đường còn gây nên sự xáo trộn, bất an trong tập thể lớp. Khiến các bạn học không thể đoàn kết với nhau và vui vẻ thực sự được.

Vì vậy, chúng ta cần phải đẩy lùi và xử lý triệt để hành vi này. Trước hết, cần phải có những biện pháp xử lý mạnh và thích đáng cho những hành vi bạo lực học đường để răn đe các bạn học sinh khác. Tiếp đó, cần đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục về tác hại tiêu cực của hành vi bạo lực với bạn bè trong môi trường học trường. Ngoài ra, nhà trường và gia đình cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc quản lý học sinh, để ngăn ngừa từ đầu những mầm mống của việc bạo lực học đường. Quan trọng nhất, vẫn là sự tự ý thức từ bản thân các bạn học sinh. Chính các bạn ấy cần phải tự kiểm soát bản thân mình, không để xảy ra các hành động sai trái.

Hiện tượng bạo lực học đường là hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội, cần được giải quyết triệt để. Vì vậy, rất cần sự chung tay của tất cả mọi người để có thể xây dựng những ngôi trường đoàn kết và hạnh phúc.

Hãy viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

Tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong cuộc sống lớp 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
171
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng