Kể lại một truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi
Kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi lớp 7
Kể lại một truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi lớp 7 với các bài văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
1. Lập dàn ý Kể lại một truyện ngụ ngôn
a. Mở bài: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và nêu câu hỏi để người nghe có thể dự đoán về bài học sau khi nghe kể
b. Thân bài:
- Kể theo diễn biến câu chuyện (từ sự kiện đầu tiên đến sự kiện cuối cùng)
- Giọng điệu thay đổi phù hợp, thể hiện tính hài hước ở các thời điểm cần thiết
- Có thể xen vào một số câu văn miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật
c. Kết bài: Nêu nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện vừa kể
2. Kể truyện Thầy bói xem voi Ngắn gọn nhất
Trong kho tàng truyện ngụ ngôn của nước ta thì “Thầy bói xem voi” là một câu chuyện rất hay và nổi bật.
Câu chuyện kể về năm ông thầy bói mù vào một ngày rãnh rỗi. Khi đang ngồi buôn chuyện thì họ nghe tin có một gánh xiếc đi qua. Thế là cả năm người cùng gom tiền để hối lộ quản tượng, xin được xem voi. Sau khi được sự đồng ý của quản tượng, năm ông thầy mói mù sấn sổ bắt đầu xem voi bằng tay. Họ sờ mó quanh con voi, rồi bắt đầu tả lại. Ông thì nói con voi như cái chổi cùn, ông bảo con voi như cái quạt, ông lại bảo con voi như cột đình. Đến ông khác lại nói voi sun sun như con đỉa, ông bên cạnh thì chắc chắc là voi y cái đòn càn. Do mỗi ông chỉ sờ mỗi một chỗ, nên thành ra chỉ mò được hình dáng một bộ phận của voi mà thôi. Nhưng chẳng ai chịu nghe ai cả, cứ thế lao vào đánh nhau đến sứt đầu mẻ trán.
Từ câu chuyện, em rút ra bài học trong cuộc thảo luận với người khác, chúng ta cần biết lắng nghe những ý kiến xung quanh để tổng kết và đúc rút ra ý kiến đầy đủ nhất. Chớ có bảo thủ để phải rước lấy hậu quả như những ông thầy bói ở trong truyện.
3. Kể lại một truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi
Thầy bói xem voi là một trong những câu chuyện ngụ ngôn mà em thích nhất.
Truyện kể về năm ông thầy bói mù, chưa từng được biết đến con voi là gì. Một hôm, khi đang buổi ế hàng rảnh rỗi, lại nghe tin có con voi đi qua. Thế là năm ông bàn bạc rồi quyết định chung tiền lại, biếu người quản voi, để xin cho voi dừng lại. Khi được đồng ý, năm ông phấn khích chạy lại sờ voi xem nó như thế nào. Ngặt nỗi, voi thì to, mà năm ông thì cứ chăm chăm sờ mỗi một chỗ mà thôi. Ông thì sờ vòi, ông sờ ngà, ông sờ tai, ông sờ chân, ông lại sờ đuôi.
Hậu quả là khi ngồi nói chuyện lại với nhau, năm ông thầy bói đã tranh cãi kịch liệt. Mỗi ông chỉ sờ một bộ phận khác nhau, nên khi đưa ra kết luận cũng khác nhau. Ông nói rằng con voi sun sun như con đỉa. Ông thì nói rằng con voi như cái đòn càn. Ông lại cho rằng voi vè bè như cái quạt thóc. Ông nữa thì bảo voi sừng sững như cái cột đình. Một ông khác lại cãi rằng con voi tua tủa như cái chổi sể cùn. Nói qua nói lại một hồi, chẳng ông nào chịu nhường nhau, thành ra cãi nhau càng lúc càng căng thẳng. Đến mức đánh nhau sứt đầu mẻ trán.
Qua câu chuyện hài hước ấy, em rút ra bài học rằng chúng ta cần phải biết nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. Đồng thời cần biết học cách lắng nghe những ý kiến, đóng góp của người khác. Nếu không sẽ nhận kết quả như năm ông thầy bói kia.
4. Kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi lớp 7
Câu chuyện ngụ ngôn mà em đọc gần đây nhất là câu chuyện Thầy bói xem voi.
Truyện kể về năm ông thầy bói mù vào một ngày rảnh rỗi, không có khách ghé xem. Bỗng hay tin có một con voi đi ngang qua, mà họ lại chưa biết con voi nó như thế nào. Thế là cả năm người cùng quyết định góp tiền lại đưa cho người quản voi. Sau khi được quản voi đồng ý, năm ông thầy bói bắt đầu xem voi bằng tay. Mỗi ông sờ một bộ phận của con voi, và chỉ sờ mỗi chỗ ấy thôi. Thành ra, chẳng ông nào sờ được toàn bộ con voi cả.
Cuối cùng, ông sờ vòi thì bảo voi sun sun như con đỉa. Ông sờ ngà thì bảo voi chần chẫn như cái đòn càn. Ông sờ tai lại bảo voi bè bè như cái quạt thóc. Ông sờ chân lại bảo voi sừng sững như cái cột đình. Ông sờ đuôi thì khẳng định voi tua tủa như cái chổi sể cùn. Ông nào cũng khăng khăng cho là mình đúng, không chịu nghe ai cả. Cuối cùng, họ lao vào đánh nhau ầm ĩ, đến sứt đầu mẻ trán.
Câu chuyện ấy vừa tạo nên tiếng cười giải trí, lại giúp em rút ra bài học ý nghĩa cho bản thân. Rằng phải biết nhìn nhận mọi chuyện một cách toàn diện và đa chiều. Và không được bảo thủ, phải biết lắng nghe những đón góp, ý kiến từ xung quanh mình.
5. Kể lại một truyện ngụ ngôn Ngắn gọn
>> Học sinh tham khảo các bài văn mẫu ngắn nhất tại đây: Kể lại một truyện ngụ ngôn Ngắn gọn
-------------------------------------------------
Trên đây là tài liệu Kể lại một truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi. Ngoài ra, chúng tôi còn hướng dẫn viết các Bài văn mẫu lớp 7 CTST khác, cùng các bài Soạn văn chi tiết và Ngắn gọn môn Ngữ văn lớp 7 Chân trời sáng tạo Tập 2 . Mời các bạn tham khảo.