Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thiên Trường vãn vọng

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông là tài liệu văn mẫu môn Ngữ văn 7 hay và hữu ích được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Mời qúy thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.

Trần Nhân Tông (1258 – 1308) tên thật là Trần Khâm, con đầu của vua Trần Thánh Tông. Sau khi lên ngôi, ông tỏ ra là một vị vua nổi tiếng khoan hòa, nhân ái và yêu nước. Ông đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi vẻ vang (1285, 1288).

Vốn theo đạo Phật và là người sáng lập dòng thiền Trúc Lâm theo hướng Việt Nam hóa đạo Phật, cuối đời, vào năm 1298, ông đi tu và trụ trì ở chùa Yên Tử (thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay). Vua Trần Nhân Tông còn là một nhà văn hóa, một nhà thơ tiêu biểu của đời Trần.

Bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ta được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là cung Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các vua thường có thơ lưu lại, nay còn giữ được vài bài, trong đó có bài này.

Ngày tháng sáng tác không thấy ghi cụ thể nhưng chắc chắn bài thơ ra đời sau chiến thắng quân Nguyên – Mông lần thứ ba không lâu, vào giai đoạn cuộc sống yên lành của nhân dân đang được khôi phục lại (nghĩa là vào khoảng những năm 90 của thế kỉ XIII).

Audio Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông

Video Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông

Đánh giá bài viết
10 5.520
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm