Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 2: Mạch lạc trong văn bản

Giải bài tập Ngữ văn bài 2: Mạch lạc trong văn bản

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 2: Mạch lạc trong văn bản là tài liệu văn lớp 7 được VnDoc sưu tầm giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các bạn tham khảo.

Mạch lạc trong văn bản

I. Kiến thức cơ bản

- Văn bản cần phải mạch lạc,

- Một văn bản cần có tính mạch lạc là văn bản:

+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.

+ Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được nối tiếp theo một trình tự rõ ràng, hợp lí trước sau hô ứng với nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

Tìm hiểu sự mạch lạc của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê".

Trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, các đoạn văn được nối với nhau bằng nhiều mối quan hệ:

- Đoạn kể về quá khứ với đoạn kể về hiện tại liên hệ tâm lí

- Đoạn kể về việc ở nhà với đoạn kể về việc ở trường + liên hệ không gian

- Đoạn kể chuyện hôm qua với đoạn kể về chuyện sáng nay » liên hệ thời gian

- Đoạn kể về tâm trạng của hai anh em với đoạn kể về cảnh vật bên ngoài » liên hệ tương phản

- Cảnh chia đồ chơi với cảnh chia tay của hai anh em + liên hệ tương đồng

=> Những mối liên hệ giữa đoạn là tự nhiên hợp lí.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Hãy tìm hiểu tính mạch lạc của văn bản: “Mẹ tôi” và “Lão nông và các con”, “Giữa ngày mùa”.

a) Văn bản “Mẹ tôi” của A-mi-xi

- Đầu tiên là lời giới thiệu của nhân vật “tôi” nói rõ lí do vì sao bố viết thư cho mình.

- Phần tiếp theo là nội dung của bức thư, gồm có phần sau:

+ Nỗi buồn của bố trước thái độ hỗn láo của En-ri-cô đối với mẹ.

+ Người bố gợi lại những ngày tháng mẹ lo lắng, chăm sóc cho En-ri-cô.

+ Nói về sự hi sinh và vai trò to lớn của người mẹ.

+ Bố giả định ngày mẹ mất và sự vô ích của nỗi hối hận muộn màng.

+ Thái độ nghiêm khắc của bố yêu cầu En-ri-cô phải xin lỗi mẹ và sửa chữa lỗi lầm.

- Tất cả các phần, các đoạn trong văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề đó là: Lòng yêu thương của người mẹ đối với con cái.

Các đoạn liên kết chặt chẽ, mạch lạc.

b) Văn bản “Lão nông và các con”

- 2 câu đầu: Giá trị của lao động

– Mở bài

- 14 câu tiếp theo: Hành trình lao động

– Thân bài

- 4 câu còn lại: Kho vàng đây là sức lao động của con người

– Kết bài

Ba phần của văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề: “Lao động là vàng”. Văn bản có tính mạch lạc.

c) Văn bản “Giữa ngày mùa”

- Câu đầu giới thiệu bao quát sắc vàng, giữa thời gian “mùa đông”, và trong không gian “làng quê”.

- 12 câu tiếp theo những biểu hiện phong phú của sắc vàng: Màu trời vàng, lúa vàng, quả chín vàng, lá vàng, rơm vàng, mái nhà vàng, con gà con chó “cũng vàng mượt”, một “dòng chảy của sắc vàng” bao trùm lên cảnh vật.

- Hai câu cuối nhận xét và cảm xúc về sắc vàng đó.

=> Cả ba phần của văn bản tập trung thể hiện chủ đề: “Sắc vàng trù phú, đầm ấm của làng quê”. Trình tự ba phần thống nhất, ý chủ đạo rõ ràng, mạch lạc.

Câu 2. Trong “Cuộc chia tay của những con búp bê”, tác giả không thuật lại tỉ mỉ nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của hai người lớn. Theo em, như vậy có làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc không? Không làm cho tác phẩm thiếu mạch lạc vì:

- Ý chủ đạo của tác phẩm là cuộc chia tay của hai anh em và những con búp bê.

- Thêm vào nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của người lớn mạch truyện sẽ bị phân tán.

- Dựa vào chuyện của người lớn sẽ không phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 7, dễ gây phản tác dụng.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 2: Cuộc chia tay của những con búp bê

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 2: Bố cục trong văn bản

Đánh giá bài viết
15 3.935
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm