Phân tích đặc điểm người cha trong Câu chuyện bó đũa Ngắn gọn

Phân tích đặc điểm người cha trong Câu chuyện bó đũa Ngắn gọn với các bài văn mẫu hay và đa dạng sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để học tập tốt môn Ngữ văn 7.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

1. Dàn ý phân tích đặc điểm người cha trong Câu chuyện bó đũa

a) Mở bài: Giới thiệu về nhân vật mà em muốn phân tích đặc điểm: nhân vật người cha trong Câu chuyện bó đũa

b) Thân bài: Phân tích đặc điểm nhân vật người cha:

  • Người cha rất yêu thương con cái, cho đến khi sắp mất vẫn nghĩ suy, lo lắng cho các con của mình
  • Người cha rất thông minh, khéo léo (gửi gắm bài học ý nghĩa cho con cái thông qua việc bẻ gãy bó đũa)

→ Nhận xét: nhân vật người cha đóng vai trò như người dẫn dắt, gắn kết cho cả gia đình - có vị trí quan trọng không thể thiếu được

c) Kết bài:

  • Suy nghĩ, nhận xét của em về nhân vật người cha trong Câu chuyện bó đũa
  • Tình cảm, cảm xúc của em dành cho nhân vật người cha

2. Phân tích đặc điểm nhân vật người cha trong Câu chuyện bó đũa

Truyện cổ tích Câu chuyện bó đũa là một câu chuyện hay và ý nghĩa, chứa đựng nhiều bài học sâu sắc. Trong câu chuyện, nhân vật người cha đóng vai trò trụ cột, giúp truyền tải các bài học đó.

Người cha trong Câu chuyện bó đũa là một người cha hiền lành, lương thiện. Ông đã dành cả cuộc đời của mình để lao động chăm chỉ, cần cù và tích lũy của cải cho con cái. Có thể nói, ông luôn đau đáu lo lắng cho tương lai của con mình. Ngay cả khi đã sắp qua đời, ông vẫn luôn canh cánh trong lòng về những người con của mình. Thấy các anh em xa cách với nhau, thậm chí có những mâu thuẫn, cãi vã, ông rất buồn và lo lắng. Ông sợ rằng khi mình mất đi, thì các con cũng không còn gặp mặt nhau nữa. Do đó, ông đã nghĩ cách để hàn gắn tình cảm cho các con của mình. Để làm được điều đó, ông đã mượn câu chuyện bó đũa để dạy dỗ các con của mình. Cách làm đó đã thể hiện được sự thông minh, khôn khéo của người cha già. Bởi thay vì nói những điều đạo lý khô khan với các con, ông chọn cách sử dụng dẫn chứng cụ thể, dẫn dắt các con tự tìm ra lẽ phải. Sau khi cho các con lần lượt bẻ từng que đũa, ông mới đưa ra một bó đũa đã được buộc chắc chắn vào nhau. Chẳng ai có thể bẻ gãy bó đũa đó cả dù nếu tác riêng ra thì có thể làm điều đó một cách dễ dàng. Từ đó, người cha đưa ra bài học về sự đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Nhờ có hình ảnh minh họa cụ thể, dễ hiểu mà nhũng người con nhanh chóng tiếp thu bài học của cha. Đồng thời họ cũng hiểu được những trăn trở, lo lắng của cha dành cho mình. Vì thế, tất cả các anh em đã trở lại thuận hòa như xưa.

Qua câu chuyện, em cảm nhận được một người cha vừa thông thái, lại giàu tình yêu thương dành cho các con của mình. Nhân vật này được xây dựng một cách tinh tế và khéo léo, không mang nặng giáo điều khi dạy con. Vì vậy đã tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện.

3. Phân tích đặc điểm người cha trong Câu chuyện bó đũa Ngắn gọn

Câu chuyện bó đũa là một câu chuyện ngụ ngôn rất hay và ý nghĩa của Việt Nam. Đọc câu chuyện, em rất ấn tượng với nhân vật người cha vừa thông minh lại khéo léo.

Người cha trong câu chuyện được khắc họa khi đã già cả, gần đất xa trời. Ấy vậy mà ông lại phải đối mặt với hoàn cảnh đáng buồn là con cái lục đục, xa cách với nhau. Rất đau buồn về điều này, lại lo sợ sau khi mình mất, các con sẽ từ mặt nhau, khiến gia đình tan vỡ. Người cha đã quyết định dạy cho các con một bài học cuối cùng. Bài học đó chính là bài học bó đũa. Ông cho các con tự tay mình trải nghiệm sự khác biệt giữa bẻ gãy một que đũa và bẻ gãy một bó đũa. Để từ đó, dạy cho họ hiểu về sức mạnh của sự đoàn kết. Thấu hiểu bài học quý báu và nhận ra tấm lòng của người cha, những người con vừa xúc động vừa hối hận vì đã làm cha phải phiền lòng. Từ bài học đó, cả gia đình lại hòa thuận như xưa. Chính nhờ cách đặt vấn đề khéo léo và bài học ý nghĩa đó, mà người cha già đã hàn gắn lại mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.

Nhân vật người cha trong Câu chuyện bó đũa vừa giàu tình yêu thương cho con cái, lại thông minh, khéo léo. Ông ấy thực sự là biểu tượng cho một bậc hiền giả, giúp dẫn dắt mọi người đi về con đường đúng đắn nhất.

4. Phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học Hay Nhất

>> Học sinh tham khảo các bài văn mẫu hay tại đây: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học lớp 7

-------------------------------------------------

Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 lớp 7, đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi giữa kì 2 lớp 7đề thi cuối kì 2 lớp 7 tất cả các môn. Chúc các bạn học tập tốt và đạt kết quả cao trong năm học này.

Đánh giá bài viết
68 30.704
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 7 CTST

    Xem thêm