Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 6: Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra
Giải bài tập Ngữ văn bài 6: Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 6: Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 1 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 5: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra
(Trần Nhân Tông)
I. Kiến thức cơ bản
- Về tác giả: Trần Nhân Tông (1258 – 1308) là con trưởng của vua Thánh Tông, ông là một ông vua yêu nước anh hùng, nổi tiếng khoan hòa nhân ái, đã cùng vua cha lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên thắng lợi vẻ vang. Sau đó ông về tu ở chùa Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử.
- Về bài thơ: Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống con người trong sự hòa hợp bởi cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ, chứng tỏ tác giả là con người có địa vị tối cao nhưng tôi hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê lương thôn dã
II. Hướng dẫn đọ - hiểu văn bản
Câu 1. Về thể thơ, bài thơ này giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?
- Thể loại bài thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
- Số dòng: 4 dòng
Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi thời thơ
- Hiệp vần: 1-2-4: yên-Điện-điền.
=>Thể loại của bài thơ giống bài “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt
Câu 2. Cụm từ “nửa như có nửa như không” (bán lô bán hữu) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai này.
...“Thôn xóm, nhà tranh, mái rạ nối nhau, sum vầy phía trước, phía sau, bốn bề san sát, khói phủ nhạt nhòa mờ tỏ “bán vô bán hữu” nửa như có, nửa như không. Khói tỏa từ đâu thế? Phải chăng, đó là những làn sương chiều lãng đãng hòa quyện với những vầng khói thổi cơm từ những mái nhà lan tỏa thành một màu sương. Khói trắng mờ êm dịu bay nhẹ nhàng, khiến người ngắm cảnh cảm thấy chỗ tỏ, chỗ mờ, lúc có, lúc không. Cảnh thoáng nhẹ khiến tâm hồn con người như cũng lâng lâng. Hay chính lòng người đang lâng lâng, mơ mộng nên nhìn thấy làng xóm, khói sương êm ả, thanh bình như thế.”
(Theo Vũ Dương Quỹ – Bình giảng Ngữ văn 7)
Câu 3. Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết gì? (ánh sáng, âm thanh, màu sắc và cảnh vật).
“Bài thơ miêu tả cảnh thôn quê như muôn vàn cảnh thôn quê lúc chiều xuống. Đơn sơ đường nét: Mấy nhà dân quây quần, có trước, có sau, mấy trẻ mục đồng véo von tiếng sáo đưa trâu về chuồng, dăm ba đôi cò sà xuống ruộng. Thanh đậm sắc màu: Một làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà còn lưu luyến, cò trắng, lúa xanh. Trừ tiếng sáo và tiếng chăn trâu không còn động tĩnh nào. Ánh chiều lan lặng lẽ, một bức tranh thủy mặc. Có mà không. Động mà tĩnh. Nhà thơ là thiền sư, con mắt thế tục nhưng tâm thiền.”
(Theo Lê Trí Viễn – Đến với thơ hay)
Câu 4. Qua nội dung miêu tả trong bài thơ, em có những cảm nhận gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?
- Cảm nhận về cảnh:
...“Cảnh giản đơn đạm bạc, quê mùa mà sức chứa đựng lớn lao kì vĩ. Không núi cao sông rộng, không thời gian nghìn năm mây trắng còn bay. Không không gian vạn lí thiên, chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương vậy mà âm vang cả non sông đất nước.”
(Lê Trí Viễn – Đến với bài thơ hay)
- Tâm trạng của tác giả:
Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian của buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.
Câu 5. Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có thêm suy nghĩ gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nói gì nữa vào thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?
- Suy nghĩ của em khi tác giả là một vị vua?
Đây là một vị vua rất gần dân, thương dân, gắn bó với cuộc sống bình dị, khác hẳn với các vị vua sống trong chốn lầu son gác tía, cách biệt nghìn trùng với đời sống của nhân dân nơi thôn dã.
- Suy nghĩ của em về nhà Trần?
Chính vì gần với nhân dân, hiểu và thông cảm với cuộc sống của họ, được nhân dân trên dưới một lòng ủng hộ mà nhà Trần đã tạo ra sức mạnh quật cường chiến thắng quân Mông - Nguyên.
III. Hướng dẫn luyện tập
Từ việc đọc – hiểu hai câu thơ cuối, bằng trí tưởng tượng, viết một đoạn văn năm sáu dòng để tả cảnh mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống.
Đoạn văn tham khảo Chiều chậm rãi buông những sợi tơ vàng cuối cùng trải lên sóng lúa dập đơn. Đàn cò trắng lẫy nhẹ nhàng đôi cánh chuẩn bị sà xuống rặng tre. Trên con đường làng đàn trâu no kênh đủng đỉnh từng bước về các ngõ xóm. Những chú bé ngồi vắt vẻo trên lưng trâu, tay cầm sáo thổi bang. Cảnh làng quê lúc chiều về thật thanh bình yên ả.
IV. Tư liệu tham khảo
Bài thơ tả một cảnh thôn quê như muôn vàn cảnh thôn quê lúc chiều xuống. Đơn sơ đường nét: Mấy nhà dân quây quần, có trước, có sau, mấy trẻ mục đồng véo von tiếng sáo đưa trâu về chuồng, dăm ba đôi cò sà xuống ruộng. Thanh đậm sắc màu: Một làn khói mỏng phớt lên xóm thôn, ánh chiều tà còn lưu luyến, cò trắng, lúa xanh. Trừ tiếng sáo và tiếng chân trâu, không còn động tĩnh nào. Ánh chiều lan lặng lẽ, một bức tranh thủy mặc. Có mà không. Động mà tĩnh. Nhà thơ là thiền sư, con mắt thế tục nhưng tâm thiền.
(Theo Lê Trí Viễn – Đến với bài thơ hay)
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan