Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 2: Bố cục trong văn bản
Giải bài tập Ngữ văn bài 2: Bố cục trong văn bản
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 2: Bố cục trong văn bản là tài liệu văn lớp 7 được VnDoc sưu tầm giúp các bạn học sinh hoàn thành tốt bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các bạn tham khảo.
Bố cục trong văn bản
I. Kiến thức cơ bản
- Văn bản không thể được viết một cách tùy tiện mà phải có bố cục rõ ràng. Bố cục là sự bố trí sắp xếp các phần, các đoạn theo một mạch trình tự, một hệ thống rành mạch hợp lí.
- Các điều kiện để bố cục rành mạch hợp lí:
+ Nội dung các phần các đoạn trong văn bản phải thống nhất chặt chẽ với nhau, đồng thời giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
+ Trình tự sắp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
+ Văn bản thường được xây dựng theo một bố cục gồm ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
1. Phân tích ví dụ.
- Hai câu chuyện kể trong sách giáo khoa chưa có bố cục.
- Sự bất hợp lí:
+ Văn bản một: Bất hợp lí ở đoạn cuối, người đọc không hiểu được vì sao ếch lại bị con trâu dẫm bẹp, rồi từ con ếch bị giẫm bẹp con trâu lại trở thành bạn của nhà nông
+ Văn bản hai: Bố cục không tạo được tính bất ngờ đánh mất đi yếu tố gây cười của câu chuyện.
=> Như vậy muốn cho văn bản đạt hiệu quả cao thì bố cục phải rành mạch và hợp lí.
2. Các phần của bố cục
Gồm có ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Mở bài: giới thiệu chung về cảnh vật hay sự vật, sự việc.
- Thân bài: Miêu tả chi tiết cảnh vật hay kể lại chi tiết diễn biến của sự việc theo một trình tự nhất định, phần này gồm có nhiều đoạn, mỗi đoạn là một khía cạnh của nội dung.
- Kết bài:
+ Ý nghĩa của sự vật, sự việc.
+ Nêu lên cảm tưởng và suy nghĩ bản thân.
III. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Tìm ví dụ thực tế để chứng minh về việc sắp xếp ý rành mạch, đạt hiệu quả cao và ngược lại. .
Ví dụ: Phần cuối của văn bản “Cuộc chia tay của những con búp ba”. Có 4 đoạn bắt đầu từ “qua màn nước mắt... đi mất hút”. Ta đảo lộn thứ tự thành 4 – 2 – 3 – 1 văn bản sẽ trở nên tối nghĩa, người đọc sẽ không hiểu được Thủy làm điều gì?
- Đơn xin phép nghỉ học mà phần giới thiệu tên tuổi của học sinh lại để ở phần cuối thì không hợp lí.
Câu 2. Hãy ghi lại bố cục của truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Bố cục ấy, theo em, đã rành mạch hợp lí chưa? Có thể kể lại câu chuyện ấy theo một bố cục khác được không?
a) Bố cục truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” có những phần sau đây:
- Tâm trạng anh em Thành, Thủy mới thức dậy vào buổi sáng.
- Cảnh hai anh em chia đồ chơi.
- Cảnh Thành dẫn Thủy đến trường chia tay cô giáo và các bạn.
- Cảnh hai anh em chia tay nhau.
b) Bố cục như vậy là hợp lí.
c) Tất nhiên chúng ta vẫn có thể thay đổi bố cục nhưng chắc chắn không đạt được hiệu quả về cảm xúc và về thẩm mĩ như bố cục mà tác giả đã lựa chọn.
Câu 3. Nhận xét về bố cục báo cáo kinh nghiệm học tập của một học sinh.
- Bố cục của bạn như vậy là chưa hợp lí.
- Vì có những phần còn thiếu và những phần thừa. Thiếu:
• Ở phần mở bài: Giới thiệu họ tên học sinh, lớp, trường giới hạn đề tài báo cáo • Ở phần kết bài: Nên có phần tóm tắt và nêu ý định sắp tới
Thừa:
• Ở phần thân bài mục 4: Hoạt động văn nghệ không thuộc lĩnh vực học tập.
- Chúng ta có thể sửa lại như sau:
+ Mở bài:
- Lời chào mừng
- Giới thiệu họ tên, lớp
- Tên và giới hạn báo cáo của kinh nghiệm
+ Thân bài:
- Nêu rõ bản thân đã học tập như thế nào trên lớp
- Bản thân đã học tập thế nào ở nhà
- Bản thân đã học tập như thế nào trong cuộc sống
+ Kết bài:
- Tóm tắt lại những điều vừa trình bày
- Nêu dự định sắp tới
- Chúc đại hội thành công
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 2: Cuộc chia tay của những con búp bê