Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 3: Quá trình tạo lập văn bản

Giải bài tập Ngữ văn bài 3: Quá trình tạo lập văn bản

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 3: Quá trình tạo lập văn bản là tài liệu văn lớp 7 được VnDoc sưu tầm giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các bạn tham khảo.

Quá trình tạo lập văn bản

I. Kiến thức cơ bản

Để tạo lập một văn bản, người tạo lập cần phải lần lượt thực hiện các bước:

1. Mục đích tạo lập văn bản: Viết cho ai? Viết cái gì? Và viết như thế nào?

2. Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng trên.

3. Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng và liên kết chặt chẽ với nhau.

4. Kiểm tra lại căn bản vừa tạo lập có đạt yêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không?

II. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Học sinh tự trả lời các phần của câu hỏi.

Câu 2. Có một bạn khi báo cáo kinh nghiệm học tập trong Hội nghị học tốt của trường chỉ toàn kể việc đã học tập như thế nào, đã đạt thành tích gì hay học tập và luôn hướng về thầy cô, cưng em (con). Em hãy nhận xét.

a) Nếu bạn chỉ báo cáo thành tích học tập không thôi thì chưa đủ, mà phải từ thực tế học tập của bạn rút ra những kinh nghiệm để giúp bạn khác.

b) Bạn luôn hướng về thầy cô xưng con (em) là chưa xác định đúng đối tượng giao tiếp. Mục đích của bạn báo cáo là viết cho các bạn học sinh chứ không phải cho thầy cô, cho nên phải hướng về các bạn học sinh, xưng tội với các bạn mới hợp lí.

Câu 3. Trong buổi thảo luận tổ, nhiều bạn đồng ý rằng: Muốn tạo lập một văn bản phải soạn thảo bố cục dưới dạng dàn bài, dàn bài phải viết như thế nào?

a) Muốn tạo lập văn bản tất nhiên không thể không làm dàn bài, có viết dàn bài thì hệ thống ý mới đầy đủ và tránh được sự trùng lặp. Dàn bài có đầy đủ chi tiết thì việc tạo lập văn bản càng đạt hiệu quả.

b) Dàn bài không nhất thiết phải viết thành những câu trọn vẹn, thường là những câu mệnh đề, khuyết thành phần, và những câu đó không nhất thiết phải liên kết với nhau như ở trong văn bản hoàn chỉnh.

c) Dàn bài thường chứa đựng nhiều mục lớn và mục nhỏ. Mục lớn thường là một phần lớn của văn bản, thường được kí hiệu bằng các chữ số La Mã: I, II, III... hoặc bằng hệ thống chữ cái viết hoa A, B, C, D... Các mục nhỏ là một khía cạnh của ý lớn, thường được kí hiệu bằng các chữ số và các chữ cái viết thường.

Các mục lớn, mục nhỏ cũng cần phải có kí hiệu một cách thống nhất. Ví dụ:

d) Biết được các mục rồi vẫn chưa đủ, người lập văn bản cần phải biết sắp xếp các mục, các ý đấy theo một trật tự hợp lí, lôgíc, ý nào trước, ý nào sau để văn bản chặt chẽ tạo nên sự hấp dẫn, hứng thú cho người tiếp nhận.

Câu 4. Em hãy thay mặt En-ri-cô viết thư cho bố, nói lên nỗi ân hận vì đã trót buông lời thiếu lễ độ đối với mẹ kính yêu.

a) Định hướng văn bản:

- Văn bản viết cho bố.

- Viết để nói về sự ân hận của mình

- Viết để xin bố tha lỗi

b) Tìm ý, sắp xếp ý:

- Cảm xúc khi đọc thư bố

- Sự ân hận về lỗi lầm của mình

- Hành động cụ thể để sửa chữa lỗi lầm

c) Sau đó diễn đạt các ý thành đoạn văn có sự liên kết. Sau khi viết xong, đọc và kiểm tra lại. Các em có thể viết nhiều cách, sau đây là một cách gợi ý:

Bố kính yêu của con!

Thưa bố, con đã vô cùng xúc động khi đọc thư của bố. Con đã đọc đi đọc lại bức thư đó hàng chục lần, và giờ đây nó đang ở trong túi ngực áo chỗ gần trái tim con.

Đọc thư bố con nhận ra sự hi sinh vô cùng lớn lao của mẹ dành cho con mà đến bây giờ con mới biết. Con thật xấu hổ vì hành động mà mình đã gây ra. Nếu không có sự phân tích thấu đáo và nghiêm khắc của bố thì con đã không thấy hết sự nghiêm trọng của lỗi lầm. Bố ơi! Con thật bất hiếu có phải không bố? Con đang được sống trong tình thương yêu và sự chăm sóc hết mực của bố mẹ, thế mà con lại không biết trân trọng, giữ gìn. Con lại có những hành động ngu ngốc để bố và mẹ phải phiền lòng vì con.

Trưa nay lúc mẹ đi làm về con thấy lưng mẹ ướt đẫm mồ hôi, khuôn mặt tái nhợt vì mệt mỏi, con lại càng ân hận và thấy thương mẹ vô cùng. Sau bữa cơm chiều nay, con sẽ đến bên mẹ, xin mẹ tha thứ. Lúc đó, con muốn bố có mặt để chứng kiến có được không bố?

Bố ơi! Con xin lỗi bố! Mong bố tha thứ cho con. Từ nay mỗi khi con vi phạm khuyết điểm, bố lại giúp con như thế này bố nhé! Và còn một điều này nữa, bố hãy cho phép con hôn bố mỗi tối trước khi đi ngủ, được không bố? Con yêu bố, con yêu mẹ nhiều, nhiều lắm! [...]

En-ri-cô

Viết bài làm văn số 1 - Văn tự sự và miêu tả

I. Đề văn tham khảo

Đề 1. Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú hoặc cảm động mà em đã gặp ở trường.

Đề 2. Kể lại nội dung bài thơ “Lượm”, hoặc “Đêm nay Bác không ngủ” theo những ngôi khác nhau.

Đề 3. Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè.

Đề 4. Miêu tả chân dung người bạn của em.

II. Một số bài tham khảo

Đề 1. Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong bài thơ có tính chất tự sự “Lượm” của Tố Hữu theo ngôi thứ nhất.

Bài làm Tôi còn nhớ rất rõ, đó là những ngày Huế đổ máu vô cùng căng thẳng, lúc ta bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược năm 1947. Tôi vừa công tác ở Hà Nội về đến đường Hàng Bè gần đồn Mang Cá thì gặp Lượm, chú bé làm liên lạc. Đấy là lần đầu tiên tôi được gặp Lượm, mặc dù nghe tên chú đã lâu.

Cuộc gặp gỡ cho tôi thú vị và ngỡ ngàng. Biết nhiều qua những việc làm và hành động dũng cảm của chú bé mà người ta vẫn đồn đại và thán phục, tôi cứ nghĩ phải là một người trưởng thành và to cao lắm. Ai ngờ đó chỉ là một cậu bé khoảng chừng mười tuổi, thân hình bé nhỏ, thậm chí quá bé nhỏ so với lứa tuổi, bên vai đeo một túi xắc đưa tài liệu chú vẫn gọi đùa là vật bất li thân. Chiếc mũ ca lô đội lệch ở trên đầu làm cho khuôn mặt chú càng trở nên ngộ nghĩnh đáng yêu. Vừa đi vừa huýt sáo, thấy bóng tôi chú reo lên: A! Cháu chào chú, “chào người đằng mình”. Hai chú cháu vừa đi vừa nói chuyện. Tôi hỏi:

- Cháu đi liên lạc thế này có vất vả không?

- Không đâu chú ạ! Đi làm liên lạc thế này vui lắm, được đi nhiều nơi, được gặp nhiều chú bộ đội cháu thấy thích hơn ở nhà rất nhiều.

Tôi phải vào đồn Mang Cá để bàn bạc kế hoạch cho ngày mai. Chú chào tôi tiếp tục đi xuống Tên Nộm để đưa thư mật. Đến ngã ba Rè chú đứng nghiêm giơ tay lên mũ “xin chào đồng chí” một câu trang nghiêm. Tôi đứng nhìn theo chú bé với những bước chân thoăn thoắt như con chim chích đang nhảy trên đường làng cho đến khi bóng Lượm nhỏ dần rồi mất hút.

Cuộc kháng chiến ngày càng căng thẳng ác liệt, công việc khẩn trương gấp gáp, tôi phải liên tục đi công tác từ khu này qua khu khác. Lượm cũng vậy suốt ngày như con thoi, khi lên cứ, lúc xuống thành, chú cháu tôi ít có dịp gặp nhau, cho đến một hôm tôi nhận được tin dữ: Lượm đã hi sinh. Người đưa tin là người ở cùng đồn Mang Cá với Lượm, anh kể cho tôi nghe về trường hợp hi sinh của chú bé.

Hôm đó cũng như bao hôm khác, Lượm nhận được lệnh chuyển bức thư thượng khẩn ra mặt trận. Thấy bóng Lượm quân giặc nổ súng

xối xả chú ngồi xuống lại vụt lên ngay, đạn bay vèo vèo trên mũ, nhưng Lượm không hề sợ hãi tiếp tục băng tới, không thấy bóng người chỉ thấy chiếc mũ ca lô nhấp nhô, nhấp nhô. Đạn quân thù vẫn bắn theo rát bỏng, Lượm lần lượt vượt qua các phòng tuyến thứ nhất, thứ hai rồi thứ ba... đến mặt trận thứ ba, Lượm vừa rút bức thư thượng khẩn ra để trao cho người chỉ huy, thì một viên đạn của kẻ thù từ phía sau đã bắn trúng người em. Ánh chớp đỏ lòe chú bé ngã xuống, một dòng máu đỏ phun trào. Cả cánh đồng im lặng...

Bao nhiêu niềm tiếc thương, bao nhiêu người đã khóc... Trong tôi hình ảnh, vẻ mặt chú bé có dáng người nhỏ nhắn, khoác chiếc xắc xinh xinh, chiếc ca lô đội lệch, vừa đi vừa nhảy chân sáo thoăn thoắt cứ đọng mãi trong tâm trí không thể phai mờ.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 3: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 3: Từ láy

Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm