Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 4: Những câu hát châm biếm

Giải bài tập Ngữ văn bài 4: Những câu hát châm biếm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 4: Những câu hát châm biếm là tài liệu văn lớp 7 được VnDoc sưu tầm giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các bạn tham khảo.

Những câu hát châm biếm

I. Kiến thức cơ bản

Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam.

Qua các hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, biện pháp nói ngược và phóng đại... những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Bài 1 giới thiệu về chú tôi như thế nào? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội?

- Từ “hay” thường có nghĩa chỉ sự giỏi giang, tài năng, những mặt tốt đẹp của con người như: Hát hay, học hay, làm hay. Vậy những cái hay của ông chú trong bài ca dao này có ý nghĩa như vậy không? Đây là lối nói ngược để giễu cợt, mỉa mai, phổ biến trong ca dao châm biếm.

- Chân dung của “chú tôi”

+ Là người nát rượu nghiện ngập “hay tửu hay tăm”.

+ Là người thích hưởng thụ ăn chơi“hay chè đặc, hay ngủ trưa”.

+ Là người lười biếng lao động

– “ước ngày mưa, ước đêm thừa”.

- Đây là một người chú đầy những thói hư tật xấu, nhìn vào chân dung này ai cũng lắc đầu ngán ngẩm.

+ Với lối nói ngược, nhìn bề ngoài thì tưởng như khen nhưng thực ra là mỉa mai, giễu cợt.

- Ý nghĩa hai dòng đầu

+ Cô yếm đào – là biểu tượng cho sự trẻ trung, xinh đẹp.

+ Lặn lội bờ ao – cần cù chăm chỉ.

Hình ảnh cô gái hoàn toàn trái ngược với chú tôi – khác biệt một trời một vực. Ông chú lười biếng, nát rượu như thế mà lại định mai mối cho cô yếm đào đẹp người, đẹp nết đến vậy => Nhằm tạo nghịch cảnh gây cười.

- Đối tượng châm biếm

Đó là những kẻ lười biếng lao động, nhưng lại thích ăn chơi rượu chè mà xã hội nào, thời đại nào cũng có..

Câu 2. Bài 2 nhại lời của ai nói với ai? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói? Bài ca này phê phán hiện tượng nào trong xã hội? Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự.

- Lời người nói: Bài ca dao này nhại lời của người thầy bói nói với một cô gái (số cô chẳng giàu) đi xem bói.

- Nhận xét về lời thầy bói:

+ Mong muốn của người đi xem bói là muốn biết những gì sẽ đến với mình trong tương lai thế nhưng lời thầy bói ở đây toàn là những điều hiển nhiên, ai cũng thừa sức biết: Có mẹ, có cha, mẹ đàn bà, cha đàn ông.

+ Hai nữa là toàn là những lời nói nước đôi như: Chẳng giàu thì nghèo; chẳng gái thì trai...

- Ý nghĩa phê phán:

+ Phê phán những thầy bói chuyên lừa lọc người khác để kiếm tiền, trục lợi.

+ Cảnh tỉnh những người mê tín dị đoan, thiếu hiểu biết, nhẹ dạ, cả tin, mất tiền cho kẻ khác một cách vô ích.

- Những bài ca dao có nội dung tương tự:

Đom đóm thấy ngỡ là mang

Thầy bỏ thây chạy

Rơi khăn rơi đãy

Rơi cả cục xôi

Thấy ngôi thấy réo

Ma bắt thầy đi.

(Có thể đọc thêm ở trang 53 SGK)

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao trong văn bản. Cả 4 ý kiến nêu dưới đây đều đúng:

Hướng dẫn:

- Cả bốn bài đều có hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng.

- Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại.

- Cả bốn bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.

- Nghệ thuật tả thực có trong cả 4 bài

Câu 2: Những câu hát châm biếm trên có đặc điểm gì giống với truyện cười dân gian.

- Giống về nội dung: Tập trung phê phán chế giễu các thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.

- Giống về mặt hình thức: Dùng phương pháp nói ngược hay cường điệu phóng đại.

* Ca dao châm biếm và truyện cười dân gian có những nét gần gũi với nhau.

IV. Tư liệu tham khảo

Những câu ca dao trên đây rất kín đáo. Tác giả không đả động gì đến mình là người lao động và cũng không hề nói đến giá trị của lao động mà người nông dân đã biết rõ, nhưng chúng ta đều thấy anh nông dân ướm hỏi cô yếm đào, chủ yếu là vì mình mà ướm hỏi.

(Theo Vũ Ngọc Phan, Ca dao, dân ca – đẹp và hay, Sđd)

Ba năm được một chuyến sai,

Áo ngắn đi mượn, quần dài đi thuê.

Sự đối lập về số lượng ở đây có tính chất gây cười. Té ra cậu cai nhàn thật! Cơ hội ba năm mới có một lần ấy, với một người “quyền lực” và “giàu sang” thế mà cả áo ngắn lẫn quần dài đều... không có! Pha một chút phóng đại, chân dung cậu cai được đưa ra một cách châm chọc, mỉa mai, thể hiện thái độ khinh ghét và thương hại của nhân dân.

Bằng những nét phác họa điểm xuyết, bài ca làm nổi bật chân dung và bản chất của cậu cai – người giữ chức thấp nhất trong quân đội thời phong kiến.

(Theo Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) Tư liệu Ngữ văn 7)

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 4: Những câu hát than thân

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 4: Đại từ

Đánh giá bài viết
1 255
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm