Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

TOP 28 Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ lớp 7

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Mẫu 1

“Anh đom đóm” của Võ Quảng là một bài thơ bốn chữ mà em vô cùng yêu thích. Bài thơ được viết với giọng thơ trong sáng và gần gũi, kết hợp với nhiều hình ảnh nhân hóa sống động, khiến lời thơ trở nên thu hút vô cùng. Trong bài thơ, chú đom đóm hóa thân thành người gác đêm với bóng đèn nhỏ sáng rực ở sau đuôi. Người đọc theo chân chú, khám phá vẻ đẹp về đêm ở một vùng đồng quê yên bình với các loài vật nhỏ bé khác. Anh đom đóm dẫn người đọc đi thăm bầy chim non ngủ say trong bụi cây, đi nghe chị Cò Bợ hát ru con ơi hời, rồi đi xem thím Vạc tranh thủ mò tôm dưới ánh trăng. Không chỉ thế, anh đom đóm còn giới thiệu những cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời khi đêm đến. Đó là bờ lau im phăng phắc khi trời đứng gió, là ngôi sao Hôm soi mình dưới bóng nước, là những vườn cam, vườn xoan, vườn cau, vườn chuối xanh mượt. Anh đom đóm cứ thế cần mẫn đi tuần khắc nơi, canh gác cho giấc ngủ ngon của mọi người. Cách tác giả kể chuyện thật thú vị và sinh động, đem đến cho em cái nhìn mới mẻ hơn về thế giới thiên nhiên khi đêm xuống. Đó cũng là lý do mà em ấn tượng với bài thơ “Anh đom đóm” đến vậy. Dù đọc từ cách đây rất lâu vẫn nhớ mãi từng vần thơ.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Mẫu 2

“Ngàn sao làm việc” của Võ Quảng là một bài thơ năm chữ mà em rất yêu thích và chép lại vào sổ tay. Bài thơ là bức tranh bầu trời vào đêm xinh đẹp rực rỡ và cũng rất sinh động, hấp dẫn. Hình ảnh những ngôi sao, chòm sao trên bầu trời được tác giả khéo léo kết hợp với những biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã trở nên gần gũi và thú vị hơn bao giờ hết. Nào là dòng sông Ngân Hà chảy giữa trời lồng lộng. Rồi chòm sao Thần Nông trông như cái vó bằng vàng, đón bắt các vì sao là các chú cua đang bơi lội. Còn ngôi sao Hôm thì trông như cái đuốc, cái đèn dùng để đi soi cá vào buổi tối. Đến chòm sao Đại Hùng tinh thì như đang buông gàu bên sông, vội vàng tát nước cho kịp trời sáng. Trong ánh mắt của nhân vật tôi, các ngôi sao trên bầu trời đều như con người đang hăng say lao động, làm việc trên mảnh ruộng màn đêm. Ngay khi trời sáng, các chòm sao lặn mất chính là để đi ngủ. Cách tưởng tượng mới lạ, sinh động ấy đã tạo nên sức hấp dẫn to lớn cho bài thơ “Ngàn sao làm việc”.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Mẫu 3

Trong những bài thơ về tình mẫu tử đã đọc, em yêu thích nhất là bài thơ Nắng hồng. Bởi sự mộc mạc, giản dị và trong sáng trong cách mà nhà thơ Bảo Ngọc khắc họa thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên cuộc sống này. Nhà thơ đã đứng từ góc nhìn của một đứa trẻ để tái hiện lại thế giới xung quanh. Lúc đầu, thế giới trong mắt đứa trẻ là một màu xám xịt, tẻ nhạt và lạnh lẽo. Sự cô đơn cứ thế quẩn quanh trong thế giới xung quanh đứa trẻ. Cho đến khi mẹ đi chợ về. Mẹ xuất hiện với ánh hào quang rực rỡ như một mặt trời nhỏ. Sự hiện diện của mẹ chính là những tia nắng ấm ấp sưởi ấm người con. Tia nắng hồng đã ẩn dụ cho những yêu thương, chia sẻ, chăm sóc, bao dung vô điều kiện của người mẹ dành cho con. Chính bởi thấu hiểu được điều đó, mà người con yêu mẹ sâu sắc vô cùng. Mẹ bước vào thế giới của con, đã đem đến sắc màu, niềm vui, sự hạnh phúc và sự yên tâm, bình an cho con. Phản ứng của người con khi mẹ về chính là cách thể hiện trực tiếp và chân thành nhất cho tình mẫu tử. Vì yêu mẹ, thương mẹ, muốn ở gần mẹ nên thế giới mới xám xịt, lạnh lẽo đến thế khi mẹ rời xa. Cách miêu tả, khắc họa tình mẫu tử ấy của nhà thơ Bảo Ngọc đã ghi những dấu ấn sâu đậm trong lòng em ngay từ đầu đọc đầu tiên như vậy đó.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Mẫu 4

Bài thơ Ông đồ của tác giả Vũ Đình Liên đã để lại cho em nhiều ấn tượng và suy tư ngay từ lần đọc đầu tiên. Đây là một bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ, với các hình ảnh tả thực, ít biện pháp tu từ cầu kì. Cả bài thơ là lời kể lại về một nét văn hóa của dân tộc ta từ thời kì đỉnh cao cho đến khi đã phai mờ: nghề thầy Đồ. Xã hội hiện đại ngày càng phát triển, chữ Nôm đã không còn được sử dụng nữa, người ta cũng chẳng còn chuộng viết câu đối ngày Tết nữa. Nên hình ảnh đoàn người nô nức đến xin gặp thầy Đồ cũng trở thành dĩ vãng. Ngay cả những nghiên mực, giấy đỏ - minh chứng của một thời vàng son nay cũng lạnh lẽo nằm im. Đó là sự bất lực trước bánh xe của thời đại đang dịch chuyển. Liệu đâu sẽ là điểm dừng cho những nét đẹp văn hóa một thời của ông cha ta trong đất nước hiện đại ngày nay? Câu hỏi ấy là nỗi niềm mà tác giả vẫn chưa tìm được câu trả lời. Đến lượt thế hệ trẻ như em ngày hôm nay, cũng trăn trở với câu hỏi đó. Những tiếc nuối, hoài niệm và suy tư đó lẫn lộn trong dòng cảm xúc, khiến em ấn tượng vô cùng với tác phẩm thơ Ông đồ.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Mẫu 5

Bài thơ Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ gây ấn tượng mạnh với em về hình tượng người lính. Người lính trong bài thơ vẫn là người lính dũng cảm, chiến đấu kiên cường vì độc lập của tổ quốc. Nhưng cùng với đó, em được thấy một mặt “trẻ con” hơn, “đời thường” hơn của những người anh hùng ấy. Các anh cũng mê trò thả diều, cũng sợ vị đắng chát của cà phê. Chao ôi, ấy thế mà khi tổ quốc gọi tên, các anh đã dũng cảm gác lại tất cả để ra chiến trường. Các anh hi sinh tuổi xuân của mình trong những năm tháng ác liệt ấy, để thắp nên mùa xuân cho quê hương. Em vô cùng đau lòng và thương tiếc trước sự ra đi của các anh. Đồng thời càng thêm kính trọng và biết ơn những người lính trẻ ấy. Chắc chắn, em sẽ tiếp bước các anh, dựng xây quê hương ngày càng phát triển hơn nữa.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Mẫu 6

Bài thơ Lời của cây do nhà thơ Trần Hữu Thung sáng tác là một bài thơ hay, với ngôn ngữ hồn nhiên và trong sáng. Tác giả đã sử dụng các hình ảnh nhân hóa, so sánh để kể về sự nảy mầm của một cây nhỏ thật đáng yêu, ngộ nghĩnh. Từ khi nó mới là một chiếc hạt nhỏ bé, đến khi vừa nảy mầm, rồi hé những chiếc lá biếc non đầu tiên và trở thành cây cao đón gió. Từ đó, em cảm nhận được mầm cây như là một đứa trẻ nhỏ. Nó cũng có một cuộc đời của riêng mình với những chặng phát triển khác nhau. Nó cũng cần được yêu thương, được che chở vì sợ mưa giông, gió bấc. Ở khổ thơ cuối, cây non tự hào mà sung sướng khoe với mọi người rằng nay mai mình sẽ trưởng thành, cao lớn hơn, góp sức mình lan tỏa màu xanh cho đất trời. Từ đó, bài thơ Lời của cây đã gợi lên trong em những yêu thương, trìu mến dành cho cây xanh nói chung. Và giúp em hiểu được rằng, cây cối cũng cần được quan tâm, chăm sóc thì mới trưởng thành được. Giống như những đứa trẻ cần dược bố mẹ yêu thương, nuôi nấng thì mới có thể thành người.

