Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 5: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Giải bài tập Ngữ văn bài 5: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 5: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 1 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

I. Kiến thức cơ bản

- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tùy bút...

Tình cảm trong căn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (như yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những cái tầm thường, độc ác...).

- Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, căn biểu cảm còn sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm gián tiếp).

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Nhu cầu biểu cảm của con người

Câu 1

- Cảm xúc ở hai bài ca dao:

+ Bài 1: Nỗi khổ đau bất lực của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội.

+ Bài 2: Niềm rạo rực phơi phới của người con gái trước cánh đồng lúa và tuổi xuân của mình.

- Người ta thổ lộ tình cảm là để phô bày lòng mình, để khơi gợi lòng đồng cảm của người khác với nhu cầu được chia sẻ.

- Khi con người có những niềm vui hay nỗi buồn thì người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm.

- Thư gửi cho người thân bạn bè là nơi bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư là thể hiện nhu cầu biểu hiện tình cảm.

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

Câu 2

- Nội dung của hai đoạn văn:

+ Đoạn 1: Người viết thư đã nhắc lại những kỉ niệm giữa mình và Thảo, qua đó thể hiện nỗi niềm thương nhớ.

+ Đoạn 2: Sự liên tưởng và sự xúc động thiêng liêng của nhà văn Nguyên Ngọc khi nghe tiếng hát dân ca trong đêm khuya.

- So sánh: So sánh nội dung của hai đoạn văn trên với nội dung của văn bản tự sự và miêu tả, ta thấy nội dung hai đoạn văn trên thiên về biểu hiện suy nghĩ của tâm hồn người viết.

- Đánh giá ý kiến: Ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải là tình cảm, cảm xúc thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên ta thấy ý kiến đó là hoàn toàn đúng.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. So sánh hai đoạn văn sau và cho biết đoạn nào là căn biểu cảm. Vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của những đoạn văn ấy.

- Hai đoạn văn, đoạn 1 không phải là văn biểu cảm, chỉ miêu tả hoa hải đường dưới góc độ sinh học.

- Đoạn 2 có giá trị biểu cảm vì:

+ Nhà văn bộc lộ sự yêu thích của mình đối với hoa hải đường “từ cổng vào, lần nào tôi cũng phải dừng lại ngắm những cây hải đường”, “Tôi đã ngẩn ngơ đứng ngắm”.

+ Nhà văn sử dụng rất nhiều sự liên tưởng so sánh, ẩn dụ, hồi ức... miêu tả sự lộng lẫy, kiều diễm của hoa để khơi gợi tình cảm yêu hoa ở bạn đọc: “Hàng trăm đóa hoa ở đầu cành phơi phới như một loài chào hạnh phúc”. “Màu đỏ thắm rất quý, hân hoan say đắm”. “Những cánh hoa khum khum như muốn phong lại nụ cười má lúm đồng tiền”.

+ Tác giả vừa sử dụng biểu cảm trực tiếp, vừa sử dụng biểu cảm gián tiếp (thông qua sự tự sự, miêu tả).

+ Văn bản này được viết theo thể loại tùy bút, thể loại đặc trưng của văn biểu cảm.

Câu 2. Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về kinh”.

Nội dung biểu cảm của bài thơ không được thể hiện một cách trực tiếp mà ẩn kín vào bên trong câu chữ. Qua nội dung biểu ý của bài thơ ta có thể cảm nhận nội dung biểu cảm sau:

- Ở bài “Nam quốc sơn hà”:

+ Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước.

+ Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc.

- Ở bài “Phò giá về kinh”:

+ Cảm hứng tự hào, kiêu hãnh trước những chiến công của dân tộc.

+ Niềm tin và niềm yêu thương lo lắng cho đất nước.

Câu 3. Kể tên một số văn bản biểu cảm hay mà em biết.

- Các em có thể ghi tên những văn bản mà mình đã đọc ngoài chương trình, hoặc trong chương trình.

- Những văn bản biểu cảm hay mà các em đã được học: “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” của Xi-át-tơn, “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê-ren-bua. “Mẹ tôi” của A-mi-xi, những câu hát về tình cảm gia đình, về tình yêu quê hương, đất nước, con người...

Câu 4. Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm.

“Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: Yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu, hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”. “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”.

(Lòng yêu nước – Ê-ren-bua)

“Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ”.

(Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Xi-át-tơn)

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 5: Từ Hán Việt

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 5: Phò giá về kinh

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 5: Sông núi nước Nam

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm