TOP 21 Kể lại một truyện ngụ ngôn Ngắn gọn
Kể lại một truyện ngụ ngôn lớp 7 Ngắn nhất (21 mẫu)
- 1. Lập dàn ý Kể lại một truyện ngụ ngôn
- 2. Kể lại truyện ngụ ngôn Lợn cưới áo mới Ngắn nhất
- 3. Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng Ngắn nhất (4 mẫu)
- 4. Kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi Ngắn nhất (4 mẫu)
- 5. Kể lại truyện ngụ ngôn Hai người bạn đồng hành Ngắn nhất (4 mẫu)
- 6. Kể lại truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con Ngắn nhất (4 mẫu)
- 7. Kể truyện ngụ ngôn Thỏ và rùa Ngắn nhất (4 mẫu)
Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.
1. Lập dàn ý Kể lại một truyện ngụ ngôn
a. Mở bài: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và nêu câu hỏi để người nghe có thể dự đoán về bài học sau khi nghe kể
b. Thân bài:
- Kể theo diễn biến câu chuyện (từ sự kiện đầu tiên đến sự kiện cuối cùng)
- Giọng điệu thay đổi phù hợp, thể hiện tính hài hước ở các thời điểm cần thiết
- Có thể xen vào một số câu văn miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật
c. Kết bài: Nêu nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện vừa kể
2. Kể lại truyện ngụ ngôn Lợn cưới áo mới Ngắn nhất
Trong kho tàng truyện ngụ ngôn nước ta, có rất nhiều những câu chuyện gợi lên tiếng cười từ thói khoe khoang không đúng lúc, đúng chỗ. “Lợn cưới áo mới” chính là một câu chuyện như vậy.
Câu chuyện kể về một anh chàng vốn có tính thích khoe của. Một hôm, anh ta may được một chiếc áo mới rất đẹp, nên liền ra đứng trước cổng, chờ có ai đi qua thì khoe ngay. Nhưng chẳng hiểu sao, từ sáng đến chiều, anh ta cũng chẳng gặp được ai để khoe cả, nên tức tối lắm. Đúng lúc đó, có một anh chàng hớt hải từ xa chạy lại, lớn tiếng hỏi “Bác có thấy con lợn cưới của em chạy qua đây không?”. Anh chàng liền đáp lại: “Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chưa thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”.
Câu chuyện kết thúc với lời đáp quá dư thừa thông tin của anh chàng trong câu chuyện. Dù tình huống chẳng ai hỏi, anh ta vẫn phải cố khoe khoang về cái áo mới của mình. Chi tiết đó đã phóng đại lên về thói khoe của của anh chàng, làm bật lên tiếng cười giòn tan cho người đọc. Đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng chớ có thích khoe khoang và phải biết chọn đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng mà chia sẻ.
3. Kể lại truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng Ngắn nhất (4 mẫu)
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng kể về một chú ếch có thói ngông nghênh, kiêu ngạo.
Từ khi sinh ra đến lúc lớn lên, chú chỉ sống trong cái giếng với những con vật nhỏ bé hơn mình. Khoảng trời chú thấy chỉ bằng cái nắp giếng mà thôi. Khi chú ta kêu lêm ồm ộp thì những con vật khác trong giếng sợ chú lắm, nên ếch ta cứ thế cho rằng mình là chúa tể của thế giới. Năm nọ, trời mưa to kéo dài làm nước giếng dâng cao đưa ếch ra bên ngoài. Quen thói ngông nghênh, chú ta khênh khạng đi lại, không chú ý nên bị một con trâu đi ngang qua dẫm bẹp.
Kết cục của chú ếch dạy cho chúng ta bài học rằng không được có thói ngạo mạn, xem thường người khác. Mà cần biết khiêm tốn, chịu khó học hỏi từ xung quanh mình.
>> Học sinh tham khảo các bài kể truyện hay tại đây: Kể lại một truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng
4. Kể lại truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi Ngắn nhất (4 mẫu)
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi kể về năm ông thầy bói mù lần đầu trong đời được “xem voi”.
Chuyện rằng hôm đó, nhân buổi vắng khách, năm ông thầy bói mù ngồi trò chuyện với nhau về hình dáng một con voi. Đúng lúc đó, có voi đi ngang qua nên họ đã cùng nhau gửi tiền cho quản voi để vào xem. Khi xem voi, thì mỗi người sờ một bộ phận của voi rồi ra sức miêu tả. Người nói voi như con đỉa, người bảo voi như cái đòn càn, người lại cho rằng voi như cái quạt thóc. Một ông khác lại khăng khăng voi như cái cột đình, mặc kệ người còn lại nói voi như cái chổi sể cùn. Hậu quả là năm ông cứ cho là mình đúng, chẳng nghe ai nói rồi cãi nhau, đánh nhau um sùm.
