Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra của Trần Nhân Tông

Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra

Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra của Trần Nhân Tông được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ thiên trường trông ra của Trần Nhân Tông

Bài tham khảo 1

Câu 1:

Thể loại của bài thơ giống bài "Nam quốc sơn hà" của Lí Thường Kiệt.

- Thể loại bài thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

- Số dòng: 4 dòng.

- Số tiếng: 7 tiếng ở mỗi dòng thơ.

- Hiệp vần: 1 – 2 – 4: Yên – biên – điền.

Câu 2:

Cụm từ bán vô bán hữu (nửa như có nửa như không) có nghĩa là phong cảnh mờ ảo; vừa như có lại như không; vừa thực lại vừa hư. Quang cảnh gợi lên ở đây là làng xóm đang mờ trong sương khói. Cảnh có nét thực nhưng lại có nét ảo. Chính điều này tạo nên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo của câu thơ.

Câu 3:

Trong bài thơ, cảnh được miêu tả vào lúc chiều tà (lúc hoàng hôn). Trong khung cảnh có thể nghe thấy tiếng sáo của trẻ chăn trâu đang dẫn những chú trâu no mẫm về nhà, có những cánh cò trắng đang từ từ đáp xuống cánh đồng phía trước, ở phía xa kia, các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.

Câu 4:

- Cảm nhận về cảnh: Cảnh giản đơn đạm bạc, quê mùa mà sức chứa đựng lớn lao kì vĩ. Không núi cao sông rộng, không thời gian nghìn năm mây trắng còn bay. Không gian vạn lí thiên, chỉ một khoảnh khắc chiều tà, một góc xóm nhà dân giữa dăm vạt ruộng nương vậy mà âm vang cả non sông đất nước.

- Tâm trạng của tác giả: Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.

Câu 5:

Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.

Bài tham khảo 2

1. Tác giả.

- Trần Nhân Tông tên thật là Trần Khâm, sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống yêu nước, ông cũng là một ông vua yêu nước, hết lòng vì dân chúng.

- Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông - Nguyên.

- Ông không chỉ là một nhà thơ mà còn là một nhà tư tưởng tài hoa.

2. Tác phẩm.

– Bài thơ được sáng tác khi Trần Nhân Tông về thăm quê cũ ở Thiên Trường.

3. Tìm hiểu tác phẩm.

3.1. Thể thơ của bài buổi chiều đứng ở phủ thiên trường là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật, ở đây giống như các thể thơ trong các tác phẩm thơ đường khác đã được học.

Đặc điểm về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật: Một câu có 7 chữ và có 4 câu thơ chính, trong câu có sự thể hiện chặt chẽ trong cấu trúc tạo thành một nhịp điệu và có ý nghĩa rất lớn đối với quy luật và chất liệu của bài thơ.

3.2. Cụm từ nửa như có nửa như không có nghĩa là: Ở đây thể hiện một cảnh vật mờ nhạt dường như tác giả chưa định hình được là có hoặc không có cảnh vật câu thơ đang nói về những nghi vấn của tác giả về điều đó.

- Bên bóng chiều tà đã thấy xuất hiện những yếu tố kì ảo làm cho câu thơ thêm phần hấp dẫn và nó cũng có giá trị rất lớn trong bài thơ này.

- Mỗi câu thơ được viết ra do tác giả thổi hồn của mình vào đó vì vậy câu thơ có sự hấp dẫn rất lớn và có ý nghĩa sâu sắc.
Quang cảnh ở đây được thể hiện trong câu thơ thứ hai nói về cảnh tượng vào buổi chiều cảu phủ thiên trường, ở đây là cảnh tượng của vùng quê hương, trầm lặng mà đìu hiu, thiên nhiên mơ mộng huyền ảo làm cho tác giả vẫn có những cảm giác mông lung về câu thơ trong bài thơ này.

3.3. Trong bài thơ cảnh vật được miêu tả vào thời gian là vào buổi chiều tà, gồm có những chi tiết về ánh sáng như mờ mờ, khói phủ, trong tiếng sáo mục dẫn trâu về, từng tiếng cò trắng hạ cánh trên đồng… hàng loạt những chi tiết thể hiện đó là vào buổi chiều khi đó tác giả không nhìn rõ được cảnh tượng của nó.

3.4. Qua các nội dung được miêu tả trong bài thơ em có cảm nhận gì trước cảnh tượng chiều đứng ở phủ Thiên Trường và tâm trạng của tác giả về cảnh tượng đó:

- Khi nhìn thấy cảnh tượng đó tác giả dường như đang không nguôi đi nỗi nhớ về quê hương, một nỗi nhớ cồn cào tới cháy bỏng, những cảnh tượng thiên nhiên rất gần gũi đó là những đám cò trắng, những đàn trâu trở về..

- Con người cũng thấy xuất hiện ít ở đây nhưng cảnh vật làm cho không gian trở nên yên tĩnh và thanh bình tác giả có cảm giác cảnh vật ở đây đìu hiu và thơ mộng tới lạ thường.

- Mỗi khi tác giả nhìn thấy nó là lòng khuôn nhớ về quê hương nơi đây da diết một nỗi nhớ thương tới cồn ào cháy bỏng, khi con người đang say xưa trong việc nhà vì chiều đã đến thì tâm trạng của tác giả dường như đang rất nhớ thương.
Ở đây con người đã hòa nhập vào thiên nhiên nó tạo nên những nhịp điệu trong tâm hồn của tác giả.

- Tác giả có tấm lòng yêu nước sâu sắc, vừa là ông vua vừa là người con dân đáng quý.

Đánh giá bài viết
3 528
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm