Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên

Hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên lớp 7 với các đoạn văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đề bài: Hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5, 6 câu.

Hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên Mẫu 1

Chiều nay, khi đang ngồi câu cá bên bờ sông, ông nội bỗng nói: “Thôi, ông cháu ta về đem chăn gối ra phơi nắng đã, kẻo mai trời có mưa to đấy”. Trên đường về nhà, em cứ suy nghĩ mãi, tại sao ông lại biết sắp có mưa to nhỉ. Như hiểu nỗi thắc mắc của em, ông nội tủm tỉm mỉm cười và bảo rằng: “Lúc nãy ông thấy bụi cỏ trâu ven sông có đàn chuồn chuồn đang đậu. Mà Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. Nghe ông giải thích thì em hiểu ngay tại sao ông có thể dự đoán thời tiết được rồi.

Hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên Mẫu 2

Từ chiều hôm qua, các bác và bố em bỗng bận rộn gia cố lại tường rào, rồi chất lên mái nhà các túi cát lớn. Khi em hỏi chuyện, thì bố bảo là sắp có bão vào nên phải gia cố nhà cửa cho vững chắc. Bố nói như thế, em lại càng tò mò hơn, bởi hôm qua đến giờ, bố đâu có xem dự báo thời tiết. Nghe em thắc mắc, bố cười xòa: “Chiều qua, bố thấy có gió heo may về, chuồn chuồn lại bay đầy ngoài bờ đê, mà ông bà mình vẫn bảo “Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.” đấy con ạ.” Bây giờ thì em đã hiểu rồi, thật may mắn khi có những phương thức dự báo thời tiết chuẩn xác như thế từ ông bà dạy cho.

Hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên Mẫu 3

(1) Sáng mùa hè, mới năm giờ sáng trời đã sáng rõ rồi. (2) Đến chiều muộn, đã qua sáu giờ tối mà trời vẫn chưa tối hẳn. (3) Hiện tượng ấy được ông cha ta tóm lược bằng câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”, ý chỉ vào mùa hè ngày dài đêm ngắn. (4) Ngược lại, khi mùa đông đến, đã sáu giờ sáng trời vẫn tối kịt, đến chiều chưa tới sáu giờ đã đen nhẻm. (5) Hiện tượng ngày ngắn đêm dài ấy được nói một cách hóm hỉnh rằng “Ngày tháng mười chưa cười đã tối”. (6) Hai câu tục ngữ ngắn gọn với hình ảnh nói quá thú vị vừa khái quát được đặc điểm của ngày và đêm hai mùa, vừa dễ đọc, dễ nhớ.

Hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên Mẫu 4

Nghỉ hè, em theo bố mẹ về quê thăm ông bà. Buổi chiều, em cùng hai anh họ của mình ra đồng chơi. Sau một hồi đuổi bắt trên cánh đồng, chúng em ra dòng mương nhỏ để rửa chân tay cho mát mẻ. Đang rửa tay, chợt anh họ của em bảo:

- Chắc ngày mai chúng mình không ra đồng chơi tiếp được rồi. Vì mai trời chắc sẽ mưa to đấy!

- Sao anh biết ạ? - Em tò mò hỏi lại.

Lúc này, anh ấy bật cười và chỉ tay vào một đoạn cỏ dương dỉ cạnh mương nước:

- Em thấy không, chuồn chuồn đang đậu ở đây cả đàn này. mà “Chuồn chuồn bay thấp thi mưa, Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. Nên hễ thấy con vật này bay thấp vậy, chắc hẳn sắp có mưa to.

-------------------------------------------------

Trên đây là tài liệu Hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng các câu tục ngữ trên. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn viết các Bài văn mẫu lớp 7 Chân trời sáng tạo khác, cùng các bài Soạn văn chi tiết và Ngắn gọn môn Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2 . Mời các bạn tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 7 CTST

    Xem thêm