Soạn bài lớp 7: Ôn tập tác phẩm trữ tình
Soạn bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình
Soạn bài lớp 7: Ôn tập tác phẩm trữ tình được VnDoc biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 giúp các em học sinh ôn tập, từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.
Soạn bài lớp 7: Bài làm thơ lục bát
Bài viết số 3 lớp 7 Văn biểu cảm
Phân tích năm câu cuối Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ
I. Luyện tập Câu 1 + 2 + 3 các em có thể ôn tập theo hệ thống sau:
TT | Tên bài thơ | Tác giả | Thể thơ | Nội dung tư tưởng |
1 | Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) | Lý Thường Kiệt | Tuyệt cú Đường luật | Ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch |
2 | Thiên Trường vãn vọng (Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra) | Trần Nhân Tông | Tuyệt cú Đường luật | Cảnh tưởng vùng quê trầm lặng nên thơ – tình yêu quê hương, yêu đời trong sáng |
3 | Tụng giá hoàn kinh (Phò giá về kinh) | Trần Quang Khải | Tuyệt cú Đường luật | Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị dân tộc thời Trần. |
4 | Côn Sơn ca (Bài ca Côn Sơn) | Nguyễn Trãi | Lục bát | Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên |
5 | Sau phút chia li (Trích Chinh phụ ngâm khúc) | Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm | Song thất lục bát | Nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau khi tiễn đưa chồng – khát khao hạnh phúc tố cáo chiến tranh phi nghĩa. |
6 | Bánh trôi nước | Hồ Xuân Xương | Tuyệt cú Đường luật | Vẻ đẹp phẩm chất trong trắng sắt son và nỗi buồn về thân phận của người phụ nữ. |
7 | Qua đèo Ngang | Bà Huyện Thanh Quan | Thất ngôn bát cú Đường luật | Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ thầm lặng giữa núi đèo hoang sơ. |
8 | Bạn đến chơi nhà | Nguyễn Khuyến | Thất ngôn bát cú Đường luật | Ngợi ca tình bạn đậm đà thắm thiết, vượt lên những vật chất đời thường. |
9 | Vọng Lư sơn bộc bố (Xa ngắm thác núi Lư) | Lí Bạch | Tuyệt cú Đường luật | Sự hùng vĩ và huyền ảo của thác nước và tình yêu thiên nhiên đằm thắm, sâu sắc. |
10 | Tình dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) | Lí Bạch | Tuyệt cú Đường luật | Tình yêu quê hương thắm thiết của một con người xa quê. |
11 | Mao ốc vi thu phong sở phá ca (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá) | Hạ Tri Chương | Tuyệt cú Đường luật | Tình yêu quê hương sâu sắc, hóm hỉnh ngậm ngùi của người sống xa quê lâu ngày trở về lại quê. |
12 | Mao ốc vi thu phong sở phá ca (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá) | Đỗ Phủ | Cổ thể | Nỗi khổ của nhà thơ – tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả |
13 | Cảnh khuya | Hồ Chí Minh | Tuyệt cú Đường luật | Tình yêu thiên nhiên, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan. |
14 | Rằm tháng giêng | Hồ Chí Minh | Tuyệt cú Đường luật | Tình cảm với thiên nhiên tâm hồn nhảy cảm, phong thái ung dung lạc quan. |
15 | Tiếng gà trưa | Xuân Quỳnh | Năm chữ | Những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, tình bà cháu và tình quê hương đất nước. |
Câu 4. Những ý kiến chưa chính xác đó là:
a. Đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm.
Thiếu chính xác vì: Ngoài phương thức biểu cảm vẫn còn có phương thức tự sự và miêu tả (ví dụ: “Qua đèo ngang”, “Tiếng gà trưa”)
e. Thơ trữ tình chỉ được dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện tình cảm, cảm xúc.
Chưa chính xác: Ngoài lối nói trực tiếp để biểu hiện cảm xúc trong thơ còn sử dụng lối nói gián tiếp.
i. Thơ trữ tình phải có một cốt truyện hay và hệ thống nhân vật đa dạng.
Thiếu chính xác: Đó là yêu cầu của truyện và thơ tự sự truyện thơ (truyện kiều), chứ không phải của thơ trữ tình.
k. Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ.
Thiếu chính xác: Trong thơ trữ tình yêu cầu này không bắt buộc, tất nhiên nếu có thì càng tốt. Ví dụ “Nam quốc sơn hà” là bài thơ có lập luận chặt chẽ.
Câu 5. Điền vào chỗ trống.
a. Khác với những tác phẩm của cá nhân, ca dao trữ tình (trước đây là những bài thơ, câu thơ có tính chất tập thể và truyền miệng)
b. Thể thơ được ca dao trữ tình sử dụng nhiều nhất là lục bát.
c. Một số thủ pháp nghệ thuật thường gặp trong ca dao trữ tình là so sánh, ẩn dụ.
Câu 6.
“Suốt ngày ôm nỗi ưu tư
Đêm lạnh quàng khăn ngủ chăng yên”.
“Bụi một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”.
Em hãy nói rõ hội dung trữ tình và hình thức thể hiện của những câu thơ đó:
- Nội dung: Hai câu thơ có nội dung trữ tình giống nhau, đó là niềm ưu tư canh cánh của nhà thơ và tấm lòng lo dân lo nước.
- Hình thức:
+ Giống nhau về thể thơ, phương thức biểu hiện: Kể, tả.
+ Khác: Hình ảnh biểu hiện một bên là hình ảnh so sánh với nước triều dâng cuồn cuộn và một bên là hình ảnh con người thao thức thức trằn trọc trong đêm lạnh.
Câu 7. Cả hai bài thơ đều thể hiện tình quê hương sâu đậm nhưng hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau:
Tác phẩm | Tình huống thể hiện | Cách thể hiện |
Tĩnh dạ tứ | Người ở xa quê vọng nhớ về quê trong một đêm trăng. | Dùng ánh trăng để thể hiện tình cảm nhớ quê thao thức nhìn văn và nhìn trăng càng khiến tác giả nhớ quê. Giọng điệu trữ tình và sâu lắng. |
Hồi hương ngẫu thư | Bị coi là khác ngay nơi chôn rau cắt rốn nhau sau khi gần cả đời người cách xa mới trở về. | Miêu tả cái đổi và cái không đổi để thể hiện tấm lòng tha thiết với quê hương. Giọng điệu vừa hóm hỉnh vừa ngậm ngùi. |
Câu 8. Lập bảng so sánh
Tác phẩm | Cảnh vật được miêu tả | Tình cảm được thể hiện |
Giống nhau: Đều có những nét tương đồng về cảnh: Đêm trăng, sông nước, con thuyền. | Giống nhau: Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. | |
Phong Kiều dạ bạc (Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều) | Khác nhau: Trăng tàn xế bóng, sương sa đầy trời, tiếng quạ kêu, tiếng chuông chùa xa vọng lại càng làm tăng vẻ tĩnh mịch và buồn vắng hiu hắt của cảnh, con thuyền nằm im bên lùm cây. | Khác nhau: Con người nằm ngủ, vương vấn nỗi buồn xa lánh bụi trần tìm về nơi tĩnh lặng = > nỗi buồn cô đơn. |
Rằm tháng giêng | Trăng tròn sáng vằng vặc, cảnh vật bao la bát ngát tràn ngập ánh trăng, tràn đầy sức sống dào dạt. Con thuyền vận động từ chỗ “thâm xứ” đến nơi bát ngát đầy trăng. | Con người mở rộng tâm hồn đón nhận vẻ đẹp của đêm rằm – con người lo cho vận nước = > sự ung dung lạc quan, tràn đầy niềm tin phơi phới. |
Câu 9. Những câu đúng.
a. Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.
b. Tùy bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.
c. Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình = > Đây cũng là ba đặc điểm cơ bản của thể loại tùy bút.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Dưới đây là bài soạn Ôn tập tác phẩm trữ tình bản rút gọn nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 7: Ôn tập tác phẩm trữ tình
Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới