Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 1: Mẹ tôi

Giải bài tập Ngữ văn bài 1: Mẹ tôi

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 1: Mẹ tôi được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 1 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Mẹ tôi

Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

I. Kiến thức cơ bản

- Về tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846 – 1908), nhà văn I-ta-lia tác giả của cuốn sách: “Cuộc đời của các chiến binh” (1868) “Những tấm lòng cao cả” (1886) “Cuốn truyện của người thây”...

- Về tác phẩm: Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó (A-mi-xi).

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”.

- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.

- Có ý kiến cho rằng có thể thay thế bằng nhan đề khác như: “Hối hận”, “Một lỗi lầm”. Hai nhan đề này cũng phản ảnh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.

Câu 2. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy?

- Thái độ của người bố đối với En-ri-cô là thái độ buồn bã, tức giận, kiên quyết và rất nghiêm khắc.

- Điều đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh, lời lẽ trong bức thư:

+ “Nhớ lại điều ấy, bố không nén được cơn tức giận đối với con”

+ Thái độ tức giận.

+ “Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư”? > Buồn bã, thất vọng.

+ “Trong một thời gian con đừng hôn bố”, “Thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ” – Thái độ nghiêm khắc.

+ “Việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa”. “Con phải xin lỗi mẹ.” – Thái độ kiên quyết.

- Lí do để người bố có thái độ như vậy là vì: “Bố để ý sáng nay lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ” và điều đó:

+ “Giống như một nhát dao đâm vào tim bố.”

+ Là một sự xấu hổ, nhục nhã, dấu vết của sự vong ơn bội nghĩa.

Câu 3. Trong truyện có những hình ảnh những chi tiết nào nói về người mẹ của En-ri-cô qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?

- Những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ của En-ri-cô:

+ “Mẹ đã thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con.”

+ “Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.”

+ “Người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.”

- Qua đó giúp ta hiểu rằng mẹ của En-ri-cô là người có tình thương con vô cùng mãnh liệt, hết lòng vì con, hi sinh tất cả vì con. Đó là hình ảnh về một người mẹ thiêng liêng, biểu tượng đẹp của tình mẫu tử.

Câu 4. Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố?

- Lí do En-ri-cô xúc động khi đọc thư bố là:

- Vì bố đã nhắc lại những kỉ niệm thiêng liêng giữa mẹ và En-ri-cô.

- Thái độ nghiêm khắc, kiên quyết của bố.

- Những lời nói chân tình, sâu sắc, xúc động của bố.

- Vì bố rất yêu En-ri-cô.

- Và còn bởi En-ri-cô là một cậu bé biết hối lỗi, thấy xấu hổ trước sự sai phạm của mình.

Câu 5. Theo em tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri cô mà lại viết thư? Lí do để bố En-ri-cô chọn hình thức viết thư:

- Giữ được sự kín đáo, tế nhị không làm người mắc lỗi cảm thấy xấu hổ trước mặt những người khác như quát mắng hay bị đánh.

- Hình thức viết thư làm cho En-ri-cô nhận thức sâu sắc hơn, có thời gian để suy nghĩ và đọc đi đọc lại nhiều lần.

- Viết thư tình cảm của người bố được thể hiện dễ dàng hơn, sâu sắc hơn.

=> Tóm lại, dưới hình thức viết thư đó là cách góp ý vừa tế nhị kín đáo, lại vừa hiệu quả.

Câu 6. Sưu tầm một số bài thơ, đoạn thơ viết về người mẹ.

Mẹ

... Mẹ ngồi vá áo trước sân

Vá bao mong ước tay sần mũi kim

Bát canh đắng lá chân chim

Lẫn vài con tép mẹ tìm dành con.

Nguyễn Ngọc Oánh

Kí ức của mẹ

Mẹ đã chờ xanh lại thời gian

Mẹ ngỡ con còn chơi trốn tìm đâu đó

Những đứa con mang hình hài nỗi nhớ

Ký ức mẹ là lòng biển hóa san hô.

Nguyễn Khắc Thạch

Câu 7. Nếu được gặp En-ri-cô, em sẽ tâm sự với bạn điều gì?

Em có thấy rằng En-ri-cô có người mẹ và người bố thật tuyệt vời không? Nếu đồng ý em hãy nói với bạn điều đó.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 1: Liên kết trong văn bản

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 1 Từ ghép

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 1: Cổng trường mở ra

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm