Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lập dàn ý nghị luận câu nói Học học nữa học mãi lớp 7

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận trình bày ý kiến về câu nói của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi với các dàn ý chi tiết hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.

Dàn ý nghị luận Học, học nữa, học mãi mẫu 1

1. Mở bài: Giới thiệu nhận định cần phân tích, bàn luận “Học, học nữa, học mãi”

2. Thân bài:

a) Giải thích:

  • Biện pháp nghệ thuật: điệp từ “học” - xuất hiện ba lần nhằm nhấn mạnh hoạt động học tập
  • “học nữa, học mãi” - khẳng định thời gian học tập là không có giới hạn và điểm dừng

→ Nhận định nhắn nhủ hãy học tập tiếp, hãy học thêm nhiều thứ nữa, đừng ngừng việc học tập lại vì bất kì lý do gì

b) Bàn luận:

- Việc học là gì:

  • Tiếp thu các kiến thức căn bản, phổ quát trên ghế nhà trường
  • Tiếp thu các kiến thức về cuộc sống, về thế giới xung quanh nhờ đọc sách, đi du lịch, học hỏi từ những người khác
  • Tiếp thu các kĩ năng sống như nấu ăn, may vá, chống quấy rối, chữa cháy, cách giao tiếp…

→ Việc học không chỉ giới hạn ở ghế nhà trường hay tuổi tác cụ thể

- Biểu hiện của học nữa, học mãi:

  • Ngoài giờ học ở trường, chủ động tìm kiếm các kiến thức khác về đời sống, khoa học, tự nhiên… ở thực tiễn, trên internet, từ những người hiểu biết khác
  • Học thêm các kĩ năng sống (chữa cháy, nấu ăn, nhảy, giao tiếp…)
  • Tiếp tục đi học ở trường do trước đây vì lí do nào đó mà phải nghỉ giữa chừng bất chấp tuổi tác

- Ý nghĩa của việc học nữa, học mãi:

  • Giúp trí tuệ, thể chất được rèn luyện và phát triển
  • Giúp tăng cường vốn tri thức, hoàn thiện bản thân
  • Giúp chúng ta song hành được với sự phát triển của thời đaị
  • Giúp gắn kết với một nhóm người hay một tập thể nào đó

c) Mở rộng vấn đề:

  • Phê phán những người lười biếng, không chịu học tập, rèn luyện
  • Không đồng ý với ý kiến cho rằng việc học chỉ dành cho người trẻ, chỉ giới hạn trên ghế nhà trường
  • Phê phán những người học đối phó, học cho có mà không tích lũy được kiến thức cho bản thân

d) Liên hệ bản thân

  • Ngoài học ở sách vở, học ở lớp, em còn học những điều gì? Ở đâu?
  • Em cảm thấy như thế nào về sự thay đổi của ban thân từng năm sau khi học tập miệt mài?

3. Kết bài: Đánh giá, suy nghĩ của em về nhận định “Học, học nữa, học mãi”

Lập dàn ý nghị luận câu nói Học học nữa học mãi mẫu 2

a. Mở bài: Giới thiệu ý kiến cần bàn luận (câu nói Học, học nữa, học mãi của Lê-nin)

b. Thân bài:

- Giải thích câu nói:

  • Sử dụng điệp từ “học” - nhấn mạnh hoạt động học - thể hiện tầm quan trọng không thể thiếu
  • Học nữa, học mãi: khuyên nhủ hãy tiếp tục học, học tiếp nữa, không ngừng lại

→ Câu tục ngữ khẳng định, nhắn nhủ việc học tập là việc của cả đời người, không bao giờ là đủ, nên học tập không ngừng nghỉ, học mãi cho đến hơi thở cuối cùng

- Ý nghĩa của việc học không ngừng nghỉ đối với con người:

  • Giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức, kĩ năng để phục vụ bản thân, cuộc sống
  • Giúp chúng ta đuổi kịp bước tiến của xã hội, cộng đồng theo dòng thời gian
  • Giúp chúng ta không bị lạc hậu, “tối cổ” so với sự phát triển của xã hội
  • Giúp chúng ta dung nhập vào tập thể, cộng đồng các lứa tuổi khác nhau
  • Giúp trí não được rèn luyện, trau dồi và phát triển không ngừng

- Biểu hiện của việc học tập không ngừng nghỉ:

  • Ngoài việc học tập từ sách vở ở trên ghế nhà trường, thì học thêm các ngôn ngữ, kĩ năng khác ở các câu lạc bộ, trung tâm
  • Ngoài trường học, vẫn học tập, tiếp thu các thông tin, lĩnh vực mới, như học đánh chóng chuyền, học nấu ăn, học đan len, học sử dụng các thiết bị điện tử mới…

- Mở rộng vấn đề:

  • Phê phán những người lười học, học thụ động, chỉ học khi bị ép buộc, do chưa hiểu được giá trị của việc học
  • Phê phán những người tự cho mình là giỏi, là hiểu biết tất cả, không chịu tiếp tục học tập, cố gắng
  • Phê phán những người không chịu chấp nhận và tiếp thu, học tập những kiến thức mới

c. Kết bài: Suy nghĩ, đánh giá của em về ý kiến trên (câu nói Học, học nữa, học mãi của Lê-nin)

Lập dàn ý nghị luận câu nói Học học nữa học mãi mẫu 3

1. Mở bài

  • Nêu vấn đề cần giải thích: cần học tập không ngừng
  • Trích dẫn câu nói của Lê – nin: “Học, học nữa, học mãi”

2. Thân bài

- Giải thích:

  • Học: là hành động tiếp thu, lĩnh hội tri thức của người khác thành của bản thân mình.
  • Học nữa: thúc giục học tập nhiều hơn.
  • Học mãi: việc học là việc suốt đời và cả đời dù là với bất kì ai.

→ Câu nói khuyên ta luôn phải nỗ lực học tập, không phân biệt tuổi tác, địa vị xã hội.

- Biểu hiện của “Học, học nữa học mãi”:

  • Nguyễn Hiền là trạng nguyên đầu tiên và cũng là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước ta. Ông từ nhỏ đã không có điều kiện đi học nên lân la ở cửa các lớp học để học ké bài. Bằng sự ham hỏi hỏi, tìm tỏi, ông đã đỗ trạng khi chỉ mới 12 tuổi.
  • Bác Hồ là tấm gương sáng của tinh thần học tập không ngừng nghỉ. Bác có khả năng thông thạo 30 ngoại ngữ khác nhau. Khi bôn ba tìm đường cứu nước, Bác luôn tranh thủ học từng tí một: viết từ mới lên cánh tay, dán giấy khắp nơi,… Bằng cách đó, Bác có thể giao tiếp với tất thảy bạn bè trên thế giới, tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc.
  • Cụ Lê Phương Thiệt ở Quảng Nam dù 80 tuổi vẫn đi học cao học. Năm 62 tuổi cụ mới bắt đầu học đại học. Cụ là hình ảnh đẹp về tinh thần học tập bất diệt của con người, không phân biệt tuổi tác. Cụ là minh chứng sáng rõ nhất chõ một chân lí: sự học không bao giờ là muộn với bất kì lứa tuổi nào mà chỉ đáng tiếc khi ta không học.

- Tại sao cần “Học, học nữa, học mãi”?

  • “Bể học vô hạn” nên ta cần tiếp thu tri thức một cách không ngừng nghỉ mới theo kịp trình độ phát triển của nhân loại.
  • Sự cố gắng học tập không ngừng nghỉ sẽ giúp ta tiếp thu được nhiều tri thức, nâng cao tầm hiểu biết, là nền tảng để làm việc hiệu quả, có năng suất hơn người khác.
  • Học ở đây không chỉ là kiến thức sách vở mà còn là học kĩ năng sống, còn ngồi trên ghế nhà trường thì không chỉ học từ sách mà còn học thầy cô, bạn bè; đi làm rồi vẫn cần phải học, học từ đồng nghiệp, học từ mọi người trong xã hội.
  • Tri thức được mở rộng không chỉ có lợi cho công việc của bản thân mà còn giúp mọi người nhìn bạn với cái nhìn khác: tôn trọng, ngưỡng mộ.
  • Nếu không học sẽ tự đánh lùi bản thân so với tiến độ học tập của xã hội.

- Bài học rút ra từ câu nói:

  • Nắm vững kiến thức ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường để có nền tảng học những điều cao hơn.
  • Biết chọn lọc kiến thức phù hợp với trình độ tiếp nhận của bản thân.
  • Biết lập mục tiêu học tập và tu dưỡng quyết tâm để thực hiện mục tiêu đó.
  • Cần học hỏi từ mọi người: bạn bè, thầy cô, người lớn,…

- Mở rộng vấn đề:

  • Phê phán những cách học sai lầm:

+ Học liên tục nhưng không có phương pháp học đúng đắn khiến việc học trở nên vô ích: học tủ, học vẹt

+ Học vì lợi ích chứ không phải vì người khác: học vì nghĩ bị cha mẹ ép buộc, học chỉ chăm chăm quan tâm đến điểm số,…

  • Phê phán một số bạn trẻ hiện nay coi thường việc học, chểnh mảng những giờ học trên lớp, đi làm rồi chểnh mảng việc nâng cao tay nghề, kiến thức chuyên môn.

3. Kết bài

  • Khẳng định tính đúng đắn của câu nói “Học, học nữa, học mãi”
  • Liên hệ với bản thân: trách nhiệm học tập, tìm tòi tri thức để hoàn thiện mình, trở thành một công dân có ích cho cộng đồng và xã hội.

Dàn ý nghị luận câu nói Học học nữa học mãi mẫu 4

1. Mở bài

  • Trên con đường tiến tới đài vinh quang của nhân loại, chẳng bao giờ có dấu chân của kẻ lười biếng.
  • Qua đó Lê-nin đã nhắc nhở chúng ta về thái độ học tập không ngừng bằng một câu nói nổi tiếng: “Học, học nữa, học mãi.

2. Thân bài

a) Giải thích ngắn (là gì?)

  • “Học” là sự kế thừa những kiến thức mà ông cha ta để lại.
  • Khi học chúng ta phải tìm hiểu và mở rộng các kiến thức đã thu nhân được từ thế giới xung quanh.
  • “Học nữa” là chúng ta phải học từ trình độ này đến trình độ khác.
  • Nâng cao trình độ và sự hiểu biết của mình về mọi mặt và ở bất cứ nơi nào
  • “Học mãi” có nghĩa là chúng ta phải không ngừng học tập.
  • Phải luôn luôn tìm tòi và nghiên cứu những kiến thức mà ta đã học được.
  • Từ ngàn xưa, lợi ích của việc học tập là đúc kết những tinh túy và áp dụng chúng
    vào cuộc sống.
  • Chỉ khi có học thức chúng ta mới có thể góp phần đem lại một xã hội văn minh và
    tiến bộ.
  • Như thế lời dạy của Lê-nin mang hàm ý khuyên răn chúng ta phải học hỏi không
    ngừng và học suốt đời.

b) Lý giải cơ sở nảy sinh vấn đề (Tại sao?)

- Luận điểm 1: Kiến thức mà ta biết chỉ là một giọt nước, còn những điều ta chưa biết là biển cả.

  • Chỉ có học tập mới giúp ta thỏa mãn sự hiểu biết và sự tò mò của con người.
  • Học là con đường ngắn nhất trong hành trình đến với tri thức.

- Luận điểm 2: Học tập là nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi của mỗi con người

  • nghĩa vụ: ai cũng phải học tập để có nền tảng kiến thức, góp phần xây dựng bảo vệ Tổ Quốc
  • trách nhiệm: học tập phải là một quá trình nghiêm túc, góp phần xóa nạn mù chữ ở nước ta
  • quyền lợi: ai cũng có quyền được học, được trở thành người văn minh, có tri thức

- Luận điểm 3: Học tập đem lại lợi ích cho bản thân

  • bảo vệ bản thân
  • tự nuôi sống bản thân
  • có thể khẳng định giá trị của mình qua những kiến thức mà ta đã áp dụng.

c) Phương hướng vận dụng (Như thế nào?)