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ - Mẫu 7

Bài thơ Con chim chiền chiện của nhà thơ Huy Cận là một bài thơ rất hay và ấn tượng. Trong bài thơ, hình ảnh chú chim chiền chiện hiện lên trên nền trời xanh bao la và rộng lớn, cùng đôi cánh tự do bay lượn. Tất cả đã gợi lên trong lòng người đọc một cảm giác tự tại, thoải mái đến lạ. Trong niềm hân hoan ấy, chú chim chiền chiện cất tiếng hót vang. Tiếng hót của chú được so sánh với cành sương chói long lanh, với tiếng ngọc trong veo. Những hình ảnh đó giúp em cảm nhận được sự trong trẻo, sáng ngời của chính tiếng hát từ chú chim nhỏ. Đó là tiếng hót, là tiếng ca của niềm vui tự do, của cuộc sống hạnh phúc. Kết hợp với những hình ảnh những bông lúa tròn bụng sữa - hứa hẹn một mùa màng bội thu, êm ấm của bà con nông dân. Bài thơ đã đem đến cho người đọc sự thanh bình, hạnh phúc, tự do. Đồng thời đánh thức lên, gây nên niềm yêu đời, yêu cuộc sống trong mỗi tâm hồn.

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ 4 chữ hoặc 5 chữ Ngắn gọn 

 >> Xem các bài văn mẫu hay tại đây Viết một đoạn văn ngắn ghi lại cảm xúc về một bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ (3 mẫu)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Lời của cây

>> Xem các bài văn mẫu hay tại đây Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Lời của cây (4 mẫu)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Sang thu

>> Xem các bài văn mẫu hay tại đây Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Sang thu (5 mẫu)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Nắng hồng

>> Xem các bài văn mẫu hay tại đây Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Nắng hồng (5 mẫu)

Đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Con chim chiền chiện

>> Xem các bài văn mẫu hay tại đây Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Con chim chiền chiện (3 mẫu)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
192
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • nguyễn thái uyển nhi
    nguyễn thái uyển nhi

    Nắng hồng là một tác phẩm thơ viết về tình mẫu tử mà em vô cùng yêu mến. Tác giả Bảo Ngọc đã khéo léo miêu tả khung cảnh mùa đông lạnh lẽo, xám xịt và ảm đạm đê làm khung nền cho sự xuất hiện của “ánh nắng hồng”. Khi mùa đông về, cả bầy ong, chú chim sẻ và cả những hàng cây đều thu mình lại, co ro để tránh rét. Mặt trời của tự nhiên lẩn trốn sau những đám mây, nhưng bạn nhỏ trong bài thơ vẫn không hề thấy lạnh lẽo. Bởi bạn ấy có cả một mặt trời riêng của mình, đó chính là mẹ. Mẹ của bạn nhỏ xuất hiện, đem theo những tia nắng hồng ấm áp, xua tan đi giá lạnh. Nắng hồng ở đây là hình ảnh ẩn dụ cho tình yêu thương, sự chở che, quan tâm, chăm sóc . Một nụ cười của mẹ thôi cũng sáng bừng cả không gian mùa đông ảm đạm xung quanh mình. Chỉ bằng chừng ấy chi tiết thôi, mà cũng đủ để em cảm nhận được tình yêu thương tha thiết mà bạn nhỏ dành cho mẹ của mình. Điều đó khiến em cảm phục và thấu hiểu được sức mạnh vĩ đại của tình mẫu tử thiêng liêng.

    Thích Phản hồi 18/09/23
    • Luan Nguyen
      Luan Nguyen

      Viết đoạn văn trình bày cảm xúc về 1 bài thơ ik ạ

      Thích Phản hồi 23:13 11/11
      • Tiên Thủy
        Tiên Thủy

        Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ nắng hồng đi ạ 

        Thích Phản hồi 10/10/22
        • Châu Đoàn
          Châu Đoàn

          c hc cánh diều ạ thi cái đó ạ c 


          Thích Phản hồi 21:34 04/11
      🖼️

      Gợi ý cho bạn

      Xem thêm
      🖼️

      Văn mẫu lớp 7 CTST

      Xem thêm