Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn Ngắn gọn lớp 7

Lập dàn ý Nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn Ngắn gọn

a) Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ mà em muốn nghị luận: Uống nước nhớ nguồn

b) Thân bài:

- Giải thích câu tục ngữ:

  • Giải thích nghĩa từng cụm từ (uống nước, nhớ nguồn)
  • Giải thích nghĩa của cả câu tục ngữ: nói về lòng biết ơn trong cuộc sống

→ Nêu quan điểm của người viết về vấn đề bàn luận được gợi lên từ câu tục ngữ: hoàn toàn ủng hộ

- Biểu hiện của lòng biết ơn:

  • Ghi nhớ, khắc ghi sự giúp đỡ, sẻ chia, hi sinh của người khác dành cho mình
  • Báo đáp những điều đã nhận được bằng lời cảm ơn, hành động trả ơn… (tùy theo khả năng của bản thân)

→ Các hành động đó cần xuất phát từ sự chân thành, biết ơn sâu sắc

- Ý nghĩa của lòng biết ơn:

  • Người cho đi, giúp đỡ:
    • cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi biết bản thân làm được việc tốt
    • tiếp tục giúp đỡ nhiều người hơn nữa
  • Người được giúp đỡ, được nhận:
    • được vượt qua khó khăn, thiếu thốn, đau khổ…
    • được đón nhận tình yêu thương, sự quan tâm của mọi người
  • Xã hội, cộng đồng:
    • sự biết ơn kết nối mọi người lại với nhau
    • lan tỏa tình yêu yêu thương, quan tâm, giúp đỡ nhau trong cộng đồng

- Mặt trái của vấn đề:

  • một số người sống nhưng không có lòng biết ơn, không biết cảm ơn khi được giúp đỡ, mặc định người khác phải giúp đỡ mình
  • một số người lợi dụng lòng biết ơn của người khác để đòi hỏi những điều vô lí

- Liên hệ bản thân:

  • Em từng được người khác giúp đỡ chưa? Em thể hiện lòng biết ơn của em với người đó như thế nào?
  • Em từng giúp đỡ ai chưa? Khi người đó thể hiện lòng biết ơn, em có cảm xúc ra sao?

c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ, đánh giá của em về câu tục ngữ vừa bàn luận.

Nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn Ngắn nhất - Mẫu 1

Từ xưa, dân tộc ta đã luôn gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”.

Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh ẩn dụ: khi uống nước thì phải nhớ tới nơi tạo ra, bắt đầu của dòng nước ấy. Để nói về lòng biết ơn, kính trọng, nhớ về các thế hệ đi trước, những người đã lao động, sáng tạo để tạo ra những điều mà ta nha nhận được ngày hôm nay.

Đạo lý nhớ ơn đấy, suốt hàng trăm năm nay vẫn luôn hiện diện trong đời sống hằng ngày của mọi người. Bởi vì không có gì trên thế giới này là tự nhiên mà có. Cây xanh tốt là nhờ người chăm bón, đất nước hòa bình là nhờ các anh bộ đội, máy móc hiện đại là nhờ các nhà khoa học… Tất cả đều phải có người gây dựng nên. Vì thế ta cần phải luôn biết ơn và nhớ đến họ. Phẩm chất ấy tạo nên một con người có nhân cách tốt đẹp, cả trong lời nói và ứng xử. Giúp gắn kết mọi người lại gần với nhau hơn.

Chúng ta có thể dễ dàng gặp được sự hiện diện của lòng biết ơn. Qua các tập tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam ta, qua các ngày lễ tưởng nhớ, biết ơn các thầy cô, thương binh liệt sĩ, ngày của cha, ngày của mẹ… Và còn thể hiện qua từng hành động nhỏ bé như câu cảm ơn, cái ôm ấm áp, những bức thư tay, những bài hát cảm động.

Tất cả đã gián tiếp khẳng định với chúng ta rằng bài học Uống nước nhớ nguồn mà ông cha nhắn nhủ vẫn đang và sẽ được con cháu tiếp bước, kéo dài đến muôn đời.

Nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn Ngắn nhất - Mẫu 2

Nhân dân ta suốt bao đời nay vẫn luôn gìn giữ, lưu truyền và phát huy một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp. Đó chính là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”.

Đó là một câu tục ngữ mượn hình ảnh ẩn dụ để nói về sự biết ơn trong cuộc sống. Theo đó, khi chúng ta nhận được một điều gì, thì cần phỉa biết trân trọng, biết ơn người đã cho ta điều đó. Đồng thời đền đáp lại công ơn đó theo khả năng của mình. Truyền thống này đã được gìn giữ và lưu truyền suốt bao đời nay, thấm nhuần vào tư tưởng và lối sống của người dân. Điều này thể hiện từ bài học mà mọi đứa trẻ đều được dạy từ khi còn thơ bé. Đó là nhận những món quà người lớn cho bằng hai tay và nói cảm ơn. Truyền thống đó cũng được thể hiện qua các ngày lễ lớn trong năm như ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày lễ Vu Lan, Tết Nguyên Đán. Đó là cơ hội cho chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến cha mẹ, thầy cô, tổ tiên của mình. Hay như các hoạt động thăm viếng các liệt sĩ, tặng quà cho các thương binh để bày tỏ sự biết ơn, kính trọng của thế hệ sau đến những người đã hi sinh bản thân vì độc lập tổ quốc. Các bài học trong những chương trình sách giáo khoa ở lớp, hay trong các bộ phim, bài hát, chương trình thực tế đều chứa đựng bài học về sự biết ơn. Bởi vậy, hầu như tất cả người dân Việt Nam ta đều thấm nhuần bài học “Uống nước nhớ nguồn”. Mặc dù hiện nay vẫn tồn tại một số “con sâu” còn thiếu ý thức, chưa có lòng biết ơn, kính trọng với những người đa yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mình. Tuy nhiên đó chỉ là thiểu số và có thể thay đổi, uốn nắn được thông qua giáo dục và tuyên truyền.

Em tin rằng, dù nhiều giá trị cuộc sống thay đổi theo sự phát triển của xã hội, thì truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” vẫn sẽ mãi luôn bền vững.

Nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn Ngắn nhất - Mẫu 3

“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Đạo lý ấy được lưu giữa và phát huy suốt theo chiều dài lịch sử đất nước.

Câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn” mượn hình ảnh uống nước phải nhờ về nơi tạo ra dòng nước ấy. Để ẩn dụ cho sự biết ơn, nhớ về nguồn cội. Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy bày học về lòng biết ơn qua những câu thơ, bài hát, những câu chuyện nhỏ. Chính ông bà, cha mẹ cũng là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Lòng biết ơn được thể hiện từ tình cảm chân thành và suy nghĩ kính trọng dành cho người đã giúp đỡ chúng ta. Nó đơn giản là lời cảm ơn, là hành động đền đáp trong khả năng của chính mình. Truyền thống biết ơn đấy hiện diện trong từng nhịp sống của người dân Việt ta. Qua truyền thống thờ cúng tổ tiên, hiếu đạo với cha mẹ, ông bà. Qua những ngày lễ, những sự kiện tôn vinh người lao đông, những bác sĩ, nhà giáo, bộ đội… Cứ như thế, truyền thống Uống nước nhớ nguồn vẫn tiếp tục duy trì và le lỏi vào cuộc sống của chúng ta. Hiện nay, xuất hiện một bộ phận giới trẻ đi ngược với đạo lý của ông cha để lại. Họ mặc sức nhận lấy nhưng lại có thái độ hờ hững, không có lòng biết ơn với người khác. Họ không biết nói lời cảm ơn, không biết tri ân những người đã cống hiến cho cuộc sống hôm nay của mình. Thật đáng buồn thay. Tuy chỉ là số lượng nhỏ, nhưng họ vẫn gây ảnh hưởng đến tập thể. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục ngay từ trên ghế nhà trường, để thế hệ trẻ ngày hôm nay thấm nhuần tư tưởng Uống nước nhớ nguồn mà ông cha để lại.

Em tin rằng, những bài học và giá trị của câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn là vô cùng ý nghĩa. Vì vậy, dù cho những giá trị của cuộc sống này có thay đổi theo thời gian thì câu tục ngữ ấy vẫn sẽ mãi còn vẹn nguyên sức nặng như thuở ban đầu.

Nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn Ngắn nhất - Mẫu 4

Bất kì ai trong chúng ta cũng từng được dạy về bài học “Uống nước nhớ nguồn”.

Bài học ấy được hiện diện dưới hình thức của một câu tục ngữ ngắn gọn dễ đọc, dễ nhớ. Tác giả dân gian đã mượn hành động khi uống nước thì phải nhớ đến nơi xuất phát, tạo ra dòng nước ấy. Để nói về bài học luôn nhớ đến và biết ơn những người đã lao động, cống hiến để tạo ra những món đồ, những giá trị mà mình được hưởng thụ. Những điều đó có thể là các giá trị vật chất như nhà cửa, đường đi, cây cối, hoa quả, đồ chơi, sách vở… Nhưng còn có thể là các giá trị tinh thần như bài học giáo dục, tình yêu thương, một cuộc sống hòa bình, bình đẳng… Để có những điều đấy, những thế hệ đi trước chúng ta đã lao động hăng say, quên mình. Vì vậy, ta phải luôn nhớ đến họ, nhớ đến những vất vả họ đã trải qua để nuôi lòng biết ơn, kính trọng đến những lớp người đấy. Đồng thời, càng thêm nâng niu những hiện vật mà mình được nhận. Tinh thần biết ơn đấy vẫn luôn hiện hữu trong cuộc sống, trong mỗi cá thể. Và minh chứng rõ ràng nhất chính là truyền thống thờ cúng tổ tiên của dân tộc ta. Cùng với đó, là các ngày lễ tôn vinh những người có góp phần cống hiến cho đất nước, như ngày thầy thuốc, ngày nhà giáo, ngày thương binh liệt sĩ…

Lớn lên trong bầu không thấm nhuần tinh thần nhớ ơn. Em vẫn luôn đã và đang hướng đến những đạo lí tốt đẹp như thế của dân tộc. Bởi em tin rằng chính những truyền thống ấy sẽ giúp dân tộc ta ngày càng phát triển hơn.

Nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn Hay nhất

>> HS tham khảo các bài văn mẫu dài, chi tiết hơn tại đây: Viết bài văn nghị luận về câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn lớp 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
443
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
2 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Phạm Thị Ngọc Anh
    Phạm Thị Ngọc Anh

    Nhiều mẫu quá, cảm ơn bạn

    Thích Phản hồi 10/05/22
    • Bánh Bao
      Bánh Bao

      Rất hay

      Thích Phản hồi 10/05/22
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Văn mẫu lớp 7 Chân trời sáng tạo

      Xem thêm
      Chia sẻ
      Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
      Mã QR Code
      Đóng