- Chúng ta phải cố gắng học tập thật chăm chỉ.

  • Với mỗi con người sẽ có nhiều cách học khác nhau, nhưng quan trọng nhất là học phải đi đôi với hành.
  • phải luôn học tập không ngừng (qua mỗi giờ trên Trái Đất lại có thêm một phát
    minh mới ra đời)
  • học ở nhà trường và tham khào thêm nhiều từ sách vở, từ kinh nghiệm của mọi người xung quanh

- Dẫn chứng: các danh nhân hoặc những người gần gũi mà mình biết:

  • nhà bác học nổi tiếng Đắc-uyn: “Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học”.
  • Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam (Bác đã không ngừng học hỏi từ các nước láng giềng và đem những tinh túy ấy áp dụng vào nước ta). Qua đó đã góp phần nâng lên giá trị chân lí của Lê-nin.

d) Phê phán:

  • Trong trường học: có những học sinh lười biếng không chăm chỉ học hành, kiến thức dở dang
  • Trong xã hội: những người tự kiêu mãn nguyện với những gì mình đã làm được, nên không chịu tiếp tục học hỏi.

3. Kết bài:

  • Câu nói: “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin là câu nói mang ý nghĩa nhân văn lớn cho con người.
  • Nó sẽ luôn là một ngọn đèn sáng soi đường dẫn lối cho chúng ta bước tới đài vinh quang của nhân loại.

Dàn ý nghị luận câu nói Học học nữa học mãi mẫu 5

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề “Học, học nữa, học mãi”

Mẫu: Đối với mỗi con người chúng ta, việc học tập là vô cùng cần thiết và quan trọng. Học để chúng ta lĩnh hội kiến thức và phục vụ cho công việc, cho cuộc sống sau này. Chính vì thế mà việc học là một việc mỗi con người chúng ta đều phải học, nhưng học như thế nào cho đúng, cho hiệu quả thì ai có thể làm được. nhà triết học Lê- Nin đã có một câu nói về cách học mà chúng ta cần phải học hỏi, đó là “Học, học nữa, học mãi”. Để biết rõ hơn về câu nói này, ta cùng đi tìm hiểu thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

2. Thân bài

a. Giải thích thế nào là “Học, học nữa, học mãi”

  • Học: Là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.
  • Học nữa: “Học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa.
  • Học mãi: Học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

b. Ý nghĩa của việc “Học, học nữa, học mãi”

  • Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội
  • Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ. Nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội.
  • Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

c. Nên học tập ở đâu và phương pháp học

  • Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….
  • Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: Học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….
  • Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể.

d. Nêu những lối học sai lầm

  • Học tủ, học vẹt,….
  • Học vì lợi ích
  • Học vì ép buộc

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ về “Học, học nữa, học mãi”

Mẫu: Việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. Nhờ vào học tập mà ta có công việc, có chỗ đứng trong xã hội, có được niềm tin yêu của mọi người. Câu nói của Lê- Nin khuyên ta nên học ở mọi lúc, mọi nơi đâu có thể. Chính vì thế hãy “Học, học nữa, học mãi”.

Lập dàn ý nghị luận Học học nữa học mãi mẫu 6

1. Mở bài:

  • Kho tàng kiến thức là vô cùng phong phú (Bể học khôn lường)
  • Cuộc sống đang ngày càng phát triển, cho nên chúng ta càng phải nỗ lực học tập hơn nữa
  • Lên nin khuyên: Học, học nữa, học mãi

2. Thân bài

a) Ý nghĩa của lời khuyên

  • Học tập là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người.
  • Phải thường xuyên luyện tập để nâng cao kiến thức

b) Giải thích vì sao ta cần phải học tập?