Kết thúc câu chuyện dạy cho chúng ta bài học rằng cần biết quan sát sự việc một cách toàn diện. Đồng thời cần biết lắng nghe ý kiến của người khác, chớ nên bảo thủ, chỉ biết mỗi bản thân mình.
>> Học sinh tham khảo thêm các bài kể truyện hay tại đây: Kể lại một truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi
5. Kể lại truyện ngụ ngôn Hai người bạn đồng hành Ngắn nhất (4 mẫu)
Truyện ngụ ngôn của Ê-dốp mà em thích nhất là truyện Hai người bạn đồng hành và con gấu.
Truyện kể về hai người bạn khi đang dạo chơi trong rừng thì bất ngờ gặp con gấu lớn. Một người vội bỏ mặc bạn leo lên cây để trốn gấu dữ. Người còn lại bất lực, đành nằm im dưới đất, nhờ vậy mà thoát chết. Sau khi gấu rời đi, người bạn trên cây leo xuống, hỏi han chuyện con gấu lúc nãy. Người bạn còn lại lúc này ngồi dậy và bảo rằng “Ông gấu bảo tớ không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.
Câu nói ấy cũng chính là bài học mà Ê-dốp muốn gửi đến người đọc. Rằng những kẻ bỏ mặc bạn bạn lúc khó khăn thì không đáng được tin tưởng và yêu quý.
>> Học sinh tham khảo các bài kể truyện hay tại đây: Kể lại một truyện ngụ ngôn: Hai người bạn đồng hành và con gấu
6. Kể lại truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con Ngắn nhất (4 mẫu)
Truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con là câu chuyện hấp dẫn do La Phông-ten sáng tác.
Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa chú chiên con bé bỏng tội nghiệp và con sói đói gian ác. Để ăn thịt chiên con, sói liên tục gầm thét để vu oan cho con vật bé nhỏ. Từ vu oan chiên con làm đục nước uống của mình đến giá họa chiên con nói xấu mình, sói đều làm được. Nhưng chiên con thông minh đã giải thích và làm rõ mọi chuyện. Rằng mình uống nước ở hạ nguồn nên không thể làm đục nước. Rồi chiên con năm nay mới sinh, lại chẳng có anh chị em nên không nói xấu sói được. Cuối cùng, bất chấp tất cả, nói nói bậy rằng chiên với người và chó là một ruộc nói xấu nó rồi vồ lên ăn thịt chiên con.
Câu chuyện đã nói cho chúng ta biết rằng, nói dối, bịa đặt để thỏa mãn bản thân là hành động xấu xa, tệ hại. Chúng ta tuyệt đối không được làm như sói ác.
>> Học sinh tham khảo các bài kể truyện hay tại đây: Kể lại một truyện ngụ ngôn: Chó sói và chiên con
7. Kể truyện ngụ ngôn Thỏ và rùa Ngắn nhất (4 mẫu)
Thỏ và Rùa là câu chuyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi đầu tiên mà em được đọc. Và cho đến bây giờ, em vẫn còn nhớ rõ những tình tiết của câu chuyện đó.
Câu chuyện kể về một khu rừng bình yên, nơi các con vật chung sống hòa thuận với nhau. Bên bờ hồ, có một chú rùa đang sinh sống. Sáng sáng, chú dậy sớm tập chạy bộ, kiên trì suốt một thời gian dài, mặc kệ ánh mắt hoài nghi của các con vật khác. Cho đến một ngày nọ, chú bị một chú thỏ đi ngang qua cười nhạo và miệt thị rất khó nghe. Thế là chú rùa đã thách đấu chú thỏ cùng chạy thi, tất nhiên là chú thỏ đã đồng ý. Ngày diễn ra cuộc thi kì lạ đó, cả khu rừng cùng tập hợp để quan sát. Ngay sau tiếng còi, thỏ lao nhanh về phía trước như một mũi tên, nhanh chóng bỏ rùa lại ở phía sau. Thấy đối thủ chậm chạp, thỏ liền dừng lại, vui đùa với đàn bướm trắng, rồi nằm dưới gốc táo ngủ một giấc say sưa. Khi chú ta choàng tỉnh dậy, thì rùa đã về gần đến đích. Dù thỏ ba chân bốn cẳng chạy hết sức cũng chẳng thể đuổi kịp nữa. Kết quả đã quá rõ ràng: rùa thắng thỏ.
Từ đó, câu chuyện nhắn nhủ đến chúng ta rằng chớ có chủ quan, khinh địch như bạn thỏ trong câu chuyện, kẻo có ngày chuốc lấy thất bại thảm hại.
>> Học sinh tham khảo các bài kể truyện hay tại đây: Kể lại một truyện ngụ ngôn: Thỏ và rùa