- Có học tập thì mới tiếp thu được kiến thức

  • Học để nâng cao tầm hiểu biết, làm việc hiệu quả hơn
  • Nếu ko chịu khó học tập thì sẽ ...…

- Việc học không giới hạn về tuổi tác, không gian và thời gian: Nêu các dẫn chứng (Cái này tự tìm nha)

c) Mở rộng vấn đề

  • 1 số người hiện nay ít quan tâm đến việc học tập -> Đất nước kém phát triển
  • Học, học nữa, học mãi là mục tiêu của thanh niên .…
  • Học trong sách, học ngoài đời, học ở khắp mọi nơi

3. Kết bài: Ngày nay, tuổi trẻ cần phải cố gắng học tập để hoàn thiện bản thân, trở thành người có ích...…

Lập dàn ý nghị luận Học học nữa học mãi mẫu 7

1. Mở bài:

  • Phong trào học tập hiện nay
  • Nêu vấn đề giải thích: Phải không ngừng học tập
  • Trích dẫn lời khuyên Lê-nin

2. Thân bài

a. Thế nào là Học, học nữa, học mãi?

  • Học là tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức để nâng cao kiến thức về mọi mặt
  • Học nữa là học thêm nâng cao bổ sung thêm vào những điều đã học
  • Học mãi là học không ngừng, học suốt đời.

b. Vì sao phải không ngừng học tập?

  • Vì những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc phải học mở rộng nâng cao để có kiến thức sâu rộng
  • Tri thức của nhân loại là vô hạn "biển học mênh mông" hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để thỏa mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn trí tuệ phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập.
  • Xã hội phát triển, khoa học kĩ thuật cũng ngày 1 phát triển không ngừng, không học sẽ lạc hậu, sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bản thân và xã hội

c. Làm thế nào để thực hiện được lời khuyên của Lê-nin?

  • Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao
  • Biết lựa chọn kiến thức để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích
  • Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch đó, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống

3. Kết bài:

  • Một vĩ nhân đã từng nói: "Đường đời là cái thang không nấc chót, việc học là quyển sách không trang cuối"
  • Mỗi người chúng ta hãy coi học tập là hạnh phúc, niềm vui của đời mình.

Dàn ý nghị luận Học học nữa học mãi mẫu 8

1. Mở bài:

Mẫu: Tùy ý thích của bạn mà làm theo kiểu trực tiếp hay gián tiếp. Có thể bạn nói sơ vài câu về việc tầm quan trọng của việc học, nhất là trong thời đại tiên tiến như bây giờ. Rồi bạn dẫn ra câu "Học, học nữa, học mãi". Câu chuyển ý thì phải nêu ra được là bạn sẽ "giải thích" ý nghĩa của câu nói trên

2. Thân bài

- Giải thích các khái niệm:

  • "Học": Không chỉ là học từ trường lớp, thầy cô mà còn là học từ bạn bè, sách vở, từ kinh nghiệm của những người đi trước, học từ cuộc sống vvv…
  • "Học nữa": Đã học 1 thì học tiếp để biết 2, biết hiện tượng rồi thì học nữa để biết nguyên nhân vì sao lại có hiện tượng đó, rồi học nữa để biết hiện tượng đó sẽ dẫn đến cái gì vv…
  • "Học mãi": Học vấn không phân biệt tuổi tác, Già đến bao nhiêu tuổi vẫn có thể học.

- Giải thích ý nghĩa của cả câu nói: Vì sao lại phải "học, học nữa, học mãi": Học để mở rộng hiểu biết, để ứng dụng trong cuộc sống vv...

3. Kết luận: Tóm lược lại những gì em đã giải thích trong phần thân bài, có thể rút ra một chiêm nghiệm nào đó cho sự học của bản thân

Nghị luận Học học nữa học mãi lớp 7

>> Xem các bài văn mẫu tại đây: Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về câu nói của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi

---------------------------------------------------------------------------

Trên đây là tài liệu Lập dàn ý cho bài văn nghị luận trình bày ý kiến về câu nói của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
303
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm